Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Xét nghiệm AFP cho biết gì về tình trạng thai nhi? Từ A đến Z thông tin cần thiết liên quan đến xét nghiệm AFP

Ung thư gan là một trong 5 loại ung thư chiếm số bệnh nhân nhiều nhất hiện nay. Để hổ trợ tầm soát và chẩn đoán ung thư gan nguyên phát, hoặc xơ gan, người ta vẫn thường xét nghiệm AFP. Mặt khác, AFP cũng là bài test sức khỏe quan trọng đối với thai nhi và mẹ bầu. Vậy xét nghiệm AFP là gì? Cách đọc kết quả AFP như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của MarryBaby.

Xét nghiệm AFP là gì?

Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm AFP được nhiều người lựa chọn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ loại xét nghiệm này còn hữu ích cho cả mẹ bầu. Để giải thích cặn kỹ xét nghiệm AFP là gì, bạn nên biết về nồng độ AFP. 

1. Giải đáp về nồng độ AFP 

AFP là viết tắt của alpha-fetoprotein. Loại protein được tạo ra trong quá trình phát triển của bào thai. Về mặt sinh lý, nồng độ AFP thường cao khi mang thai hoặc sau khi sinh con xong.

Ở người bình thường và không mang thai, nồng độ AFP thấp không vượt quá 10 mg/ml. Do đó, mức AFP trong cơ thể tăng cao có thể do bạn đang mang thai hoặc đang gặp vấn đề về sức khỏe cần được điều trị.

2. Giải đáp thắc mắc: Xét nghiệm AFP là gì? 

xét nghiệm AFP là gì
Xét nghiệm AFP là gì?

Xét nghiệm AFP được hiểu được giản là xét nghiệm đo nồng độ AFP trong cơ thể. Vì nồng độ AFP được cho là có tỉ lệ thuận với kích thước của khối u nên có ý nghĩa lâm sàng để giúp bác sĩ đánh giá các dấu hiệu nghi ngờ của ung thư gan, ung thư buồng trứng, ung thư tinh hoàn,… AFP cũng có giá trị để theo dõi tình trạng bệnh. 

Bác sĩ cũng thường chỉ định phụ nữ mang thai xét nghiệm AFP để phát hiện dị tật ống thần kinh hoặc hội chứng Down thường từ tuần 15 – 16 thông qua đo nồng độ AFP trong máu. Bên cạnh đó nếu kết quả trả về không tốt, bạn cần làm thêm một số xét nghiệm để tìm hiểu xem em bé đang gặp vấn đề gì. AFP còn giúp hổ trợ bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

AFP thường được sử dụng để chẩn đoán hoặc sàng lọc ung thư. Bởi không phải lúc nào nồng độ AFP cao cũng là do bạn bị ung thư. AFP chỉ giúp chẩn đoán ung thư khi được đi kèm với các bài xét nghiệm khác. Vì thế bạn chớ vội lo lắng khi nồng độ AFP của mình cao.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai

Khi nào nên thực hiện xét nghiệm AFP?

Bác sĩ có thể chỉ định bạn xét nghiệm AFP trong trường hợp cần thiết. Cụ thể:

  • Khi mang thai ở tháng thứ 4 (thường làm chung trong bộ triple test, hiện được khuyến cáo làm thường quy)
  • Nghi ngờ bị ung thư gan
  • Bệnh nhân đang điều trị ung thư tinh hoàn, ung thư gan, ung thư buồng trứng,… hoặc nghi ngờ ung thư tái phát
  • Bệnh nhân bị xơ gan, viêm gan. 

Quy trình thực hiện xét nghiệm AFP

quy trình xét nghiệm AFP

Xét nghiệm AFP đơn giản, nhẹ nhàng hơn bạn nghĩ rất nhiều. Xét nghiệm này cũng giống xét nghiệm máu thông thường, mất khoảng 2-3 phút. 

Sau khi lấy mẫu, ở tay sẽ có vết bầm nhỏ nhưng sẽ không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt hàng ngày. Mẫu thu được sẽ được mang đi xét nghiệm. Kết quả nhận được sẽ phụ thuộc vào lịch hẹn riêng của bạn và bác sĩ. 

Hiện nay, bạn có thể xét nghiệm AFP ở các bệnh viện, cơ sở ý tế trên khắp cả nước. Trước khi đi bạn cần tìm hiểu kỹ về quy trình cũng như thủ tục để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Bên cạnh đó, nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn có thể hỏi y tá hoặc bác sĩ để được giải đáp cụ thể.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thai vô sọ là gì? – Phát hiện sớm dị tật thai vô sọ ở thai nhi

Cách đọc kết quả xét nghiệm AFP

Nồng độ ở trẻ em và người trưởng thành là khác nhau. Sự thay đổi bất thường của nồng độ AFP sẽ cho bạn biết cụ thể tình trạng sức khoẻ. 

1. Trường hợp bạn không mang thai 

Đối với người bình thường, cách đọc kết quả xét nghiệm AFP như sau: 

  • Dưới 10 ng/ml: Bình thường, không có vấn đề gì lo ngại. 
  • Dưới  200 ng/ml: Mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể ở giai đoạn đầu của xơ gan, ung thư. 
  • Dưới 500 ng/ml: Nồng độ AFP khá cao trong máu. Bạn cần kiểm tra thêm để xác định chính xác mình có bị ung thư hay không. 
  • Trên 500-1000 ng/ml: Mức cao, thường có liên quan đến bệnh lý hoặc ung thu gan, tinh hoàn, buồng trứng.

Dù kết quả trả về như thế nào, vẫn không loại trừ khả năng bị các bệnh về gan. Bởi vẫn có tỷ lệ âm tính giả, có người bị bệnh ung thư gan nhưng AFP chỉ tăng rất nhẹ. Bạn cần làm thêm một vài xét nghiệm để chắc chắn hơn. 

2. Trường hợp bạn đang mang thai

xét nghiệm AFP đối với phụ nữ mang thai

Những ai đang mang thai đều biết rất rõ về xét nghiệm AFP. Chúng được dùng kết hợp với các xét nghiệm khác để kiểm tra bào thai có bất thường nào không. Cách đọc xét nghiệm AFP như sau:

  • Dưới 30,25 ng/ml hoặc âm tính: chưa phát hiện bất thường liên quan
  • Trên 2,5 lần mức bình thường hoặc dương tính: Có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, hội chứng Down. 

Lưu ý là nồng độ AFP khi mang thai có thể thay đổi bất thường. Đặc biệt khi mang thai đôi, nồng độ AFP có thể tạo ra nhiều hơn. Bên cạnh đó, mẹ bị tiểu đường thai kỳ, tăng cân quá nhiều cũng ảnh hưởng đến kết quả. 

Bác sĩ khi thấy nồng độ AFP không ổn định có thể chỉ định thêm xét nghiệm. Trước hết là siêu âm để biết số bào thai, tuổi thai, khả năng bị dị tật bẩm sinh. Nếu khả năng nghi ngờ cao, bạn có thể phải chọc ốc để lấy lượng nhỏ ối đi xét nghiệm. 

>>> Bạn có thể xem thêm: Siêu âm doppler thai là gì và khi nào nên thực hiện?

Bài viết trên là toàn bộ thông tin về xét nghiệm AFP đang được ứng dụng để kiểm tra ung thư gan, dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Để nhận được kết quả chính xác nhất, bạn cũng cần nắm rõ những yếu tố gây ra âm tính giả. Hơn nữa, nếu nồng độ AFP bất thường bạn có thể làm thêm một vài xét nghiệm liên quan để kết luận chính xác nhất.