Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Xoắn tinh hoàn có thể gây vô sinh, chị em nên biết để giúp anh xã phòng tránh

Xoắn tinh hoàn rất phổ biến ở nam giới. Đây là bệnh liên quan đến đường tiết niệu không chỉ dễ gây vô sinh mà còn đe dọa tính mạng nếu biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, chị em nên tìm hiểu kỹ về căn bệnh này để có cách phòng tránh hoặc giúp anh xã phát hiện và điều trị kịp thời, tránh các rủi ro đáng tiếc như không thể thụ thai.Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là gì?

Tinh hoàn là bộ phận nằm trong bìu dái, được cố định bởi các dây thừng tinh. Dây thừng tinh làm nhiệm vụ lưu thông máu đến tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn xảy ra khi một tinh hoàn xoay làm xoắn dây thừng tinh khiến cho lượng máu đưa đến tinh hoàn bị ngắt quãng, gây đau và sưng đột ngột. Nếu tình trạng này kéo dài, các mô trong tinh hoàn bắt đầu chết, tinh hoàn có thể bị hoại tử và phải cắt bỏ.

Nguyên nhân bị xoắn tinh hoàn

Nam giới có thể bị xoắn tinh hoàn từ các nguyên nhân phổ biến sau:

  • Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có người bị thì nam giới cũng có thể bị di truyền căn bệnh này. 
  • Do chấn thương: Bị va đập từ các hoạt động mạnh như thể dục thể thao, bị ngã, tai nạn cũng có thể là nguyên nhân.
  • Nhiệt độ lạnh đột ngột: Khi dương vật tiếp xúc với môi trường lạnh quá đột ngột cũng có thể gây nên tình trạng này.
  • Dậy thì: Bước vào lứa tuổi dậy thì, do sự phát triển nhanh chóng của tinh hoàn, sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể phần nào là tác nhân gây ra xoắn tinh hoàn.

Triệu chứng xoắn tinh hoàn

Bạn có thể dựa vào các biểu hiện xoắn tinh hoàn này để phát hiện bệnh:

  • Túi bìu bị sưng, đau đột ngột và dữ dội.
  • Một bên tinh hoàn cao hơn bên còn lại.
  • Đau bụng, buồn nôn, ói mửa, có thể kèm theo sốt.
  • Đi tiểu thường xuyên. Nếu xoắn tinh hoàn xảy ra ở trẻ nhỏ, trẻ sẽ thường thức dậy vào nửa đêm hoặc sáng sớm, do đau bìu.
  • Dấu hiệu xoắn tinh hoàn nặng hơn có thể thấy máu lẫn trong tinh dịch.

xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn nguy hiểm như thế nào?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh xoắn tinh hoàn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho nam giới như:

♦ Nhiễm trùng dẫn đến hoại thư: Hoại thư là một bệnh nhiễm trùng có thể đe dọa tình mạng bằng cách lây lan nhanh chóng, ăn mòn và phá hủy khắp cơ thể, dẫn đến tử vong.

♦ Vô sinh: Nếu xoắn cả hai tinh hoàn, nam giới sẽ bị vô sinh.

♦ Mất thẩm mỹ: Nếu một bên tinh hoàn bị tổn thương và phải cắt bỏ sẽ tạo ra dị tật bộ phận sinh dục. Điều này dễ khiến nam giới cảm thấy tự ti khi gần gũi bạn tình.

♦ Teo tinh hoàn: Xoắn tinh hoàn nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến teo tinh hoàn. Tinh hoàn bị thu nhỏ và có thể không sản xuất được tinh trùng.

♦ Tinh hoàn chết: Nếu không được chữa trị kịp thời, nam giới có thể bị chết tinh hoàn vĩnh viễn.

Cách điều trị xoắn tinh hoàn

Nếu bị xoắn tinh hoàn nhẹ, bạn có thể phẫu thuật để tách xoắn tinh hoàn. Trường hợp nặng hơn, bạn có thể phải cắt bỏ tinh hoàn một bên hoặc cả hai. Sau khi phẫu thuật xoắn tinh hoàn, bạn cần chú ý chăm sóc như sau để tránh bị biến chứng và giúp bệnh mau hồi phục.

1. Giảm đau và giảm sưng cho bìu

Sau phẫu thuật điều trị xoắn tinh hoàn, bìu sẽ bị sưng trong 2-4 tuần. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với chườm đá lên bìu từ 2-4 phút mỗi ngày để giảm sưng.

2. Vệ sinh

Vết mổ sau phẫu thuật sẽ bị rỉ dịch trong 1-2 ngày. Bạn nên vệ sinh khu vực này bằng cách dùng nước ấm để rửa sạch, sau đó thấm khô bằng bông y tế.

3. Tránh vận động mạnh

Sau phẫu thuật, bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều để cơ thể hồi phục hoàn toàn. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được hoạt động mạnh như: chạy nhảy, chơi thể thao, quan hệ tình dục, khiêng vác vật nặng, leo cầu thang. không nên chạy bộ khi tinh hoàn bị xoắn

Cách phòng tránh xoắn tinh hoàn

Ngoại trừ nguyên nhân di truyền thì nam giới có thể phòng ngừa bệnh xoắn tinh hoàn bằng cách cách sau:

  • Tập luyện thể dục thể thao đúng cách, không quá sức, tránh các va đập làm tổn thương bộ phận sinh dục.
  • Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn nên hạn chế nằm nghiêng một bên quá lâu hoặc mặc đồ lót quá chật, bó sát gây nguy cơ xoắn tinh hoàn.
  • Không tiếp xúc với môi trường lạnh đột ngột như tắm nước quá lạnh, mở điều hòa nhiệt độ quá thấp.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện bệnh.
  • Ngay khi có triệu chứng xoắn tinh hoàn, bạn cần tới bệnh viện thăm khám ngay.

Một số câu hỏi thường gặp về xoắn tinh hoàn

♦ Xoắn tinh hoàn có tái phát sau khi phẫu thuật hay không?

Phẫu thuật tách xoắn tinh hoàn giúp hạn chế việc tái xoắn, nhưng không loại trừ tuyệt đối khả năng bệnh có thể tái phát trở lại. Vì vậy, bạn cần nắm rõ và tuân thủ các cách phòng tránh xoắn tinh hoàn để hạn chế bệnh tái phát.

♦ Có thể tự điều trị xoắn tinh hoàn tại nhà bằng thuốc được không?

Khi bị xoắn tinh hoàn, bạn không nên tự điều trị ở nhà. Việc tự ý dùng thuốc giảm đau hay các phương pháp khác sẽ làm chậm thời điểm vàng có thể cứu được tinh hoàn. 

[inline_article id=19053]

Xoắn tinh hoàn là căn bệnh gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng nhưng không khó điều trị. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần phát hiện bệnh sớm để điều trị từ giai đoạn xoắn tinh hoàn nhẹ mới có kết quả. Nếu để lâu ngày, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới. Vì vậy, chị em nên chú ý để phòng, tránh hoặc phát hiện điều trị sớm cho anh xã nhé. 

Hanako