Vì sao trẻ dễ bị sâu răng do bú bình?
Sâu răng ở trẻ nhỏ 1- 3 tuổi thường xảy ra ở những trẻ có thói quen bú bình. Vì với nhiều bà mẹ, để cung cấp thêm năng lượng cả ngày cho bé, thường cho bé bú bình với sữa có đường, nước hoa quả… Và đây chính là nguyên nhân khiến trẻ sâu răng. Bởi những loại nước này thường chưa rất nhiều đường, đường lên men thành axit, tấn công vào men răng làm hư hại men răng của trẻ nhỏ, cộng thêm việc vệ sinh răng không kỹ lưỡng lâu dần dẫn đến gây tình trạng đa sâu răng, nhất là các răng cửa sữa ở hàm trên và hàm dưới.
Bên cạnh đó, nhiều bé vẫn có thói quen bú sữa vào ban đêm hay ngậm bình khi ngủ. Trong lúc ngủ, chỉ có một lượng nhỏ nước bọt được tiết ra, do đó các chất lỏng có đường từ trong sữa sẽ đọng lại trên răng. Vi trùng gây sâu răng hiện diện trong miệng sẽ sử dụng các chất đường này làm thức ăn, nhanh chóng phá hoại hàm răng của bé. Và sau nhiều lần như vậy các răng sẽ rất dễ bị sâu.
Tác hại không ngờ khi trẻ bị sâu răng
Răng sữa ở trẻ cũng quan trọng như răng vĩnh viễn, góp phần tạo nên gương mặt khả ái và nụ cười xinh đẹp giúp trẻ tự tin hơn. Răng sữa khỏe mạnh giúp trẻ nói chuyện, ăn nhai, dinh dưỡng tốt hơn, giữ chỗ cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên đúng chỗ, đều và đẹp. Nếu răng sữa bị sâu sẽ dẫn đến nhiều tác hại không ngờ:
– Lớp men răng và ngà răng của răng sữa rất mỏng và yếu. Do đó, sâu răng lâu ngày nếu không được điều trị và dự phòng sớm sẽ làm cho trẻ bị đau nhức và gặp khó khăn trong việc ăn nhai, làm giảm sức khỏe cho quá trình học tập và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bé… Trong trường hợp trầm trọng hơn các răng sâu có thể gây ra nhiễm trùng tủy răng và phải nhổ răng, đôi khi làm ảnh hưởng đến các mầm răng vĩnh viễn bên dưới hay ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, đôi khi có thể gây nhiễm trùng huyết…
– Ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn: Trong giai đoạn này, bé đang sở hữu hàm “răng sữa” – tiền đề quan trọng cho răng vĩnh viễn. Nếu mẹ để răng sữa sâu, các cối răng vĩnh viễn ở dưới răng sữa sẽ không mọc đều, đúng chỗ, lệch hàm cắn, có màu vàng hay nâu.
– Bé khó phát âm hoặc phát âm không chuẩn.
– Gây xấu răng, hôi miệng.
[inline_article id = 5945]
Làm thế nào để phòng ngừa sâu răng cho bé do bú bình?
– Đừng bao giờ để trẻ có thói quen bú bình và ngậm bình sữa những lúc bé đi ngủ, nhất là ban đêm. Nếu bé cần bú bình mới ngủ được thì chỉ cho bé ngậm bình nước lọc và lấy bình ra khi bé đã ngủ.
– Tập cho trẻ uống sữa bằng ly càng sớm càng tốt, thời điểm thích hợp thường là khi bé được 1 tuổi. Khi uống sữa bằng ly, chất đường trong sữa sẽ không đọng lại trên răng, hơn nữa bé không thể đòi mang ly sữa lên giường khi đi ngủ. Nếu có thể, nên cho trẻ thôi bú bình khi được hơn 1 tuổi.
– Chỉ cho bé bú bình vào những bữa ăn chính, không nên tập cho bé có thói quen cầm bình sữa chạy vòng vòng chơi hay vào những lúc đi ngủ.
– Luôn luôn giữ miệng bé sạch sẽ. Sau mỗi lần ăn hay bú sữa cần vệ sinh răng miệng ngay, nên dùng khăn, gòn hay gạc chùi sạch răng cho bé. Cần tập cho bé có thói quen chải răng ngay sau khi mọc các răng sữa đầu tiên.
– Nếu bé cần ngậm núm vú mới ngủ được, nhất là vào ban đêm thì phải bảo đảm núm vú sạch sẽ và không còn dính chất đường.
– Nên đến bác sĩ để bé được khám răng định kỳ sau khi bé được 6 tháng đến 1 tuổi để phát hiện những răng mới bị sâu cũng như những hướng dẫn về cách chăm sóc răng.
[inline_article id = 115293]
>> Xem thêm các thảo luận có cùng chủ đề: