DHEA là gì? Nó giúp ích gì cho quá trình thụ thai của bạn. Hãy tham khảo bài viết này để tìm câu trả lời!
DHEA là gì?
DHEA hay dehydroepiandrosterone là một hormone được tổng hợp một cách tự nhiên trong cơ thể. Chất này được tạo ra trong các tuyến thượng thận và trong não bộ. DHEA tác động đến sự sản xuất estrogen ở phụ nữ.
Sau tuổi 30, nồng độ DHEA trong cơ thể bắt đầu sụt giảm và đưa đến nhiều vấn đề về khả năng sinh sản, bao gồm giảm khoái cảm và giảm chất lượng trứng.
Không chỉ liên quan với những trục trặc về khả năng sinh sản, sự sụt giảm hàm lượng DHEA cũng dẫn đến những vấn đề sức khỏe khác về sau, chẳng hạn suy giảm trí nhớ, trầm cảm, loãng xương và bệnh tim mạch.
Vì sao DHEA có thể giúp bạn mau có thai?
DHEA là gì? Được khám phá vào năm 1934, trong nhiều năm, DHEA được sản sinh bởi tuyến thượng thận, có vai trò điều tiết sự chuyển hóa glucose trong cơ thể. Trong hoạt động sinh sản, hormone này được chuyển hóa thành các androgen, chủ yếu là testosterone có vai trò thiết yếu đối với sự hình thành và phát triển của trứng.
Đặc biệt, đối với những trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm, DHEA được dùng để chữa trị những trường hợp như lão hóa buồng trứng sớm hay dự trữ buồng trứng suy giảm.
Khi trứng khỏe mạnh, cơ hội để trứng phát triển thành phôi thai sau khi thụ tinh và khả năng làm tổ thành công trong tử cung cũng cao hơn. Do đó, DHEA là một hormone cần thiết để thúc đẩy bạn mau có thai.
Bổ sung DHEA có thực sự tác dụng không?
Nếu bạn vẫn đang mong mỏi có con, muốn mình mau có thai và miệt mài lướt internet để tìm kiếm một giải pháp, rất có thể bạn đã đọc về DHEA là gì cũng như tác dụng của viên uống bổ sung DHEA. Người ta vẫn còn tranh cãi xem DHEA là thuốc gì, liệu pháp bổ sung này có thật sự giúp phụ nữ thụ thai không.
Tuy nhiên DHEA thực tế đang được sử dụng để giúp cơ thể sẵn sàng cho quá trình thụ tinh trong ống nghiệm và làm tăng số lượng trứng. Tuy nhiên, trước khi chọn lấy một chai viên uống bổ sung DHEA trong cửa hàng, bạn cần hiểu rõ DHEA là thuốc gì, bản chất của loại hormone này và những ảnh hưởng của nó lên cơ thể.
[inline_article id=130455]
Mỗi khi thay đổi trạng thái cân bằng của cơ thể, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Tác dụng phụ của DHEA có thể khác nhau ở mỗi người, thường gặp nhất là da nhờn và kinh nguyệt không đều.
Tuy nhiên, nếu thật sự bạn khó có con thì “nguyệt san” thất thường hẳn đã là một triệu chứng thường gặp trong cuộc sống.
Những vấn đề cần lưu ý
Việc giảm nồng độ của DHEA và sDHEA do tuổi liên quan đến những rối loạn tuổi già và cần nên bổ sung DHEA ở người cao tuổi. Tuy nhiên các nghiên cứu cụ thể sau này cho rằng dùng bổ sung DHEA lại không hẳn như vậy.
Việc bổ sung DHEA ở nam giới và nữ giới cao tuổi không có tác dụng trên cấu trúc cơ thể, khả năng, độ nhạy cảm với insulin và chất lượng sống. Như vậy hiện nay chưa có bằng chứng chứng tỏ tác dụng của DHEA như là thuốc tăng lực chống lại các biểu hiện của tuổi già.
DHEA là gì có tác dụng phụ nào? Thuốc DHEA có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm:
- Da dầu, mụn trứng cá
- Rậm lông hoặc mọc nhiều tóc một cách không tự nhiên
- Kinh nguyệt không đều
- Ngực nhỏ, căng ngực
- Tăng kích thước bộ phận sinh dục
- Tiểu cấp
- Hung dữ
- Giảm kích thước tinh hoàn
- Rối loạn giấc ngủ
- Đau đầu, buồn nôn, ngứa da, thay đổi tâm trạng.
Nồng độ cao của DHEA lại làm gia tăng nguy cơ ung thư vú ở cả phụ nữ tiền mãn kinh và đã mãn kinh.
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy DHEA không giảm béo, tăng cơ bắp, cải thiện khả năng tình dục, cải thiện chức năng miễn dịch ở nam giới tuổi trung niên, không cải thiện được chức năng nhận thức ở bệnh nhân Alzheimer.
Đối với hệ xương khớp, hiện nay các nghiên cứu cũng chứng tỏ DHEA không dự phòng được loãng xương. Cũng còn quá sớm để dùng DHEA trong điều trị loãng xương.
Bởi vì vẫn còn chưa có thử nghiệm đánh giá hiệu quả của thuốc trong việc dự phòng và làm giảm tỷ lệ gãy xương do loãng xương cũng như tác dụng không mong muốn của thuốc khi dùng trong thời gian dài.
Nếu bạn đã qua 30 tuổi và khó có con, dù là theo cách tự nhiên hay với những phương pháp hỗ trợ sinh sản, rất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về DHEA là gì. Tùy theo kết quả chẩn đoán và thời gian điều trị mà bác sĩ sẽ khuyên bạn có nên bổ sung DHEA vào phác đồ điều trị hay không.