Giống như sốt cao, trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ cũng là trường hợp khá phổ biến. Tuy nhiên, khi chăm sóc trẻ sơ sinh, hầu hết các mẹ đều lo lắng khi nhiệt độ cơ thể con tăng cao; nhưng lại không có biện pháp xử lý kịp thời khi thân nhiệt trẻ xuống thấp.
Điều này rất nguy hiểm, vì nếu không được cấp cứu kịp thời, tình trạng trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ có thể dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm.
1. Trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ C: Biểu hiện và cách đo nhiệt độ
Giống như tên gọi, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là trẻ bị hạ thân nhiệt xuống dưới 36 độ C. Những bé lớn hơn thường có dấu hiệu rét run. Trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ C cũng xuất hiện một số triệu chứng sau đây:
- Bàn tay, chân lạnh ngắt, có dấu hiệu tím tái ở đầu ngón tay, chân, đi kèm cứng cơ.
- Mệt mỏi, khó chịu. Trẻ cũng thường có dấu hiệu nhiễm khuẩn như ngủ lo bì, bú kém, suy hô hấp.
- Huyết áp giảm, trẻ có cảm giác choáng váng, chóng mặt.
- Trong một số trường hợp, hạ thân nhiệt có thể gây rối loại nhịp thở, làm chậm nhịp tim.
- Trường hợp nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới 28 độ C có thể dẫn đến hôn mê, đồng tử giãn, mất phản xạ với ánh sáng.
Cách để biết chính xác trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt? Đo nhiệt độ hoặc tiến hành các xét nghiệm để xác định nguyên nhân như xét nghiệm đường máu, CRP máu, cấy máu…
Trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ C thường được xác định khi nhiệt độ đo được ở hậu môn. Các chuyên gia nhi khoa chia các mức độ của việc trẻ bị hạt thân nhiệt như sau:
- Từ 35 – 34 độ C nghĩa là trẻ bị hạ thân nhiệt ở mức độ nhẹ;
- Từ 34 – 32 độ C nghĩa là hạ thân nhiệt ở mức độ trung bình;
- Từ 32 – 25 độ C là trẻ bị hạ thân nhiệt ở mức độ nặng;
- Dưới 25 độ C là dấu hiệu báo động tình trạng nguy kịch.
Trẻ em 35 độ có sao không? Theo mức độ của tình trạng hạ thân nhiệt; mẹ có thể thấy nhiệt độ dưới 35 độ C là bất thường đối với trẻ sơ sinh. Ở mức này, bé bị hạ thân nhiệt ở mức độ nhẹ; việc này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của em bé và do đó, cần phải hành động nhanh chóng.
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ
2.1 Trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ C do sinh non và nhẹ cân
Theo nghiên cứu từ năm 2013, trẻ sơ sinh dưới 28 tuần tuổi có nguy cơ bị hạ thân nhiệt cao nhất. Cùng nghiên cứu, những em bé nặng từ 1,5kg trở xuống có nguy cơ là trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ ngay sau khi sinh; cao hơn từ 31% đến 78% so với những em bé có trọng lượng nặng hơn.
Các yếu tố khiến trẻ sinh non và trẻ nhẹ cân bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ C là:
- Thiếu chất cách nhiệt trong cơ thể.
- Vẫn đang phát triển hệ thần kinh.
- Không có khả năng dẫn nhiệt hiệu quả.
>> Mẹ xem thêm 6 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và đều mẹ nên áp dụng
2.2 Hạ đường huyết
Hạ đường huyết là tình trạng có quá ít glucose, hoặc lượng đường trong máu, lưu thông trong cơ thể trẻ sơ sinh. Glucose được cơ thể bé sử dụng để tạo năng lượng.
Em bé có thể bị hạ đường huyết khi mới sinh hoặc sau một thời gian chào đời vì:
- Bị nhiễm trùng.
- Dị tật bẩm sinh.
- Sức khỏe của cha mẹ trong lúc mang thai.
2.3 Môi trường khi trẻ được sinh ra quá lạnh
Nhiều trẻ sơ sinh, thậm chí là trẻ sinh đủ tháng, được sinh ra với nhiệt độ gần như được xem là trẻ bị hạ thân nhiệt. Sinh ra trong một không gian lạnh có thể nhanh chóng khiến nhiệt độ cơ thể của con giảm xuống.
2.4 Trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ C có thể bị nhiễm trùng
Một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có liên quan đến việc giảm nhiệt độ cơ thể.
Viêm màng não là tình trạng viêm màng bao quanh tủy sống. Đôi khi nó có thể gây sốt cho trẻ sơ sinh, nhưng trong những trường hợp khác, nó có thể gây ra nhiệt độ cơ thể thấp hơn mức trung bình.
Nhiễm trùng huyết, một bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn nguy hiểm, thường gây ra nhiệt độ cơ thể thấp ở trẻ sơ sinh. Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến sốt.
Cả viêm màng não và nhiễm trùng huyết đều là những bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng nghiêm trọng. Nhận trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn nhận thấy một số triệu chứng sau ở trẻ:
- Da nhợt nhạt, sần sùi, đốm màu và đôi khi phát ban.
- Bú kém.
- Thở gấp.
- Rên rỉ.
- Tay chân lạnh.
[inline_article id=175843]
3. Trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ, mẹ phải xử sao?
Ngay khi phát hiện con bị hạ thân nhiệt, mẹ nên tiếp hành sơ cấp cứu ngay:
- Làm ấm cơ thể, giúp cơ thể trẻ trở lại nhiệt độ bình thường.
- Quấn tã, mặc quần áo, đội mũ và đắp chăn ấm cho trẻ; đồng thời di chuyển trẻ đến nơi ấm áp, hoặc tăng nhiệt độ phòng.
- Mẹ cũng có thể ôm và cho bé bú; hoặc vắt sữa cho con uống bằng muỗng.
- Nếu trẻ bị ướt, mẹ nên nhanh chóng thay quần áo khác và ủ ấm cho bé bằng chăn mền. Khi tăng nhiệt độ phòng; mẹ chỉ nên tăng nhiệt độ bình thường, tránh tăng nhiệt độ đột ngột.
Lưu ý: Trước khi sơ cấp cứu, mẹ cũng nên thông đường đường thở, hỗ trợ đường hô hấp của trẻ. Sau khi ủ ấm cho bé, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để có biện pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không chườm nóng trực tiếp hoặc dùng nước nóng; đệm sưởi để ủ ấm; nhất là phần tay và chân. Vì như vậy thúc đẩy lượng máu lạnh trở về tim, phổi đột ngột, dẫn đến hạ nhiệt trung tâm.
Trường hợp trẻ bị hạ thân nhiệt nặng có thể tiến hành hô hấp nhân tạo hoặc đặt nội khí quản hỗ trợ đường thở, truyền dịch…
>> Mẹ xem thêm Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ không?
4. Ngăn ngừa tình trạng hạ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh
Để tránh trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ C, mẹ cần đảm bảo trẻ luôn được giữ ấm trong thời tiết lạnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng nhiệt độ trong phòng sinh phải từ 25 đến 28 độ C; và sơ sinh phải được làm khô ngay lập tức và đặt tiếp xúc da kề da với người mẹ và được che phủ.
Khi đi ra ngoài trời lạnh; nhất là mùa đông ở miền Bắc; mẹ nên cho bé đội mũ, mặc áo khoác và quàng khăn. Thay vì cho trẻ mặc 1 lớp dày, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên cho con mặc nhiều lớp áo mỏng. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, mẹ sẽ dễ dàng tháo bớt hoặc mặc thêm áo. Tránh trường hợp trẻ bị nóng đổ mồ hôi, từ đó dẫn đến cảm lạnh.
Với trẻ sơ sinh, việc giữ ấm cần được làm ngay sau khi chào đời. Mẹ nên cho trẻ bú sớm, vừa tận dụng lượng sữa non quý giá, vừa giúp trẻ ổn định thân nhiệt nhanh chóng. Khi tắm cho bé, mẹ không nên tắm quá lâu, không tắm trễ, không tắm bằng nước lạnh. Khi tắm cho trẻ mẹ nên lựa nơi kín gió.
Hy vọng qua bài viết, mẹ đã hiểu hơn về tình trạng trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ; cũng như cách phòng tránh tốt nhất cho con.