Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Không dễ để nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, vì trong giai đoạn đầu đời, phân của bé thường mềm và chứa nhiều chất lỏng. Khi xảy ra hiện tượng tiêu chảy, nếu không chú ý xử lý kịp thời, bé sẽ bị xuống cân nhanh chóng và bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

1. Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là gì?

Tiêu chảy (diarrhea) là một vấn đề cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Khác với tình trạng trẻ bị táo bón rất dễ nhận biết; tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu. Song nếu không để ý kỹ, cha mẹ sẽ khó nhận ra.

Hậu quả khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là sự mất nước; khiến quá trình trao đổi chất, cân bằng thân nhiệt của bé bị ảnh hưởng nhanh chóng. Mất nước nghiêm trọng thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Vậy, làm thế nào để nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy? cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện sớm và điều trị có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe bé

2. Nguyên nhân nào làm bé sơ sinh bị tiêu chảy?

Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ sơ sinh là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bé bị tiêu chảy có thể do một trong những nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Nhiễm trùng đường ruột: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy; đặc biệt là virus rota. Loại virus này gây ra bệnh viêm dạ dày; viêm ruột và một số bệnh nhiễm trùng khác.
  • Thay đổi chế dộ dinh dưỡng: Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và rất nhạy cảm với những thay đổi cho dù là nhỏ nhất.
    • Khi bé đang bú sữa mẹ nhưng chuyển sang sữa công thức đôi lúc làm bé bị tiêu chảy.
    • Trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi bị ăn phải món ăn lạ trong thực đơn, hoặc thực đơn ăn dặm cũng có thể gây nên tình trạng tiêu chảy.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: cho em bé, hoặc mẹ đang cho con bú sử dụng cũng làm cho bé bị tiêu chảy.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Bé sẽ cần uống thuốc để khỏi bệnh.
  • Các bệnh hiếm gặp: như xơ nang.

[inline_article id=187817]

dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trước tiên, mẹ cần biết khi nào bé đi ngoài bình thường và khi nào bất thường. Bởi vì trẻ sơ sinh không giống như người lớn; không phải lúc nào bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày là mẹ vội quy kết rằng đã bị tiêu chảy. Chẳng hạn, các bé 1 tháng hay 2 tháng tuổi vẫn đi ngoài từ 2-5 lần mỗi ngày. Đối với các bé trên 6 tháng, việc đi ngoài 1-2 lần mỗi ngày là hoàn toàn bình thường.

Thức ăn chính của bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi là sữa mẹ; nên trẻ sẽ đi ngoài thường xuyên hơn sau mỗi lần bú và phân thường rất mềm, lỏng, không nặng mùi. Ngoài ra, phân của trẻ cũng sẽ thay đổi khác tùy thuộc vào những gì mẹ đã ăn. Nếu trẻ dùng sữa ngoài thì phân sẽ đặc hơn và nặng mùi hơn so với trẻ bú mẹ.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng thì có đáng lo ngại hay không?

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị mất nước do tiêu chảy

Việc xác định chính xác các dấu hiệu bé sơ sinh bị tiêu chảy hay không đôi khi khiến mẹ gặp nhiều khó khăn. Để dễ dàng nhận biết sớm dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy; mẹ hãy để ý:

  • Mắt khô và bé khóc không có nước mắt.
  • Mắt trũng và thóp lõm (chỗ mềm trên đỉnh đầu).
  • Đột nhiên bé đi ngoài nhiều hơn so với những ngày khác.
  • Da khô bé bị khô; khi chạm vào không trở lại trạng thái da bình thường.
  • Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: phân lỏng hơn cho đến rất lỏng, loãng; hoặc chỉ toàn nước và màu sắc thay đổi, mùi tanh hoặc nhợn hơn.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân còn có thể lẫn cả máu. Kèm theo đó trẻ có biểu hiện khó chịu, hay quấy khóc, bú kém, có thể sốt hoặc không, nôn ói.

>> Mẹ xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

4. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Một số gợi ý cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy:

  • Không tự ý mua thuốc chống tiêu chảy cho con dùng.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho bé bú và sau khi thay tã.
  • Đầu tiên để tránh mất nước, mẹ cần cho bé dưới 6 tháng tuổi bú nhiều hơn để bù vào lượng nước đã mất.
  • Uống thêm khoảng 50-100ml nước oresol sau mỗi lần đi ngoài. Thức uống này dành cho các trẻ có thể uống được nước.

Nếu bé đã ăn dặm (6 tháng tuổi), mẹ có thể thêm các thực phẩm sau vào chế độ ăn như chuối, sữa chua, táo… Tránh các thực phẩm khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn như sữa, thức ăn nhiều dầu mỡ…

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có diễn biến rất nhanh, gây mất nước trầm trọng. Nếu không cứu chữa kịp thời sẽ dẫn đến suy thận, suy hô hấp hoặc tử vong. Do đó, ngay khi nhận thấy những triệu chứng nặng, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

[inline_article id=298487]

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Mẹ nên tìm cách cho bé dưới 6 tháng tuổi bú nhiều hơn; và bù nước cho bé trên 6 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Mẹ nên tìm cách cho bé dưới 6 tháng tuổi bú nhiều hơn; và bù nước cho bé trên 6 tháng tuổi

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi phân lỏng khi nào thì đáng lo?

Trẻ sơ sinh bú mẹ bị tiêu chảy, mẹ nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì? Nếu đang cho con bú và bé bị tiêu chảy; mẹ nên ăn các thực phẩm sau để giúp trị tiêu chảy cho trẻ nhé:

  • Táo.
  • Gạo.
  • Chuối
  • Bánh mì.
  • Sữa chua.
  • Trứng nấu chín.

Những thực phẩm này sẽ giúp phân của bé đặc hơn.

Một ngày trẻ sơ sinh có thể đi ngoài vài lần, kết cấu và màu sắc của phân đôi khi cũng khác nhau nên thường khiến mẹ lầm tưởng con gặp vấn đề về tiêu hóa. Nhưng nếu trẻ vẫn bú khỏe, ngủ tốt thì đây là hiện tượng sinh lý bình thường.

Tuy nhiên lại có một số mẹ tự ý điều trị và cho con uống thuốc tiêu hóa, thuốc cam… dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh; cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về hệ tiêu hóa và các vấn đề thường gặp.

>> Mẹ xem thêm: Cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày tại nhà hiệu quả

Hãy xác định rõ nguyên nhân cũng như biết cách nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sớm sẽ giúp chữa trị và chăm sóc bé đúng cách, giúp bé mau chóng hồi phục.