Bên cạnh những bữa chính có trong thực đơn; mẹ cũng cần bổ sung những bữa phụ cho bé 2 tuổi để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con. MarryBaby gợi ý những bữa phụ hấp dẫn nhưng không kém phần dinh dưỡng, mẹ tham khảo ngay nhé!
Tại sao phải có bữa phụ cho bé 2 tuổi?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì với trẻ nhỏ bữa ăn nào cũng cần thiết; ngoài 3 bữa chính (sáng, trưa, tối) thì ở mỗi độ tuổi; trẻ cần số lượng bữa phụ thích hợp. Từ phụ để phân biệt với ba bữa sáng, trưa, tối; không phải thể hiện vai trò thứ vị của bữa ăn.
Bữa phụ cho bé 2 tuổi rất quan trọng là vì nhu cầu dinh dưỡng của các em rất lớn trong khi hệ tiêu hóa lại kém người lớn. Dạ dày nhỏ và sức tiêu hóa của các em kém hơn rất nhiều; nên không thể chỉ tập trung ăn trong ba bữa chính. Ép con ăn thật nhiều trong các bữa chính cũng không tốt cho việc tiêu hóa; và hấp thu bằng cách chia thêm các bữa như vậy.
Làm sao để bữa phụ cho bé 2 tuổi không bị cấn vào bữa chính?
Thời gian các bữa ăn chính và bữa phụ cho bé 2 tuổi cũng cần phân bố một cách hợp lý để bé không bị no quá hay đói quá. Để làm điều này, mẹ nên lưu ý:
- Khoảng cách giữa các bữa nên là 2 tiếng.
- Ngay sau khi ăn bữa chính thì không nên cho ăn tiếp các thức ăn khác như trái cây, sữa, v.v. để dạ dày còn tập trung tiêu hóa cho bữa chính.
- Không vì thấy bữa phụ quan trọng mà tiến hành “nâng cấp” thêm nhiều bữa nữa. Bởi tình trạng cho bé ăn rải rác suốt ngày như vậy sẽ gây ra hiện tượng “no ngang”; hạn chế lượng thức ăn của bữa chính hoặc ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.
- Tổng lượng thức ăn nên tăng dần sau 2 đến 4 tuần. Việc quá chú trọng hoặc thờ ơ với bữa phụ đều có thể dẫn tới hai hệ lụy ngược nhau là trẻ thừa hoặc thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, để xem xét con có thừa hay còn thiếu dinh dưỡng không thì cha mẹ nên tính tổng năng lượng của các bữa phụ và bữa chính.
- Những thức ăn chua và béo không nên cho bé ăn bữa phụ buổi tối sẽ làm trẻ đầy bụng và khó ngủ. Cha mẹ cũng lưu ý không nên cho con ăn nhiều đồ lợi tiểu ở bữa phụ buổi tối; khiến các em tè dầm hoặc phải dậy đi tiểu; ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Cách chuẩn bị bữa phụ cho bé 2 tuổi nhanh và không tốn thời gian là gì?
Có nhiều cách khác nhau để chuẩn bị bữa phụ cho bé 2 tuổi nhưng vẫn tiết kiệm được thời gian. Mẹ tham khảo một vài phương pháp sau nhé:
- Nấu sẵn: Bữa phụ cho bé 2 tuổi có thể được làm lạnh và hâm nóng sau đó.
- Nấu theo từng mẻ lớn: Mẹ nấu những mẻ lớn của một công thức cụ thể; sau đó chia thành từng phần riêng lẻ để được đông lạnh và ăn thời gian gần.
- Các bữa ăn riêng biệt: Chuẩn bị các bữa ăn tươi và chia chúng thành các phần ăn riêng lẻ; sau đó được làm lạnh và ăn trong vài ngày.
- Nguyên liệu nấu sẵn: Chuẩn bị sẵn các nguyên liệu cần thiết cho các bữa phụ cho bé 2 tuổi trước. Như vậy, mẹ sẽ giảm thời gian nấu nướng trong bếp.
Làm thế nào để bữa phụ cho bé 2 buổi đảm bảo đủ chất dinh dưỡng?
Ở tuổi lên 2, chiều cao và cân nặng của bé tăng chậm hơn giai đoạn trước. Có nhiều bé gần như đứng cân trong một thời gian dài làm ba mẹ hoang mang. Hầu hết các bé đã ăn được cơm nát hoặc cơm dẻo nên thực đơn cho bé 2 tuổi nên có đủ cơm với thức ăn và rau củ.
Thực đơn nên đủ 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ. Với những bữa phụ, mẹ cũng nên cho bé ăn 2 trong 4 nhóm thực phẩm cần thiết. Bữa phụ cho bé không cần quá cần kì nhưng cũng phải đáp ứng tiêu chí ngon miệng, vệ sinh và đầy đủ năng lượng phù hợp với nhu cầu hoạt động của bé.
Mẹ có thể làm thức ăn nóng, hoa quả, trái cây hoặc chế biến các loại sữa từ rau củ. Mẹ nên “biến hóa” thực đơn mỗi ngày để thu hút các bé yêu say sưa ăn và không cảm thấy việc ăn là bắt buộc. Dưới đây là thực đơn bữa phụ cho bé 2 tuổi rất hấp dẫn lại giàu dinh dưỡng, mẹ tham khảo thử nhé!
[inline_article id=149189]
Gợi ý thực đơn 30 bữa phụ cho bé 2 tuổi
1. Sữa hạt sen và khoai lang mật
Nguyên liệu:
- 100 gr hạt sen.
- 1 củ khoai lang mật.
- Đường thốt nốt hoặc mật mía (không dùng đường trắng).
- 1,5 lít nước.
Cách làm:
- Hạt sen tách bỏ tim sen, rửa sạch để ráo, nếu là hạt sen khô thì nên ngâm nước nóng khoảng 2 tiếng cho hạt sen nở mềm.
- Khoai lang rửa sạch, luộc mềm, bỏ vỏ, cắt khoang tròn.
- Cho hỗn hợp hạt sen, khoai lang mật vào máy xay sinh tố, thêm nước và xay đến khi hỗn hợp hòa trộn với nhau.
- Tiếp đến, mẹ dùng rây lọc bỏ phần xác, giữ lại hỗn hợp sữa sánh mịn.
- Cho hỗn hợp sữa đã lọc vào nồi, thêm lá dứa, đường thốt nốt sao hợp với khẩu vị rồi nấu sôi.
- Khi sữa đã sôi, tắt bếp, để nguội, đong vào chai và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.
[inline_article id=158335]
2. Bánh khoai mặt cười béo ngậy siêu dễ thương
Nguyên liệu:
- 3 củ khoai tây vừa
- 1 muỗng canh bột bắp
- 1 muỗng canh bột mỳ
- 1 quả trứng gà
- 1 chút muối
- Dầu ăn
Cách làm:
- Khoai tây gọt vỏ rồi ngâm vào chén nước muối khoảng 10 phút, sau đó cho vào nồi hấp cách thủy. Khoai tây chín thì dùng dụng cụ nghiền, để nghiền nhuyễn khoai tây. Đập quả trứng gà vào đánh tan. Nêm thêm chút xíu muối cho đậm đà. Trộn đều bột mỳ và bột bắp vào chung với khoai tây.
- Trải giấy nến ra một mặt phẳng để chống dính. Cán mỏng bột ra thành miếng lớn. Dùng miệng cốc uống nước ấn xuống để cắt bột thành những miếng tròn đều nhau. Dùng đũa hay ống hút ấn xuống hình tròn vừa tạo để được mắt, dùng muỗng tạo hình miệng cười cho khuôn mặt.
- Cho dầu vào chảo đun nóng dầu thì thả bánh vào chiên vàng thì vớt ra. Bé vừa ăn bánh khoai tây mặt cười chiên vừa uống sinh tố trái cây nữa là có một bữa phụ siêu chất thêm vào thực đơn cho bé 2 tuổi rồi, mẹ ơi.
3. Sữa bắp siêu dưỡng chất
Nguyên liệu
- 2 trái bắp Mỹ bào mỏng
- 300ml sữa tươi
- 5 lít nước lọc
- 3 muỗng sữa đặc có đường
Cách làm
- Cho hạt bắp vào máy xay sinh tố xay cùng với nước lọc và sữa tươi. Xay thật nhuyễn. Sau đó mẹ dùng rây, rây lại cho hỗn hợp được mịn màng, loại bỏ bã. Thêm 3 muỗng sữa đặc vào rồi bắc nồi lên bếp nấu nhỏ lửa.
- Vừa đun vừa khuấy nhẹ tay để sữa không bị khê. Đun sôi khoảng 5 phút tắt bếp bắc ra cho bé uống khi còn ấm nóng hoặc uống lạnh đều ngon. Đây là thức uống cực kỳ giàu dưỡng đủ năng lượng cho bữa phụ của bé.
4. Bánh Flan
Nguyên liệu
- Lòng đỏ trứng: 2 quả
- 180 ml sữa tươi
- Caramen
Cách làm
- Lòng đỏ trứng gà đánh theo chiều kim đồng hồ.
- Sữa tươi đổ vào trứng đánh nhẹ rồi dùng rây rây lại hỗn hợp cho mịn.
- Caramen chia đều ra các hũ nhỏ rồi để tủ lạnh cho đông lại (khoảng 15 phút) lấy ra đổ hỗn hợp trứng gà sữa tươi vào. Sau đó cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 25 phút.
Lưu ý: Không đậy nắp khi hấp.
5. Flan cà rốt
Nguyên liệu:
- 1 lòng đỏ trứng.
- 40 ml sữa tươi.
- 1/2 muỗng cà phê sữa đặc organic.
- Ít tinh chất vani
- 1/2 quả carot.
Cách làm:
- Carot hấp chín; đun ấm sữa tươi và sữa đặc; sau đó cho carot và hỗn hợp sữa vào máy xay nhuyễn.
- Lòng đỏ khuấy nhẹ cho tan, cho xíu tinh chất vani vào, bỏ hỗn hợp carot sữa mới xay xong vào chén trứng; khuấy nhẹ cho trứng và hỗn hợp carot hoà quyện vào nhau; lọc qa rây 2 đến 3 lần cho mịn.
- Đổ hỗn hợp đã rây vào chén/khuôn, hấp 20 phút với lửa nhỏ; dùng khăn sữa đậy lên khuôn bánh khi hấp, cứ 5 phút mở nắp lau khô 1 lần; sau 20 phút dùng tăm xiên vào bánh xem bánh chín chưa, để nguội cất tủ lạnh.
6. Flan khoai tím
Nguyên liệu:
- 20g khoai lang tím.
- 20g lòng đỏ trứng gà (Có thể sử dụng trứng gà ta thì càng ngon nhé).
- 80ml sữa (Có thể dùng sữa công thức, sữa mẹ hoặc sữa tươi tiệt trùng tùy độ tuổi của bé).
Cách làm:
- Hấp khoai lang
- Cho 20gr khoai lang đã hấp chín xay cùng 80ml sữa, đun ấm hỗn hợp khoảng 60 độ C. Nếu không có máy đo nhiệt độ thì có thể nấu đến khi sờ thấy ấm nóng là được.
- Khuấy nhẹ lòng đỏ trứng theo 1 chiều.
- Đổ hỗn hợp sữa vào lòng đỏ sau đó khuấy nhẹ.
- Rây lại hỗn hợp 2 lần, cho vào khuôn, chia đều lượng ở 2 khuôn bằng nhau.
- Đun nước sôi trước rồi giảm lửa nhỏ lại, cho khuôn bánh vào, đậy khăn xô lại tránh hơi nước rơi vào bánh.
- Hấp 15 phút, canh 5 phút thì mở nắp ra để xả bớt nơi nóng, tránh bị rỗ bánh khi chín.
- Tắt bếp, ủ thêm 5 phút là bánh đã hoàn thành.
- Để bánh nguội vào cho bé thưởng thức thôi.
7. Khoai lang phô mai
Nguyên liệu:
- 100g khoai lang hấp chín
- 1 lòng đỏ trứng
- 2 muỗng bột mì hữu cơ (hoặc bột yến mạch)
- Phô mai cắt nhỏ
Cách làm:
- Khoai lang rửa sạch rồi đem hấp chín, khoai lang chín bạn dùng nĩa nghiền nhuyễn
- Thêm lòng đỏ trứng vào trộn đều, sau đó rây bột thật mịn vào bát rồi tiếp tục trộn đều, trộn tới khi thấy bột không dẽo và không dính tay là được.
- Chia đều bột rồi nặn bánh và cho phô mai vào giữa bánh rồi vo tròn, hoặc tạo hình tùy theo sở thích của từng mẹ.
- Dùng chảo chống chính với đề dày, bạn làm nóng chảo trên lửa nhỏ rồi quết một lớp mỏng dầu ăn cho bánh vào đậy nắp, bánh chín thì trở mặt lại.
- Cứ chiên như vậy lần lượt vậy là chỉ mất khoảng 20 -25 phút bạn đã hoàn thành một bữa phụ đầy đủ dinh dưỡng cho bé nhà mình.
8. Bánh muffin bông cải xanh
Nguyên liệu:
- 100g bột mì đa dụng hữu cơ
- 4g bột nở hữu cơ
- 30 ml nước ép cái xoăn
- 70ml sữa
- 1 quả trứng gà
- 15g đường dừa
- 1 nhúm muối hồng
Cách làm:
- Hỗn hợp khô: bột mì, bột nở, đường và muối hồng.
- Hỗn hợp ướt: nước ép cải xoăn + sữa + trứng.
- Trộn đều hỗn hợp khô vào hỗn hợp ướt, trộn đều vừa, nhanh tay, cho vào khuôn (mẹ dùng chén nhỏ, chống dính bằng chút dầu hướng dương); thêm phomai cắt nhỏ ở trên, rồi hấp 20′.
- Kiểm tra bằng cách xiên tăm bánh không dính là bánh chín. Dùng tăm để lấy bánh ra nhé!
9. Bánh muffic chuối dừa
Nguyên liệu:
- 1/2 quả chuối chín
- 3 thìa bột mì
- 1 thìa cà phê bột nở
- Sữa tươi hoặc sữa công thức (sữa tươi dành cho bé trên 1 tuổi)
- Ít đường hữu cơ (cho bé trên 1 tuổi)
Cách làm:
- Chuối tách vỏ, xay nhuyễn cho vào tô. Tiếp đó dùng rây để rây mịn bột mì, bột nở vào, cho thêm đường (không có cũng được vì có vị chuối ngọt rồi).
- Tiếp đến cho sữa vào hỗn hợp trên rồi khuấy đều cho hỗn hợp sềnh sệt là được.
- Đổ hỗn hợp ra khuôn, cắt thêm vài lát chuối để trên bền mặt.
- Đem bánh đi hấp cách thủy khoảng 15-20 phút là bánh chính
10. Bánh dừa mềm tan
Nguyên liệu:
- 1 chén bột mì, đường.
- 1 chén cơm dừa đã nạo.
- 1 quả trứng đã đánh.
- 100g bơ làm tan chảy.
Cách làm:
- Làm nóng lò, sau đó trộn các thành phần (ngoại trừ trứng và bơ) lại với nhau.
- Sau đó, thêm trứng, bơ và trộn đều 1 lần nữa. Vo tròn hỗn hợp thành từng viên rồi làm dẹp để thành miếng bánh dừa.
- Đặt lên khay, nướng khoảng 15 phút hoặc lâu hơn.
11. Bánh bắp hấp
Nguyên liệu:
- Bắp ngọt hoặc bắp nếp: 2 bắp.
- Đường trắng: 30g
- Nước cốt dừa : 30ml. Cốt dừa là một phần không thể thiếu được, đây chính là thành phần tạo nên mùi vị thơm và hấp dẫn cho đĩa bánh bắp
- Bột năng (20g)
- Dầu ăn
- Nước
Cách làm:
- Đầu tiên bạn tách hạt bắp ra khỏi cùi bằng cách lấy dao cắt dọc theo phần bắp. Sau đó mang bắp đi xay thật nhuyễn với nước.
- Tiếp tục cho lần lượt các nguyên liệu đường, nước cốt dừa, bột năng, nước vào cho hỗn hợp này hòa tan với nhau, có thể thêm một chút cùi dừa nạo sợi cho món bánh thêm phần đặc sắc.
- Phết dầu ăn vào lòng khuôn rồi cho hỗn hợp trên vào khuôn.
- Hấp cách thủy khoảng 25 phút cho bánh chính hoàn toàn rồi thưởng thức.
Làm sao để bữa phụ cho bé 2 tuổi trở nên ngon miệng hơn?
- Ngồi ăn với con
- Cho trẻ ăn đủ thời gian
- Hãy để trẻ tự xúc ăn
- Làm cho bữa ăn phụ nhiều màu sắc
Giống như bữa chính, vai trò của bữa phụ trong thực đơn cho bé 2 tuổi cũng rất quan trọng. Đặc biệt, với những bé suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, mẹ lại càng cần tăng cường dinh dưỡng trong những bữa phụ.
Bên cạnh những món dinh dưỡng cho bữa phụ gợi ý trên đây, mẹ có thể tham khảo thêm nhiều món ăn hấp dẫn cũng như những lưu ý dinh dưỡng cho trẻ 1-2 tuổi trên trang MarryBaby.vn. Đừng bỏ lỡ nhé!