Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ khuyến cáo các mẹ không nên sử dụng các loại thuốc ho không kê toa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Hầu hết các loại thuốc cảm và thuốc trị ho đều chứa dextromethorphan, có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe bé. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong trong một số trường hợp trẻ không chuyển hóa được.
Trong hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị ho không quá nghiêm trọng sẽ tự biến mất sau vài tuần. Chỉ khi trẻ có triệu chứng sốt ho kéo dài trên 2 tuần, khó thở, mẹ mới nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị. Với những trường hợp trẻ bị ho thông thường, mẹ có thể áp dụng các cách chữa ho cho trẻ sơ sinh sau đây.
1. Nước ấm
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp làm sạch các chất kích ứng, chất nhầy khỏi đường thở. Cho trẻ uống nước ấm có tác dụng ngăn tiết dịch mũi gây kích ứng cổ họng, từ đó giảm đáng kể triệu chứng ho. Hơn nữa, nước cũng có tác dụng làm dịu cổ họng.
Theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, mẹ có thể cho trẻ sơ sinh từ 3-12 tháng tuổi uống từ 1-3 muỗng nước ấm, ngày 4 lần để giảm ho.
2. Chườm khăn ấm
Nhiệt độ sẽ kích thích chất nhầy tiết ra thay vì tụ lại gây nghẹt mũi, nghẹt đường thở. Giống như cho trẻ uống nước ấm, chườm khăn ấm vào ngực, cổ của trẻ cũng có tác dụng giảm ho. Nếu không dùng khăn ấm, mẹ có thể dùng chai nước ấm. Cẩn thận nhiệt độ của nước, tránh làm bỏng da của trẻ sơ sinh.
Lưu ý, không nên chườm khăn liên tục quá 20 phút, trừ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp trẻ bị sốt, mẹ không nên chườm khăn nóng cho trẻ.
[inline_article id=147671]
3. Vệ sinh mũi cho trẻ
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không thể tự “xì” mũi. Vì vậy, bé cần sự giúp đỡ của mẹ để “tống” hết lượng chất nhầy này. Ngoài việc hút mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ cũng nên dùng nước muối sinh lý giúp bé vệ sinh mũi để làm dịu các mô bị kích thích cũng như loại bỏ chất nhầy có thể gây ho.
4. Tăng cường độ ẩm trong không khí
Đặt một máy phun sương làm ẩm không khí trong phòng ngủ có thể giúp hệ hô hấp của trẻ hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa sự tiết chất nhầy trong mũi. Tuy nhiên, sử dụng máy tạo độ ẩm không đúng cách ngược lại sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe trẻ. Vì vậy, mẹ nên hết sức cẩn thận.
5. Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng những bài thuốc dân gian
Ngoài những cách trị ho cho trẻ trên đây, mẹ có thể tham khảo thêm những bài thuốc dân gian được nhiều người truyền tai nhau sau đây.
– Rau diếp cá và nước vo gạo trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Rau diếp cá rửa sạch cho vào nồi đun sôi cùng 1 chén nước vo gạo. Nước sôi, giảm lửa lại nấu thêm khoảng 20-30 phút, sau đó để nguội, lọc lấy nước và cho trẻ uống ngày 2-3 lần.
Lưu ý:
- Diếp cá có mùi tanh đặc trưng, mẹ có thể thêm một ít đường để trẻ dễ uống hơn.
- Cho trẻ uống sau khi ăn khoảng 1 tiếng
- Không nên cho trẻ uống quá nhiều, chỉ uống từ 2-3 muỗng nhỏ mỗi lần.
– Cách chữa ho cho trẻ bằng lá hẹ
Hấp hoặc chưng cách thủy 5-6 lá hẹ và đường phèn khoảng 5-10 phút. Lọc lấy nước và cho bé uống 2-3 lần/ngày. Đây là cách chữa ho cho trẻ hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng từ xưa đến nay.
[inline_article id=162157]
– Trị ho bằng quả lê
Lê sau khi rửa sạch, bỏ vỏ và lõi bên trong, dùng máy sinh tố xay nhuyễn hoặc ép lấy nước cốt. Trẻ bị ho chỉ cần uống nước lê mỗi ngày 4-5 lần, mỗi lần 3-4 muỗng nhỏ. Kiên trì thực hiện đều đặn để cắt cơn ho hiệu quả. Ngoài tác dụng chữa ho, nước ép lê còn giúp giảm đau họng, khan tiếng và khô miệng.
Không cần dùng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc trị ho, mẹ có thể chữa ho cho trẻ sơ sinh nhanh, gọn bằng những cách đơn giản trên đây. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc dân gian trị ho.
Sai lầm cần tránh khi chữa ho cho trẻ sơ sinh
|