Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ngủ nhiều có tốt không?

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của các mẹ đang mang thai. Trong khi nhiều mẹ bị mất ngủ, khó ngủ, một số mẹ khác lại ngủ ngon và nhiều hơn bình thường. Liệu bà bầu ngủ nhiều có tốt không và nên điều chỉnh giấc ngủ thế nào cho hợp lý?

Chuyện ăn uống, ngủ nghỉ của mẹ bầu luôn được chú trọng. Nếu như trước đây mẹ thường ngủ trễ và ngủ rất ít thì giờ đây, việc đi ngủ sớm hay ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày lại được xem như chuyện hiển nhiên. Thế còn những bà bầu ngủ nhiều hơn thế, thậm chí, dành hầu hết thời gian trong ngày để ngủ thì sao? Để biết bà bầu ngủ nhiều có tốt không, mời mẹ cùng tìm hiểu những thông tin bên dưới.

Ngủ đủ giúp mẹ bầu phục hồi năng lượng

Giấc ngủ cực kỳ quan trọng với mẹ bầu vì khi mang thai, cơ thể phải trải qua áp lực lớn: Tim phải làm việc gấp 5 lần bình thường, thận tăng tốc hết sức để thích ứng với sự gia tăng lưu lượng máu, các khớp chịu trọng lượng ngày càng tăng của cả mẹ và thai nhi. Do đó, cách tốt nhất để phục hồi sức khỏe cho người mẹ đó chính là giấc ngủ. Khi thai nhi càng phát triển thì áp lực của người mẹ càng lớn, giấc ngủ giúp mẹ phục hồi sức khỏe từ những ảnh hưởng đó, đồng thời cải thiện hệ thống miễn dịch cho người mẹ.

Bên cạnh đó, giai đoạn thai nghén thường khiến khích thích tố progesterone phát triển làm cho cơ thể mẹ bầu trở nên mệt mỏi nên càng muốn ngủ nhiều hơn những người bình thường.

Theo các nghiên cứu, các mẹ bầu ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có nguy cơ sinh mổ cao hơn 4,5 lần và thời gian chuyển dạ cũng dễ kéo dài hơn so với các mẹ bầu ngủ từ 7 tiếng mỗi đêm trở lên.

Do đó, việc chăm sóc giấc ngủ khi mang thai rất cần thiết cho mẹ bầu. Nếu thường xuyên được ngủ ngon và giấc ngủ dài trên 8 tiếng, mẹ là một bà bầu rất may mắn!

Bà bầu ngủ nhiều có tốt không
Để giấc ngủ chất lượng hơn, mẹ bầu nên tránh bạ đâu ngủ đó và ngủ không đúng giờ

Ngủ nhiều nhưng đừng quên vận động

Bà bầu ngủ nhiều có tốt không còn phụ thuộc vào việc mẹ sinh hoạt như thế nào bên cạnh chế độ ngủ nghỉ đó. Tuy ngủ nhiều giúp mẹ phục hồi năng lượng, nhưng không vì vậy mà quên chăm chút cho chế độ dinh dưỡng khi mang thai hay lười không chịu vận động.

Việc mẹ bầu thiếu vận động sẽ có thể dẫn đến hiện tượng cứng cơ, tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Ít vận động cũng khiến sức khỏe và sức bền của mẹ giảm sút, từ đó gặp khó khăn khi bước vào cuộc vượt cạn kéo dài.

Ngoài ra, trong trường hợp hiếm gặp, bà bầu ngủ nhiều có nguy cơ đối mặt với chứng thuyên tắc phổi trong quá trình ngủ, việc nằm nhiều khiến khác huyết khối ở tĩnh mạch chân phát triển, các tĩnh mạch này di chuyển lên phổi gây ra tình trạng tắc nghẽn.

[inline_article id=78157]

Bí quyết chăm sóc giấc ngủ khi mang thai

Để có giấc ngủ ngon và đảm bảo sức khỏe, mẹ nhớ những điều sau nhé:

Nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày

Mẹ nên duy trì thói quen ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Mẹ nên đi ngủ sớm và ngủ tròn giấc vào ban đêm, không nên thức quá khuya và ngủ bù vào ban ngày.

Nên ngủ trưa từ 30 phút đến 1 giờ

Sau khi ăn trưa xong, mẹ bầu nên tranh thủ chợp mắt. Việc chợp mắt trong thời gian ngắn vào buổi trưa giúp mẹ phục hồi sức khỏe tuyệt vời. Vì vậy, dù có bận rộn cỡ nào thì mẹ bầu cũng nên sắp xếp thời gian để có thể nghỉ ngơi.

[inline_article id=106133]

Bí kíp giúp bà bầu ngủ ngon

Dưới đây là những bí quyết giúp bà bầu ngủ ngon trong cả thai kỳ:

Bà bầu nên giữ tinh thần thoải mái sẽ có giấc ngủ ngon. Lưu ý, bầu chỉ làm việc nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng và căng thẳng trước khi ngủ.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Tốt nhất là dậy sớm vào buổi sáng hoặc dành buổi tối để đi bộ và hít thở không khí trong lành, xua tan những lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi.
  • Mẹ bầu nên sinh hoạt theo thời gian biểu đã đặt ra giúp cơ thể thích ứng với đồng hồ sinh học ổn định. Giờ nào việc ấy sẽ giúp mẹ bầu khi lên giường sẽ có giấc ngủ ngon hơn.
  • Chú ý dinh dưỡng: Mẹ bầu nên ăn nhiều cá, các loại đậu, bổ sung vitamin B… Những chất này không chỉ cung cấp năng lượng tốt cho mẹ mà còn bảo vệ mô thần kinh, giảm căng thẳng, cho mẹ bầu ngủ ngon giấc.

Nhìn chung, việc ngủ nhiều sẽ có lợi cho mẹ bầu hơn thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc. Tuy nhiên, việc bà bầu ngủ nhiều có tốt không sẽ được quyết định bởi nhiều yếu tố khác như dinh dưỡng, vận động và tình trạng sức khỏe của mẹ.