Hiện tượng bé bị ọc sữa và thở khò khè là điều khiến cho mẹ cảm thấy lo lắng và thường gặp khó khăn trong cách xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và tìm ra cách xử trí đúng nhất. Đó có thể là do bệnh đường hô hấp, tiêu hóa hay một chứng bệnh nào khác?
Nguyên nhân làm bé nôn trớ, khò khè
Bé sơ sinh từ 1-2 tháng tuổi có hệ tiêu hóa còn non yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ nên khi bú, bé dễ nuốt hơi vào dạ dày. Lượng hơi “dư thừa” này không chỉ làm bé dễ no hơn mà còn làm trẻ hay ọc sữa khi được mẹ đặt nằm nghiêng. Hiện tượng này khá phổ biến. Nếu chỉ đơn thuần là trẻ bị ọc sữa trong vài tháng đầu sau khi sinh, mẹ không cần quá lo lắng.
Nếu trẻ bị hiện tượng hay ọc sữa kèm theo thở khò khè như nghẹt mũi thì có khả năng trẻ bị một trong hai bệnh sau:
Trào ngược dịch vị từ dạ dày vào vòm mũi họng
Bệnh này sẽ làm tăng tiết đờm nhớt ở vùng này, gây triệu chứng hay bị ọc sữa và khò khè ở trẻ. Nguyên nhân bệnh là do dạ dày của trẻ vừa nhỏ vừa nằm ngang. Trẻ thường ham bú mà không biết dạ dày mình chứa không nổi.
Nếu như mẹ không chú ý lượng sữa bú trong cữ của bé sẽ tăng sức ép lên hệ tiêu hóa của trẻ. Vì khi đó dạ dày sẽ co bóp để đẩy xuống ruột nhưng khi đã quá tải thì sữa phải trào ngược lên trên. Nếu sữa thoát ra ngoài miệng đó là hiện tượng ói ọc còn nếu sữa lạc qua đường hô hấp sẽ kích thích tăng tiết đàm thì mẹ sẽ nghe thấy khò khè.
Trẻ có cơ địa dị ứng
Điều này gây tăng tiết và ứ đọng đờm nhớt ở vùng vòm mũi họng gây triệu chứng khò khè, làm bé bị ngạt mũi ít nhiều, thở bằng miệng làm khô niêm mạc vùng họng nên dễ bị kích thích phản xạ nôn khiến bé bị ọc sữa.
[inline_article id=75591]
Cách xử lý khi trẻ bị trớ sữa và khò khè
Theo các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng, điều mẹ cần làm trong trường hợp này là rửa vòm mũi họng cho bé thật tốt bằng nước muối sinh lý ngày 3-5 lần. Cách thực hiện: Cho bé nằm nghiêng nhỏ nước muối vào lỗ phía trên cho đến khi thấy nước muối chảy ra ở lỗ bên dưới, và đổi bên làm tương tự cho bên kia.
Trong suốt khoảng thời gian trẻ có triệu chứng bệnh mẹ cần lặp lại cách thức này càng nhiều lần càng tốt. Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên cho bé đi khám tại khoa nhi tai mũi họng để được thăm khám kỹ và bác sĩ có thể chỉ định cho bé sử dụng thêm một số thuốc kháng dị ứng, tan đờm hoặc thuốc chống trào ngược phù hợp với bệnh của trẻ.
Đối với trẻ hay bị ọc sữa mẹ nên chú ý đến tư thế bú của trẻ. Khi cho bé bú mẹ nên ngồi trên giường hoặc ghế vừa đủ cao để 2 chân chạm đến đất vững chắc. Không nên để bé ngửa hẳn hoặc úp hẳn vào lòng mẹ mà nên để người trẻ nghiêng hơn trẻ bình thường khoảng 30 -45 độ, cho bú vú phải trước và thôi bú ở vú bên trái và giữ nguyên ở tư thế này từ 10 -15 phút mới thay đổi tư thế khác.
Nếu trẻ bú sữa bình thì các mẹ phải giữ bình sữa nghiêng hợp lý không quá đứng làm trẻ bú nhanh hoặc nằm ngang làm trẻ bú cả hơi khí vào trong bụng. Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý chọn núm vú cao su có lỗ nhỏ làm trẻ bú chậm hơn, khi bú mẹ cũng cần lưu ý nương nhẹ không ấn mạnh vào miệng làm sữa xuống nhanh hơn.
Khi ngủ, mẹ nên cho bé nằm nghiêng đầu gối hơi cao hơn độ rộng của vai, thay đổi bên nằm thường xuyên, không nên cứ để nằm nghiêng về mãi một bên.
[inline_article id=161668]
Nếu hiện tượng bé bị ọc sữa và thở khò khè xảy ra trong thời gian ngắn nhưng thường xuyên thì cha mẹ nên đưa bé đi khám chuyên khoa tai khoa nhi tai mũi họng để được bác sĩ thăm khám kỹ và có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả. Đừng lơ là để tình trạng bệnh của trẻ trở nên nguyên trọng hơn sẽ khiến bé chậm tăng cân, dẫn đến suy dinh dưỡng, thấp còi.