Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì? Câu hỏi tưởng đơn giản này kỳ thực gây ra không ít stress cho người vừa làm mẹ. Họ phải suy nghĩ, cân nhắc chế độ ăn uống cho mình để chăm sóc trẻ sơ sinh. Tất cả món ăn mẹ dung nạp vào người đều ảnh hưởng đến sức khỏe thiên thần đáng yêu của mình.
Các nhóm thực phẩm nên tránh ăn trong thời gian cho con bú
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mẹ nên tìm hiểu và tránh các nhóm thực phẩm có khả năng gây bệnh cho con.
Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng
Đậu phộng, hải sản, sữa, đậu nành… có thể là thủ phạm gây dị ứng cho con. Thực tế đã có nhiều trường hợp trẻ mắc chứng dị ứng vì mẹ “nghiện” các thực phẩm quen thuộc này. Tốt nhất, trong thời gian cho con bú, mẹ tạm quên các món hợp khẩu vị này.
Thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm bị nhiễm độc
Thức ăn đường phố, các món ăn cũ hâm nóng lại, những món đặc sản không rõ nguồn gốc… Thực phẩm hết hạn sử dụng, trở thành môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. Bé vô tình tiếp nhận các loại vi khuẩn này và mắc tiêu chảy.
Việt Nam có rất nhiều món “độc” như hột vịt lộn, rau sống, gỏi cá, nem chua, các loại mắm… Các loại thực phẩm này có nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng ẩn nấp. Mẹ không thể nhận biết bằng mắt thường nên tốt nhất nên tạm ngừng ăn.
[inline_article id=79172]
Nhóm thuốc uống
Trẻ sơ sinh mong manh và nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của chất hóa học, trong đó có thuốc. Các loại thuốc mẹ uống như thực phẩm chức năng, thuốc bổ sung vitamin, chất sắt… đều có thể tác động tới con.
Do vậy, da số các loại thuốc, thực phẩm chức năng đều có khuyến nghị cấm phụ nữ mang thai và mới sinh. Muốn dùng thuốc, mẹ nên tham vấn bác sĩ.
Nhóm chất kích thích
Cà phê, thuốc lá, rượu, trà thảo mộc… những loại thức uống cóchất kích thích như cafein, nicotin đều gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Bé uống vào sẽ kích ứng đường ruột gây tiêu chảy.
Món ăn cay, thức uống có gas
Món ăn có nhiều tiêu, ớt, các gia vị cay nồng; Thức uống có gas như nước ngọt, thức uống có cồn… Những món này theo sữa thâm nhập hệ tiêu hóa non yếu của bé, gây triệu chứng tiêu chảy khó chịu cho con.
Dầu mỡ, đồ chiên, trái cây tươi, rau sống cũng là những món mẹ nên tránh dùng trong giai đoạn này.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?
Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ là cách dễ nhất và tự nhiên nhất để giúp con điều trị chứng tiêu chảy.
Chế độ ăn BRAT
Chế độ ăn của mẹ trong giai đoạn con bị tiêu chảy theo khuyến cáo bác sĩ nên theo chế độ BRAT, tức là tập trung các món ăn:
- Banana (Chuối)
- Rice (Gạo)
- Apple (Táo)
- Toast (bánh mì)
Các món ăn này ít đạm, ít béo, dung hòa tốt và dễ tiêu hóa cho nhiều người mắc bệnh tiêu chảy. Chất xơ có trong các món này giúp phân của con đặc hơn.
Chuối chứa nhiều kali, rất tốt để thay thế chất điện giải, cần thiết để duy trì chức năng tế bào, bù đắp chất điện giải mất đi do tiêu chảy. Ngoài ra, trà hoa cúc và sữa chua giàu probiotic cũng nên được đưa vào chế độ ăn cho mẹ khi bé bị tiêu chảy.
Các thực phẩm mềm và ít chất xơ khác giúp cải thiện tình hình còn có:
- Bánh quy
- Trứng nấu chín
- Thịt gà không có da
- Khoai tây
- Đậu trắng
Yaourt/ Sữa chua Kefir: Bổ sung vi khuẩn lành mạnh
Sữa và các chế phẩm từ sữa KHÔNG NÊN ăn khi xảy ra tình trạng tiêu chảy. Nhưng yaourt, sữa chua Kefir lại là những thực phẩm mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn giúp bé sơ sinh giảm tiêu chảy.
Vi khuẩn sống, được gọi là probiotic, được tìm thấy trong các món ăn này sẽ thay thế các vi khuẩn lành mạnh thường thấy trong đường tiêu hóa bị mất do tiêu chảy. Probiotics chứa vi khuẩn sống tương tự như vi khuẩn có lợi để chống lại vi trùng trong hệ tiêu hoa.
Khi ăn các món này, mẹ nên chọn yaourt hoặc sữa chưa kefir ít đường. Đường có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng tiêu chảy.
Trà hoa cúc giúp giảm cơn đau dạ dày
Trà hoa cúc Chamomile được cho là giúp giảm bớt chứng đau bụng và viêm bằng cách thư giãn các cơ và lớp lót trong ruột. Trà hoa cúc có ích trong trường hợp tiêu chảy nhẹ đến vừa, giúp giữ nước.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Mẹ cũng lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của trẻ bị tiêu chảy, tùy vào lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để có chế độ ăn thích hợp
Bé nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ
Tiếp tục cho con bú bình thường và tăng số lần bú. Nếu trẻ không bú sữa mẹ, bạn nên cho trẻ ăn sữa trẻ thường dùng nhưng pha loãng hơn 1/2 trong vòng 2 ngày.
Bé 6 tháng tuổi trở lên
Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế, bé nên bổ sung một ít món giàu dưỡng chất như thịt nạc, thịt cá, trứng… Cho con uống nước ép chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm,… để tăng thêm lượng kali, beta, caroten, vitamin C,…
Bé con cần uống sữa nhiều hơn bình thường để bù vào lượng nước đã mất. Bé trên 6 tháng tuổi có thể uống bổ sung 50-100ml oresol sau mỗi lần đi ngoài.
Hy vọng, bài viết trên của MarryBaby giúp mẹ giải đáp thắc mắc “Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì”. Đồng thời, chủ động chọn được chế độ ăn của mẹ giúp ích cho bé sơ sinh giảm tình trạng tiêu chảy.