Tác dụng của gạo lứt với mẹ sau sinh
Hẳn nhiều mẹ đã từng rất ấn tượng với hình ảnh của “ngọc nữ” Tăng Thanh Hà sau 2 lần sinh con. Chỉ hơn một tháng, nữ diễn viên này đã khiến nhiều bà mẹ ngường mộ khi nhanh chóng lấy lại vóc dáng như thời còn son rỗi.
Ngoài việc lúc có bầu cô không tăng cân quá nhiều thì sau khi sinh, người đẹp này bật mí thường xuyên ăn gạo lứt thay cơm trắng, vừa đủ chất dinh dưỡng vừa đốt được lượng mỡ thừa trên cơ thể mà vẫn đủ sữa cho con.
Thực sự gạo lứt là thực phẩm kỳ diệu như thế nào?
Gạo lứt là loại gạo còn nguyên cám, tức là chỉ bỏ đi phần vỏ trấu và giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng cao của hạt gạo. Các chuyên gia dinh dưỡng bật mí rằng, trong lớp cám bao phủ hạt gạo lứt có chứa rất nhiều vitamin B1, chất béo có lợi và axit patothenco. Đây là những dưỡng chất tuyệt vời để giúp kích thích sản xuất sữa mẹ.
Quá trình nuôi con bằng sữa mẹ diễn ra hiệu quả lại có tác động không nhỏ đến việc đốt cháy năng lượng trong cơ thể, giúp mẹ mau chóng tìm lại vóc dáng lý tưởng sau khi sinh. Lượng vitamin dồi dào trong gạo lứt cũng rất có ích cho vẻ đẹp của làn da và mái tóc của mẹ sau sinh. Ngoài ra, lượng chất xơ phong phú có trong gạo lứt giúp các mẹ tránh khỏi những vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, táo bón, đồng thời giảm tích tụ chất béo có hại trong cơ thể.
[inline_article id=160762]
Thực đơn bổ dưỡng từ gạo lứt
Vấn đề quan tâm không chỉ của mẹ và còn của mọi người thân trong gia đình sau khi sinh chính là việc cho con bú nên ăn gì lợi sữa nhất. Theo các chuyên gia, 3 tháng đầu sau sinh mẹ không cần vội vã giảm cân vẫn nên ưu tiên những thực phẩm gọi sữa về.
Thực đơn truyền thống của các mẹ mới sinh thường gồm một phần cơm lớn, món chân giò hầm đu đủ thật nhiều chất béo và các món thịt, cá với số lượng nhiều hơn cả khi mang thai. Nếu mẹ muốn thân hình đang quá khổ của mình không gánh thêm cân nặng mà vẫn mát sữa cho con bú có thể áp dụng thực đơn từ gạo lứt bên cạnh các món ăn bổ dưỡng trên.
Ăn sáng: Bánh cuốn gạo lứt
Nguyên liệu: Gạo lứt, bột đao, muối, dầu ăn; nhân bánh dùng thịt heo hoặc rau củ
Thực hiện: Gạo lứt vo sơ, cho vào máy cùng với chút muối và bột đao, xay thật mịn. Cho hỗn hợp ra tô lớn, khuấy đều lại lần nữa.
Làm nóng chảo, dùng cọ phết đều dầu ăn bề mặt sau đó tráng bánh trên chảo. Vì gạo lứt vẫn còn phần cám, dễ trở bánh nên tráng dày hơn bánh cuốn thường một chút.
Bánh cuốn mẹ có thể đổi vị bằng nhân thịt heo truyền thống, hoặc rau củ xào hay thêm một phần trứng tráng mỏng ăn kèm với nước chấm.
Ăn trưa: Cơm gạo lứt, mè đen
Nguyên liệu: 1 chén gạo lứt, 2 chén nước, muối, mè đen tùy ý
Thực hiện: Cho gạo lứt, nước lọc và 1/4 muỗng cà phê muối vào nồi, khuấy đều, đậy nắp thật kín và đun khoảng 10-15 phút sau đó hạ lửa nhỏ cho đến khi cơm chín.
Mè đen rang trên lửa nhỏ, khuấy liên tục đến khi chín đều. Tắt bếp, để nguội. Sau đó cho vào cối nghiền với muối theo tỷ lệ một muỗng cà phê muối với 20 muỗng.
Cơm chín, dọn ăn cùng với mè đen. Mẹ có thể ăn nhiều bữa trong ngày khi đói.
Bữa xế: Bánh đúc gạo lứt
Nguyên liệu: Gạo lứt, đậu phộng, nước vôi trong, muối
Thực hiện: Gạo lứt ngâm sơ,vo sạch, xay nhỏ với nước vôi trong. Cho hỗn hợp vào nồi đun 2-3 giờ. Khi sôi, vặn nhỏ lửa xuống, cho thêm một ít muối.
Dùng đũa kéo lên, nếu thấy bánh chảy xuống từng dòng thì tắt bếp. Khuấy bánh đều tay. Thêm đậu phộng giã nhuyễn để kích thích vị giác.
[inline_article id=163141]
Bà đẻ nên ăn gì để mát sữa lại giúp cân nặng duy trì ở mức ổn trong 3 tháng đầu tiên? Hãy thử áp dụng thực đơn gạo lức mẹ nhé. Hãy trộn gạo lức vào khẩu phần ăn để năng lượng của bạn lúc nào cũng tràn đầy.