Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Vì sao trẻ 3 tháng bú 60ml 1 lần? Dấu hiệu nhận biết trẻ bú ít

Bài viết hôm nay sẽ giúp mẹ lý giải nguyên nhân vì sao trẻ 3 tháng bú 60ml 1 lần, trẻ 3 tháng bú bao nhiêu ml sữa là đủ cũng như giúp mẹ tìm ra cách ngăn ngừa tình trạng trẻ bú quá ít phải làm sao.

1. Nguyên nhân vì sao trẻ 3 tháng bú 60ml 1 lần?

Bé 3 tháng tuổi uống bao nhiêu ml sữa là đủ? Theo lượng sữa tiêu chuẩn cho bé bú theo từng tháng tuổi, trẻ 3 tháng tuổi cần bú từ 120-150ml 1 lần và duy trì mỗi ngày khoảng từ 4 đến 5 cữ bú. Như vậy, trẻ sơ sinh 3 tháng bú 60ml 1 lần thì có thể bé đang bú ít hơn lượng sữa tiêu chuẩn. 

Nguyên nhân vì sao trẻ 3 tháng bú 60ml 1 lần có thể là do các lý do sau:

  • Bé không có nhu cầu bú nhiều sữa: Vấn đề vì sao trẻ 3 tháng bú 60ml 1 lần mẹ cũng đừng quá lo lắng. Trẻ bú mẹ theo nhu cầu. Bé bú ít sữa có thể là do nhu cầu sữa của bé chỉ cần đến mức 60ml thôi.
  • Dạ dày còn nhỏ: Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ, chỉ chứa được lượng sữa nhất định. Lượng sữa bé bú mỗi lần sẽ tăng dần theo độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng.
  • Sữa mẹ quá nhiều dưỡng chất: Sữa mẹ giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn sữa công thức. Do đó, bé bú mẹ có thể bú ít hơn bé bú sữa công thức. Đây có thể nguyên nhân giải thích vì sao trẻ 3 tháng chỉ bú 60ml sữa mẹ 1 lần.
  • Bé gặp vấn đề khi hút sữa: Một số vấn đề về kỹ thuật hút không đúng, cấu trúc miệng có vấn đề hoặc mắc bệnh ở miệng có thể ảnh hưởng đến lượng sữa bé bú và giải thích vì sao trẻ 3 tháng bú 60ml 1 lần.
  • Vấn đề sức khỏe: Trẻ có thể đang gặp vấn đề sức khỏe như viêm nhiễm tai, nhiễm trùng đường tiêu hóa, hoặc vấn đề về hệ tiêu hóa. Các tình trạng này có thể làm bé mất đi sự thèm ăn hoặc gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa.
  • Sữa mẹ ra không đủ: Nếu trẻ 3 tháng tuổi bú 60ml sữa mẹ 1 lần thì có thể là do sữa mẹ quá ít hoặc không đủ dưỡng chất. Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần uống đủ 2 lít nước và ăn thật nhiều nhóm thực phẩm mỗi ngày. 
vì sao trẻ 3 tháng bú 60ml 1 lần
Vì sao trẻ 3 tháng bú 60ml 1 lần?

2. Làm thế nào để mẹ nhận biết được trẻ chưa bú đủ lượng sữa?

Vì sao trẻ 3 tháng bú 60ml 1 lần mẹ đã biết rồi. Nhưng mỗi trẻ sẽ có nhu cầu bú sữa khác nhau. Vì vậy để biết trẻ có thật sự đang bú ít sữa hơn tiêu chuẩn không mẹ có thể dựa vào các biểu hiện sau:

  • Trẻ 3 tháng chậm tăng cân: Một trong những dấu hiệu chính để nhận biết trẻ chưa bú đủ sữa là bé bị chững cân và phát triển chậm so với tiêu chuẩn.
  • Trẻ thường khóc nhiều: Trẻ bú không đủ sữa thường khóc nhiều và không dễ dỗ sau khi bú. Bé cũng có biểu hiện phờ phạc, ngủ từ 4 tiếng trở lên mỗi lần.
  • Trẻ có tình trạng mệt mỏi sau khi bú: Nếu bé sau khi bú thường xuyên có dấu hiệu mệt mỏi, buồn ngủ hoặc ít năng động, có thể là do bé chưa được cung cấp đủ lượng sữa.
  • Đi tiểu ít hơn: Trẻ bú đủ sữa thường đi tiểu ít nhất 6-8 lần mỗi ngày. Nếu bé đi tiểu ít hơn 4 lần mỗi ngày, có thể là do bé bú không đủ sữa. Ngoài ra, nước tiểu có màu đậm cũng là dấu hiệu bé chưa bú đủ sữa.
  • Ngực mẹ không mềm sau khi cho con bú: Nếu ngực mẹ không mềm sau khi cho con bú, có thể là do bé bú chưa hết sữa.
Làm thế nào để mẹ nhận biết được trẻ chưa bú đủ lượng sữa?
Vì sao trẻ 3 tháng bú 60ml 1 lần?

3. Dấu hiệu trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bú đủ sữa

Đôi khi, trẻ 3 tháng bú 60ml 1 lần là do bé đã bú đủ nhu cầu của mình, sức bú của bé chỉ đến đó thôi thì mẹ không cần phải lo lắng. Mẹ có thể nhận biết bé 3 tháng tuổi đã bú đủ hay chưa dựa vào các biểu hiện dưới đây:

  • Bé bú thường xuyên, 8-12 lần mỗi 24 giờ.
  • Bé vui vẻ, hài lòng không quấy khóc sau khi bú mẹ, tự nhả ti.
  • Tay bé có thể nắm chặt trước khi bú, nhưng thường sẽ mở ra khi bắt đầu bú.
  • Bé tăng cân đều đặn, khoảng 155-240 gram mỗi tuần cho đến bốn tháng tuổi.
  • Trong khi bú, mẹ có thể thấy bé nuốt sữa rõ ràng. Mẹ thậm chí có thể thấy cổ họng bé cử động khi bé nuốt.
  • Phân của bé sẽ chuyển sang màu vàng với kết cấu lỏng và có hạt. Bé đi tiêu 3-4 lần mỗi ngày.

4. Trẻ sơ sinh 3 tháng bú ít phải làm sao?

Nếu trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bú ít, có một số biện pháp mẹ có thể thực hiện để cải thiện lượng sữa bé bú mỗi lần:

  • Đảm bảo rằng trẻ được đặt trong một môi trường yên tĩnh, thoáng đãng và không có những yếu tố gây phiền nhiễu, ồn ào.
  • Kiểm tra lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức mà trẻ đang uống. Nếu bé đang bú sữa mẹ, hãy đảm bảo rằng quá trình cho con bú diễn ra đủ lâu để bé có thể tiếp cận với sữa có nhiều chất béo và nhu cầu dinh dưỡng của bé được đáp ứng. Nếu trẻ đang bú sữa công thức, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng công thức được pha chế đúng cách và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé.
  • Xác định hoặc đi khám xem trẻ có thể gặp vấn đề sức khỏe nào khác có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, chẳng hạn như viêm nhiễm hoặc khó thở. 
  • Thử thay đổi vị trí cho bé khi cho bú. Đôi khi, việc đổi vị trí khi cho bé bú có thể giúp bé cảm thấy thoải mái hơn và tăng cường sự kích thích sữa để bú.
  • Tạo môi trường thích hợp cho việc cho con bú. Đảm bảo rằng mẹ và bé đều thoải mái và không gặp căng thẳng trong quá trình cho con bú. Thời gian bú nên được bảo đảm và không bị giới hạn.
  • Mẹ bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất để sữa mẹ dồi dàonhiều dinh dưỡng cho bé bú.
Vì sao trẻ 3 tháng bú 60ml 1 lần?
Vì sao trẻ 3 tháng bú 60ml 1 lần? Trẻ sơ sinh 3 tháng bú ít phải làm sao?

[inline_article id=192487]

Vì sao trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bú chỉ 60ml 1 lần có thể không phải lúc nào cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu mẹ lo lắng về tình hình bú sữa, lượng sữa bé nạp vào không đủ thì nên cho bé đi khám bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân và biện pháp kịp thời.

Ngoài ra, trên MarryBaby có công cụ giúp mẹ biết được Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? để mẹ điều chỉnh chế độ ăn, bú sữa cho mẹ hợp lý hơn. Mẹ còn có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà mẹ đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên MarryBaby tại góc bên phải trên màn hình để được hưởng quyền lợi độc quyền ngay mẹ nhỉ!

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú đêm không?

Cũng chính vì vậy mà nhiều mẹ bỉm thắc mắc rằng là có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú đêm không. Vì các mẹ sợ các con không phát triển tốt khi thiếu sữa mẹ. Để trả lời cho câu hỏi có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú hay không; cùng MarryBaby theo dõi nội dung này mẹ nhé!

1. Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú đêm không?

Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú đêm không thì câu trả lời là CÓ. Lý do là vì dạ dày của bé dưới 1 tháng tuổi còn rất nhỏ, bé cần được đánh thức để bú sữa giúp đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể (theo nghiên cứu của trường Đại học Stanford Medicine Children’s Health).

Do đó, mẹ cần đánh thức bé dậy sau mỗi 3–4 giờ để cho bé bú cho đến khi trẻ có dấu hiệu tăng cân tốt; đặc biệt là trong vài tuần đầu tiên sau sinh. Cho đến khi trẻ đã được 2-3 tháng tuổi, bé có thể ngủ giấc dài hơn (5-6 tiếng); tuy không phải đứa trẻ nào cũng vậy.

Nhìn chung, chăm sóc trẻ một tháng đầu sau sinh rất vất vả. Để đảm bảo bé có thể phát triển tối ưu nhất, cha mẹ hãy cố gắng đảm bảo con có đủ dưỡng chất từ sữa mẹ; và ngủ đúng giấc và đủ thời gian nhé.

Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú đêm hay không?
Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú đêm hay không? Hoàn toàn không nên cha mẹ nhé.

2. Cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú

Sau khi biết có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy để bú đêm hay không; MarryBaby mách cha mẹ cách đánh thức bé:

  • Chạm nhẹ bé: Cù nhẹ vào chân hoặc xoa nhẹ tay, chân và lưng bé.
  • Thay tã cho bé: Chuyển động và cảm giác thay tã sẽ đánh thức bé dậy.
  • Lau mặt cho bé: Nhẹ nhàng lau mặt cho trẻ bằng khăn ướt sạch và ấm.
  • Vỗ ợ hơi cho trẻ: Vỗ và xoa lưng bé có thể giúp mẹ đánh thức bé dậy bú.
  • Nói chuyện với bé: Chỉ cần nghe thấy giọng nói của mẹ cũng đủ để đánh thức bé dậy.
  • Vuốt ve má của bé: Nếu mẹ đã cho bé ngậm vú nhưng bé không chịu bú, hãy vuốt ve nhẹ nhàng má trẻ.
  • Gỡ mền khỏi người bé: Sự thay đổi nhiệt độ sẽ giúp đánh thức bé; tuy nhiên, mẹ đừng cởi quần áo của bé nhé.
  • Giảm ánh sáng trong phòng: Mắt của trẻ rất nhạy cảm với ánh sáng chói. Trẻ nhỏ có thể dễ mở mắt hơn và thức dậy trong phòng tối hơn.
Cách đánh thức bé dậy
Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú? Có, nhưng cần lưu ý cách đánh thức bé.

3. Cho trẻ bú đêm như thế nào là đúng cách?

Sau khi mẹ đã biết, là khi nào nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú đêm; các mẹ cũng muốn biết cách cho trẻ bú đêm như thế nào là đúng và an toàn. Các mẹ nên lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo việc cho trẻ bú đêm hoàn toàn đúng cách nhé. 

Những lưu ý bao gồm:

  • Mẹ nên mặc quần áo thoải mái khi đi ngủ để dễ dàng cho trẻ bú lúc nửa đêm.
  • Chuẩn bị sẵn đồ dùng gần tay mẹ: Mẹ nên chuẩn bị sẵn bình nước; tã; hoặc đồ ăn nhẹ cho mẹ, để mẹ tiện lấy và không phải di chuyển tạo ra tiếng động lúc nửa đêm.
  • Hạn chế bật đèn sáng khi trẻ bú đêm: Nếu cần thiết, mẹ có thể sử dụng đèn ngủ để dễ dàng quan sát con; đồng thời cũng giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ sau khi bú đêm xong.
  • Cho bé bú đúng tư thế: Trong bài viết hướng dẫn cho con bú đúng tư thế MarryBaby đã từng đề cập; mẹ nên đặt con trong tư thế nằm nghiêng để tránh tình trạng bé bị sặc khi bú mẹ. Nếu bồng bé quá lâu khiến mẹ bị mỏi thì mẹ nên nằm nghiêng sang một bên, đặt phần đầu và cổ của bé lên gối cao để hạn chế bé sặc sữa; nhất là những mẹ có sữa nhiều.
  • Sức khỏe của mẹ là quan trọng: Mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi và ăn uống mỗi khi có thể, để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ. Đây là cách giúp mẹ có một sức khỏe tốt để chăm con; đồng thời hạn chế nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Tham khảo nội dung chủ đề “có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú đêm”:

Đừng quên đăng nhập vào MarryBaby để nhận cập nhật mới nhất về cách nuôi dạy và chăm sóc con.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú mẹ và sữa công thức theo tháng

Vì vậy, MarryBaby sẽ gửi đến cha mẹ Bảng ml sữa chuẩn cho bé theo từng tháng của cả trẻ bú mẹ và bú bình; cũng như cách tính lượng sữa theo cân nặng của bé.

1. Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú mẹ theo từng tháng

Sữa mẹ có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển sau này của bé. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, thúc đẩy sự phát triển cơ thể trẻ, kích thích sự phát triển của não. Sữa mẹ cung cấp cho bé hệ miễn dịch vững chắc, ngừa các bệnh nhiễm khuẩn; nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp.

Về cơ bản, mẹ có thể cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bú sữa bất cứ lúc nào bé thấy đói; hay hiểu theo cách khác là cho bé bú theo nhu cầu. Lượng sữa cho trẻ sơ sinh lý tưởng là từ 45 – 88 ml (1.5 – 3 ounces) mỗi lần bú; cách khoảng 3h giữa các cữ bú tuỳ theo tuần tuổi của trẻ.

Trẻ sơ sinh uống bao nhiêu ml sữa? Dưới đây là Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú mẹ theo từng tháng chi tiết hơn để mẹ tham khảo và dựa theo.

bảng ml sữa chuẩn cho bé theo tháng

Lượng sữa cho bé theo độ tuổi:

  • Bé 3 ngày tuổi: bú khoảng 15ml/lần.
  • Bé 4 ngày tuổi: bú được khoảng 30ml/lần.
  • Khi được 5 ngày tuổi: bú được khoảng 45 ml.
  • Khi bé được hai tuần tuổi, bé sẽ bú được 480 – 720 ml sữa mỗi ngày.
  • Khi được 1 tháng tuổi, bé sẽ cần bú khoảng 750 – 800 ml sữa mẹ mỗi ngày. 

Khi lớn hơn đến giai đoạn ăn dặm, bé sẽ bú ít lại và ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý trẻ dưới 12 tháng nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa; vì vậy cần đảm bảo tối thiểu 500 – 700ml sữa trong ngày ở trẻ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ mẹ đã biết chưa?

2. Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú sữa công thức theo từng tháng

Trẻ sơ sinh bú sữa công thức cũng khá giống trẻ bú mẹ. Mẹ có thể cho bé bú bất cứ lúc nào bé đói.

  • Trong vài ngày đầu đời, hầu hết trẻ sơ sinh bú sữa công thức sẽ cần bú lại sau khoảng 2–3 giờ một lần.
  • Khi bé lớn hơn và bao tử của bé có thể chứa được nhiều sữa hơn. Bé thường cần bú khoảng 3–4 giờ một lần.
  • Khi trẻ nhiều ngày tuổi hơn, bé sẽ ổn định thói quen bú hơn và ngủ lâu hơn vào ban đêm mà không cần bú bình. Vì vậy mẹ có thể cai ti đêm cho trẻ khi bé đạt từ 6kg trở lên; để trẻ được ngủ xuyên đêm và phát triển toàn diện hơn.

Mẹ có thể tham khảo Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú sữa công thức theo từng tháng dưới đây để đảm bảo bé bú đủ.

bảng ml sữa chuẩn cho bé theo tháng
Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú sữa công thức theo từng tháng

(*) Mẹ lưu ý rằng, nếu bé quá thời gian cần bú sữa, hãy đánh thức bé dậy để cho bé bú nhé!

>> Mẹ xem ngay Bí quyết pha sữa bột cho bé đúng chuẩn

3. Lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo cân nặng

Ngoài dựa theo Bảng ml sữa chuẩn cho bé theo tháng, mẹ có thể lượng sữa bé bú theo tháng tuổi dựa theo cân nặng. Công thức như sau:

[key-takeaways title=”Công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo cân nặng”]

Lượng sữa (ml)/ ngày = Cân nặng bé x 150ml

[/key-takeaways]

Ví dụ: Bé nặng 6,5kg thì lượng sữa 1 ngày bé cần là: 6,5×150=970ml

>> Mẹ có thể tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-10 tuổi chuẩn nhất

Gợi ý sữa bột giúp bé 1-6 tuổi phát triển tư duy và thể chất:

[affiliate-product id=”320236″ sku=”314689ID707″ title=”Sữa Bột Enfagrow A2 Neuropro 3 Cho Bé Từ 1-6 Tuổi” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

4. Biểu hiện cho thấy bé bú mẹ đã đủ sữa

Dưới đây là các dấu hiệu bé đã bú đủ sữa mẹ:

  • Bé tự nhả vú mẹ khi cảm thấy bú đủ.
  • Miệng của bé còn ướt sau khi bú mẹ.
  • Mẹ có thể nghe và nhìn thấy bé nuốt.
  • Bé bú một cách bình tĩnh và thoải mái.
  • Vẻ mặt bé hài lòng sau hầu hết các lần bú.
  • Má của bé luôn tròn, không hóp trong khi bú.
  • Bé bắt đầu bú nhanh, nhịp nhàng và đôi khi tạm dừng.
  • Ngực của mẹ cảm thấy mềm hơn sau khi cho bé bú.
  • Mẹ cảm thấy buồn ngủ và thư giãn sau khi cho bé bú.
  • Màu sắc nước tiểu nhạt màu, không mùi; bé có thể thay ướt 6-8 tã trong ngày từ 5 ngày tuổi trở đi.

5. Dấu hiệu bé bú không đủ sữa

Dấu hiệu bé vẫn còn đói

Các dấu hiệu dưới đây cho thấy trẻ đang đói hoặc bú không đủ sữa:

  • Bé hay lè lưỡi.
  • Bé hay mở miệng.
  • Bé mím môi như muốn mút ti.
  • Bé đảo, di chuyển lưỡi liên tục. 
  • Bé mút ngón tay hoặc ngón tay.
  • Co rúc người vào lồng ngực mẹ.
  • Bé hay ngọ nguậy đầu sang trái rồi lại phải.
  • Bé quấy khóc, tỏ vẻ khó chịu ngay cả khi bú mẹ liên tục.
  • Nước tiểu bé màu sẫm và thay ít hơn 6 tã trong ngày từ 5 ngày tuổi trở đi.
  • Mẹ có thể không nghe bé nuốt; tuy nhiên ở một số bé nuốt rất nhẹ có thể không nghe thấy thì cần thêm các yếu tố khác để đánh giá.

[inline_article id=81021]

6. Những lưu ý khi cho bé bú sữa

  • Bảng ml sữa chuẩn cho bé theo tháng tuổi và cân nặng chỉ mang tính chất tham khảo trong quá trình nuôi con. Trên thực tế, lượng sữa bé nạp vào cơ thể còn phụ thuộc lượng sữa có trong bầu ngực mẹ, dung tích dạ dày và các vấn đề tiêu hóa của bé.
  • Không nên cho bé bú quá ⅔ thể tích dạ dày vì dễ khiến bé bị nôn trớ.
  • Không nên ép trẻ bú. Bởi ép bé bú sẽ khiến bé sợ mỗi lần được cho bú và xảy ra tình trạng biếng ăn. Thay vào đó, quan sát nhu cầu bú sữa của bé để bé bú hợp lý.
  • Với những trẻ sinh ra có thể trạng yếu, mẹ cần chú ý sát sao hơn đến lượng sữa con bú mỗi ngày và nhờ sự tư vấn của bác sĩ để cung cấp lượng dinh dưỡng tốt nhất cho con.
  • Trong 72 giờ sau sinh, đây là thời gian lượng sữa mẹ tiết ra với lượng sữa non với nhiều dưỡng chất và chứa chất tăng cường miễn dịch tự nhiên rất tốt cho sức khỏe của bé.

Trên đây là Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú mẹ theo từng tháng Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú sữa công thức theo từng tháng. Mẹ có thể dựa vào bảng trên để điều chỉnh lượng sữa và tần suất bú của bé. Nếu mẹ vẫn không chắc chắn, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

9 cách cai sữa đêm cho bé bú bình cha mẹ nên biết!

Những cách cai sữa đêm cho bé bú bình hiệu quả là gì để giúp các bậc cha mẹ đây? Cha mẹ hãy đọc trong bài viết để biết độ tuổi, dấu hiệu bé bú bình đã sẵn sàng cai sữa đêm. Đồng thời, có thông tin về 9 cách cai sữa đêm cho trẻ sơ sinh bú bình vô cùng hữu hiệu.

1. Khi nào mẹ có thể cai sữa đêm cho bé bú bình?

Theo Raising Children Network (một trang website về nuôi dạy con uy tín tại Úc); các bé bú sữa công thức từ 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu tiến hành cách cai bú sữa bình vào ban đêm; nhưng bé bú sữa mẹ nên ngừng bú cữ đêm khi trên 12 tháng tuổi.

Khi bé được hơn 6 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu dần làm quen với việc ăn dặm các thực phẩm dạng đặc rắn; cũng như cơ thể trẻ tăng trưởng nhanh chóng; nên không cần nạp thêm năng lượng vào ban đêm. Vì vậy, mẹ nên tìm cách giúp cai sữa đêm cho bé bú sữa công thức từ bình nếu bé đã dần quen với việc ăn dặm.

[key-takeaways title=”Dấu hiệu có thể cai sữa đêm cho bé là gì?“]

  • Bé từ 6 tháng tuổi trở lên, đã sẵn sàng để có thể ngủ xuyên đêm.
  • Cân nặng của bé đạt từ 5,5kg – đây là mức cân nặng mà bé không cần bú đêm để trao đổi chất nữa.
  • Bé bắt đầu ít thức giấc hơn để đòi bú sữa vào ban đêm.

[/key-takeaways]

Để chắc chắn, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thời điểm chính xác mẹ có thể áp dụng cách cai sữa đêm cho bé bú bình.

2. Cách cai sữa đêm cho bé bú bình hiệu quả

cách cai sữa đêm cho bé bú bình

2.1 Cho trẻ bú sữa trước khi đi ngủ

Việc cho con bú trước khi đi ngủ sẽ giúp ích nhiều trong cách cai sữa đêm cho bé bú bình. Vì khi đó, trẻ sẽ ít khi bị đói giữa đêm. Thêm vào đó, sau bú sữa, bé sẽ “căng da bụng trùng da mắt”; điều này cũng giúp con dễ đi vào giấc ngủ hơn; hạn chế tình trạng con thức giấc giữa đêm đòi bú sữa.  

2.2 Giảm dần số lần bú cũng như số lượng sữa bé bú mỗi đêm

Cách cai sữa đêm cho bé bú bình chính là từ từ giảm dần số lần bú; và kéo giãn các lần bú để bé quen dần với việc cai sữa đêm. Bên cạnh đó mẹ cũng nên giảm dần dần lượng sữa trong bình bú theo mỗi đêm cho bé. Ví dụ:

  • Đêm đầu tiên cho bé bú 200ml 3 cữ.
  • Đêm thứ 2 vẫn giữ 3 cữ nhưng chỉ cho cho bé bú 150ml.
  • Đêm 3 thì giảm còn 2 cữ và 150ml.
  • Cứ thế mà giảm dần số cữ, và số lượng sữa luân phiên nhau qua mỗi đêm.

Dần dần, bé sẽ dần thích nghi thời gian biểu uống sữa này và không đòi thức dậy, thậm chí quấy khóc đòi bú giữa đêm nữa.   

2.3 Cai sữa đêm cho bé bú bình bằng cách pha loãng sữa với nước

Đối với nhiều bé chưa thể quen với việc cắt giảm lượng sữa; mẹ có thể pha loãng sữa hơn với nước. Cụ thể, bình thường mẹ pha 1 muỗng sữa với 60ml nước; thì bây giờ, với 60ml nước đó mẹ chỉ sử dụng nửa muỗng sữa công thức thôi.   

2.4 Cho bé ăn nhiều hơn vào ban ngày

cách cai sữa đêm cho bé bú bình

Ban ngày, bên cạnh việc cho bé bú sữa, gia tăng số lượng sữa, cữ bú cho bé; cách cai sữa đêm cho bé bú bình chính là gia tăng lượng thức ăn dặm cho bé. Mẹ nên cho bé ăn các món giàu dinh dưỡng; nhưng cũng không kém phần thơm ngon để kích thích sự thèm ăn vào ban ngày cho bé.

Đồng thời, mẹ có thể cho bé ăn thêm các bữa phụ vào buổi tối trước khi đi ngủ bằng trái cây, các loại bột…

>> Che mẹ có thể tham khảo: Mẹo cai sữa bằng trứng, bé bỏ bú nhẹ nhàng không quấy khóc

2.5 Cai sữa đêm cho bé bú bình bằng cách cất bình sữa khỏi tầm mắt của trẻ

Nhiều khi bé tỉnh dậy giữa đêm chỉ đơn giản là do bé quen giấc thôi chứ không phải vì bé đang đói. Thế nhưng nếu bé thức giấc mà nhìn thấy bình bú là bé sẽ đòi bú ngay; mẹ không cho là bé khóc, quấy phá đòi bình bú cho bằng được.

[key-takeaways title=””]

Mẹ có thể đặt bình sữa ở đầu tủ, kệ đầu giường hoặc trong hộp kín đều được, miễn là khuất mắt và bé không nhìn thấy để bé quên đi, kết hợp trò chuyện, hát cho con nghe để con ngủ trở lại.

[/key-takeaways]

2.6 Nói với con rằng bình sữa chỉ dành cho em bé

Bé sơ sinh dù chưa biết nói nhưng con có thể hiểu được những gì mẹ truyền đạt. Mẹ trò chuyện với bé vào buổi tối; tốt nhất là trước khi ngủ về việc con nên bỏ bình sữa vì bây giờ con đã là một “người lớn”. Bình sữa chỉ dành cho em bé thôi, với lại bú bình vào ban đêm; sâu răng sẽ đến và tấn công răng, làm “thần răng” buồn.

Khi nghe mẹ nói như thế, bé sẽ cảm thấy mình phải lớn hơn; và từ bỏ việc bú bình buổi tối vì nghĩ rằng việc đó chỉ dành cho con nít.

2.7 Mẹo cai sữa cho bé: Dùng vật thay thế bình sữa của bé

Đây cũng là một trong những cách cai sữa đêm cho bé bú bình hữu ích. Vật thay thế ở đây có thể là núm vú giả, gấu bông hoặc chăn bông,… Mục đích của những vật thay thế này chính là đánh lạc hướng sự tập trung của bé vào bình sữa.

2.8 Dỗ dành, tạo cảm giác an toàn khi bé thức dậy mỗi đêm

dỗ dành, âu yếm bé
Dỗ dành, tạo cảm giác an toàn khi bé thức dậy là cách cai sữa đêm cho bé bú bình hữu hiệu

Thể hiện tình cảm với bé cũng giúp cách cai sữa đêm cho bé bú bình của mẹ thành công hơn. Đôi khi trẻ thức dậy khóc lúc nửa đêm là do giật mình, bé không có cảm giác an toàn nên việc ngậm bình, bú sữa sẽ giúp con an tâm hơn. 

Mẹ hãy ôm con vào lòng, vỗ về con những lúc này nhé. Hãy làm con cảm thấy an toàn, thoái mải và được yêu thương nhất có thể. Mẹ cũng có thể hát ru, kể chuyện cho con nghe để con ngủ ngon hơn. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé bú đêm nhiều phải làm sao để khắc phục?

2.9 Cho bé ăn trong mơ (Dream feed)

Ăn trong mơ (Dream feed) là mẹ cho con ăn khi con vẫn đang trong giấc ngủ; không làm gián đoạn thời gian nghỉ ngơi của bé. Đây là cách cai sữa đêm cho bé bú bình hiệu quả vì con sẽ không bị giật mình dậy giữa đêm vì đói mà còn giảm bớt nỗi lo dỗ con ngủ mỗi đêm của mẹ. 

2.10 Giảm thời gian bú sữa vào buổi tối

Nếu cữ bú đêm của bé dưới 5 phút; mẹ có thể loại bỏ dần các cữ bú đêm bằng cách ngừng cho trẻ bú hoàn toàn; đồng thời, cho trẻ ổn định lại giấc ngủ. Lưu ý rằng có thể mất vài đêm để mẹ và bé quen với thói quen mới.

Nếu cữ bú đêm của bé thường dài hơn 5 phút; mẹ có thể cắt giảm dần thời gian cho bú trong 5-7 đêm. Mẹ hãy giảm thời gian cho trẻ bú 2-5 phút mỗi hai đêm. Ví dụ, nếu con bạn thường bú trong 10 phút; hãy cho bé bú 8 phút trong 2 đêm; sau đó 6 phút trong 2 đêm tiếp theo, v.v.

[key-takeaways title=”9 cách cai sữa đêm cho bé bú bình”]

  1. Cho trẻ bú bình hoặc bú mẹ trước khi đi ngủ.
  2. Giảm dần số lần bú cũng như số lượng sữa bé bú mỗi đêm.
  3. Cai sữa đêm cho bé bú bình bằng cách pha loãng sữa với nước.
  4. Cho bé ăn nhiều hơn vào ban ngày.
  5. Cai sữa đêm cho bé bú bình bằng cách cất bình sữa khỏi tầm mắt của trẻ.
  6. Nói với con rằng bình sữa chỉ dành cho em bé.
  7. Dùng vật thay thế bình sữa của bé.
  8. Dỗ dành, tạo cảm giác an toàn khi bé thức dậy mỗi đêm.
  9. Cai sữa đêm bằng phương pháp cho bé ăn trong mơ (dream feed).
  10. Giảm thời gian bú sữa vào tối muộn của bé.

[/key-takeaways]

[inline_article id=69794]

3. Một số lưu ý trong cách cai sữa đêm cho bé bú bình

Bên cạnh những lợi ích, cai sữa đêm cho bé bú bình cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sức khỏe của bé nếu mẹ nếu không thực hiện đúng cách. Do đó, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Không cai sữa khi bé đang gặp vấn đề về sức khỏe như cảm lạnh, sốt, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
  • Cách cai sữa đêm cho bé bú bình là một quá trình, mẹ nên giữ bình tĩnh, kiên trì.
  • Tuyệt đối không nên gấp gáp hoặc tức giận với trẻ.
  • Theo dõi tỉ mỉ sự phát triển về cân nặng của bé trong thời gian cai sữa đêm để điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 17 cách cai sữa cho bé an toàn, hiệu quả và mẹo cai sữa đêm cho bé

Hy vọng với 9 cách cai sữa đêm cũng như 3 lưu ý ở trên, cha mẹ đã có thể bớt đi gánh nặng con quấy khóc đòi bú mỗi tối và đồng thời bé cũng phát triển khỏe mạnh như các bạn đồng trang lứa. 

Categories
Năm đầu đời của bé Cho con bú

Cho con bú sau khi sinh mổ: Mẹ cần lưu ý những gì?

Nếu trẻ sinh thường được tiếp nhận vi sinh vật khỏe mạnh, đặc biệt là các lợi khuẩn bifidobacterium để hình thành hệ vi sinh đường ruột và góp phần hoàn thiện hệ miễn dịch thì trẻ sinh mổ lại “bỏ lỡ” cơ hội này. Chính vì vậy, trẻ sinh mổ dễ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hệ miễn dịch chậm hoàn thiện và có nguy cơ đối mặt với nhiễm trùng, ốm vặt cao hơn trẻ sinh thường [9], [10]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1,3 lần [12].

Sữa mẹ luôn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt với trẻ sinh mổ. Sữa mẹ mang đến cho trẻ rất nhiều dưỡng chất có lợi cho hệ miễn dịch, giúp trẻ sinh mổ giảm nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe như:

  • HMO, đại dưỡng chất nhiều thứ 3 trong sữa mẹ. Có rất nhiều loại HMO khác nhau nhưng phổ biến nhất là 5 loại HMO: 2’-FL, 3-FL; LNT, 3′-SL, 6’-SL có vai trò nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tạo nền tảng khoẻ mạnh cho hệ tiêu hoá, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ [14], [15]. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy, HMO 2’-FL có thể giúp trẻ giảm nguy cơ nhiễm trùng hô hấp lên đến 66%. 
  • Nucleotides, dưỡng chất giúp tăng cường sản sinh kháng thể. Theo kết quả của các nghiên cứu, nucleotides có thể giúp cơ thể trẻ sản xuất kháng thể tốt hơn 86% sau khi tiêm chủng vaccine HIB và còn có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc tiêu chảy [16], [17], [18].
  • Lợi khuẩn Bifidobacterium: Chủng lợi khuẩn có thể giúp củng cố hệ tiêu hóa, giúp giảm số ngày mắc tiêu chảy và giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ  [16], [17], [18].

Tuy nhiên, mẹ sinh mổ lại có thể gặp nhiều khó khăn khi cho con bú do nhiều nguyên nhân từ thể chất đến tâm lý. Trong bài viết này, Marry Baby sẽ giúp bạn hiểu hơn về những khó khăn mà bạn có thể phải đối mặt khi cho bú sau sinh mổ, cũng như cung cấp một số bí quyết hữu ích để giúp mẹ giảm bớt nỗi lo và chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình chăm sóc bé yêu.

Những khó khăn mẹ có thể gặp phải khi cho con bú sau khi sinh mổ

Sau sinh mổ, mẹ có thể sẽ gặp một chút khó khăn trong việc cho con bú. Hiểu rõ những khó khăn có thể gặp phải khi cho con bú sau khi sinh mổ sẽ giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình chăm sóc bé yêu [2]. 

  • Cơn đau từ vết mổ và tử cung co lại có thể khiến bạn thấy khó chịu khi cho con bú [2]. Ngoài ra, đau cũng có thể làm hạn chế việc di chuyển nên khiến bạn khó có thể cho bé bú. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách cho bé bú trong tư thế nằm nghiêng hoặc tư thế ngồi (cặp chặt hoặc bắt chéo) để tránh đụng vào vết thương [1]. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ, Paracetamol hoặc ibuprofen có thể dùng khi cho con bú nhưng nên tránh dùng codein hay aspirin [13].
  • Sinh mổ có thể làm chậm thời gian tạo sữa. Thời gian sữa mẹ tạo ra sau sinh mổ có thể chậm hơn so với sinh thường. Nguyên nhân là do mẹ không trải qua quá trình chuyển dạ nên việc sản xuất hormone cho con bú có thể bị ảnh hưởng [1].
  • Thuốc tê hoặc thuốc gây mê khi sinh có thể khiến việc cho con bú sau khi mổ gặp khó khăn. Các loại thuốc này có thể khiến mẹ và bé buồn ngủ khiến mẹ không thể cho bé bú ngay [1]. 
  • Ngoài ra, sau sinh mổ, mẹ và bé có thể được tách ra để chăm sóc. Việc trì hoãn tiếp xúc da kề da có thể khiến cơ thể mẹ thiếu hormone tạo sữa là prolactin và hormone tiết sữa oxytocin, khiến tuyến sữa không được kích thích dẫn đến tình trạng sữa mẹ về chậm sau sinh mổ [2], [3].
  • Tâm lý của mẹ sau sinh mổ cũng có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú. Nếu phải sinh mổ khẩn cấp mà không có sự chuẩn bị trước hoặc mẹ phải trải qua một cuộc sinh nở khó khăn, mẹ có thể thấy mệt mỏi và lo lắng. Tình trạng căng thẳng này có thể khiến hormone có tác dụng tạo sữa mẹ được sản xuất ra ít hơn và khiến việc cho con bú sau khi sinh mổ trở nên khó khăn [1], [2].
  • Trẻ sinh mổ không muốn bú mẹ do có nhiều dịch nhầy trong phổi. Nguyên nhân là do trẻ sinh mổ không đi qua đường sinh của mẹ nên phổi không được các cơ ở thành âm đạo và xương chậu của mẹ ép chặt để đẩy hết dịch nhầy ra ngoài [1], [4].

Mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao? Gợi ý cách gọi sữa về cho mẹ

cho con bú sau sinh mổ

Tuy việc cho con bú sau khi sinh mổ có nhiều khó khăn nhưng mẹ đừng vội bỏ cuộc hoặc cũng đừng tự gây áp lực cho bản thân mình.Căng thẳng sẽ càng gây khó khăn trong việc cho con bú sữa mẹ! Thay vào đó, bạn có thể thử áp dụng những mẹo nhỏ sau để có thể gọi sữa về: 

Cho con bú càng sớm càng tốt và cho bú thường xuyên

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) khuyến cáo mẹ nên cho con bú sớm nhất có thể, tốt nhất trong vòng 1 tiếng sau sinh [5]. Việc cho trẻ bú sớm sau khi sinh sẽ kích thích cơ thể mẹ bài tiết sữa sớm, giúp khả năng tiết sữa kéo dài hơn và thời gian cho con bú lâu hơn [3].

Với mẹ sinh mổ, nếu gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống, mẹ vẫn có thể tỉnh táo nên cần cho bé bú ngay [2]. Đối với trường hợp gây mê toàn thân, quá trình hồi phục sẽ lâu hơn. Nếu không thể cho con bú ngay, hãy yêu cầu được ôm bé và thực hiện da kề da ngay khi có thể. Khi được ôm bé, bạn hãy đặt em bé lên bầu vú để có thể để kích thích phản xạ bú mẹ của bé và việc tiết sữa của mẹ [2].

Ngoài cho bé bú sớm mẹ cũng nên cho bé bú thường xuyên, sau mỗi 1 – 3 tiếng [2]. Việc cho con bú thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể của người mẹ hình thành được phản xạ tiết sữa, giúp tuyến vú làm việc hiệu quả và làm cho khả năng tiết sữa được ổn định hơn [3].

Thực hiện tiếp xúc da kề da 

Tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé là điều được khuyến khích thực hiện ngay sau khi sinh bởi điều này có thể giúp: [1], [11]

  • Tăng sự liên kết giữa mẹ và bé
  • Tăng mức độ hormone oxytocin – hormone có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiết sữa của mẹ
  • Giúp da trẻ tiếp nhận những vi khuẩn trên da tốt từ mẹ
  • Trẻ ngậm và bú mẹ thường xuyên hơn;

Các hướng dẫn về sinh mổ đều khuyến cáo phụ nữ sinh mổ cần được hỗ trợ tiếp xúc da kề da với con càng sớm càng tốt sau khi sinh nếu muốn cho con bú. Với mẹ sinh mổ, việc thực hiện tiếp xúc da kề da trong vòng một giờ đầu tiên có thể là điều khó khăn. Tuy nhiên, mẹ nên thực hiện điều này ngay khi có thể để giúp kích thích sản xuất hormone tiết sữa và giúp sữa mẹ dần dần về nhiều hơn [1].

Massage bầu ngực để kích thích sữa mẹ về nhiều hơn

Massage ngực nhẹ nhàng trước khi cho con bú là một trong những cách gọi sữa về mà mẹ sinh mổ có thể thử. Massage nhẹ nhàng lên bầu ngực không chỉ giúp cơ thể sản sinh ra oxytocin, kích thích tuyến sữa hoạt động mà còn giúp kích thích giãn nở các nang sữa giúp cho việc xuống sữa tốt hơn [6].

Để kích thích sữa về hiệu quả, các mẹ hãy thực hiện các bước massage sau:

  • Ngồi và tựa lưng ra phía sau
  • Sử dụng tay, hoặc khăn để tiến hành massage
  • Xoa nhẹ bầu ngực
  • Đặt ngón cái và ngón trỏ tạo thành chữ C, đầu 2 ngón tay thành 1 hàng ngang với đầu ngực
  • Nhấn nhẹ bầu sữa – ép một lực vừa phải – thả lỏng. Thực hiện đến khi thấy sữa xuất hiện và thực hiện lần lượt cho mỗi bên.

Đừng lo lắng khi không thấy sữa trong 1 vài phút đầu tiên, hãy nhẹ nhàng và kiên trì thực hiện đến khi sữa xuất hiện [7].

Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học

Để sữa mẹ về nhanh, về nhiều, trong thực đơn ăn uống, mẹ nên ăn đa dạng và đầy đủ các nhóm thực phẩm như nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thêm vào thực đơn các món lợi sữa như như cháo cá chép, canh rau ngót thịt bò, chân giò hầm đu đủ, các loại nước như nước mè đen, nước đinh lăng, nước gạo lứt… [3] Uống đủ nước mỗi khi thấy khát hoặc khi thấy nước tiểu sẫm màu. Mẹ cũng có thể uống một cốc nước mỗi khi cho con bú. Cần đặc biệt lưu ý với đồ uống có đường và caffeine. Vì quá nhiều đường sẽ gây khó khăn trong việc lấy lại vóc dáng sau sinh. Mẹ cũng không nên nạp quá nhiều caffeine, cụ thể là không quá 710ml. Vì caffeine mẹ nạp vào quá mức sẽ khiến bé dễ kích động hoặc bị rối loạn giấc ngủ [8].

Nhờ đến sự trợ giúp của “trợ thủ”

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh mổ. Nếu sau sinh mổ việc cho con bú vẫn còn nhiều khó khăn, những cách gọi sữa về trên không hiệu quả ngay lập tức khiến bé không nhận đủ lượng sữa cần thiết thì mẹ cũng đừng quá lo làm ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa. Thay vào đó, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của công thức sữa phù hợp cho trẻ sinh mổ với các thành phần 5 HMOs, Nucleotides và lợi khuẩn BB-12.

Qua những chia sẻ trên đây, Marry Baby hi vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về những vấn đề mẹ có thể gặp phải khi cho con bú sau sinh mổ cũng như một số cách gọi sữa về đơn giản. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên, nếu sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu của bé hoặc mẹ không thể cho bé bú, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của công thức sữa phù hợp để giúp trẻ sinh mổ phát triển tốt nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại? Làm gì khi con ọc sữa?

Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi vì khi nôn ra; cơ thể của bé sẽ không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng do bị đói. Nhưng nếu cho trẻ bú liền thì có ảnh hưởng gì đến hệ tiêu hóa của trẻ hay không? Marry Baby sẽ để ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Thuật ngữ “ọc sữa” hay còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản; điều này xảy ra khi sữa bị trào ngược lên thực quản. Ọc sữa không giống như nôn mửa, trẻ sơ sinh thường không ý thức được khi chúng bị ọc sữa.

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Tình trạng này xảy ra khi bé được cho bú quá nhiều hoặc nuốt phải không khí khi bú sữa. Ọc sữa sẽ xuất hiện ở trẻ sơ sinh cho đến khi có thể ăn được thức ăn đặc (khoảng từ 6 tháng đến 1 tuổi).

Vậy trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại hay không? Tùy thuộc vào tình trạng và lượng sữa bị nôn ra ở mỗi trẻ.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa
Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại hay không? – Cần biết nguyên nhân là gì

2. Trẻ bị ọc sữa có nguy hiểm không?

Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại? Để trả lời cho câu hỏi này thì trước tiên ta cần biết về vấn đề ọc sữa có gây hại cho trẻ hay không. Việc trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều là hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

Miễn là bé có vẻ thoải mái, bú sữa bình thường và tăng cân đều đặn thì không việc gì phải lo lắng. Khi bé đang tăng cân thì chắc chắn rằng bé sẽ không bị tổn hại bởi lượng calo bị mất đi khi ọc ra ngoài. Cùng Marry Baby đi tìm câu trả lời cho vấn đề trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại ở phần tiếp theo nhé!

3. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa có nên cho bú lại không?

Chắc hẳn nhiều mẹ sẽ thắc mắc rằng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị ọc sữa có nên cho bú lại không? Câu trả lời là CÓ nhưng không được cho bé bú liền ngay lúc ọc; phải đợi bé ngưng ọc sữa một thời gian rồi mới cho bú lại. Do lúc mới ọc sữa, hệ tiêu hoá của bé rất yếu, không thể dung nạp được thức ăn. Không những thế, thức ăn còn có thể kích thích trẻ nôn trớ hoặc ọc sữa trở lại. Nguy hiểm hơn là rơi vào đường thở, gây tắc nghẽn hô hấp đe doạ tính mạng của trẻ.

Nếu bé ngày càng sợ bú do nôn quá nhiều. Các mẹ nên làm sạch khoang miệnglau sạch sữa trên mũi trẻ, cho nghỉ ngơi từ 30 phút đến 1 giờ rồi mới cho bú lại.

4. Giải pháp khắc phục khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Giải pháp khắc phục khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại chưa bao giờ là giải pháp hữu hiệu dành cho bé. Điều quan trọng nhất là các mẹ nên tìm cách hạn chế tình trạng bé bị ọc sữa để hệ tiêu hóa của bé được bảo vệ và phát triển khỏe mạnh.

  • Vỗ trẻ sơ sinh ợ hơi sau khi bú: Đặt 1 tay ở phần cổ, 1 tay còn lại ở phần mông và đặt bé lên vai để vỗ ợ. Khi ợ được thì sẽ giảm thiểu tình trạng trẻ bị ọc sữa.
  • Đảm bảo tư thế nằm đúng đắn: Giữ trẻ nằm thẳng sau khi bú ít nhất 30 phút. Hãy bế con thay vì để bé tự ngồi hoặc nằm trên ghế, nếu không đúng tư thế sẽ dễ bị ọc sữa.
  • Không vận động mạnh sau khi bú: Không lắc lư, tung tăng hoặc chủ động chơi đùa với bé sau khi bú. Không cho bé bú quá nhiều dễ dẫn đến hiện tượng ọc sữa. Dù là bé bú bình hay bú sữa mẹ thì câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại vẫn luôn là không nên.
  • Lót thêm khăn dưới đệm: Nâng cao đầu cũi hoặc nôi của bé bằng cách lót thêm khăn ở phía dưới đệm, không lót trực tiếp dưới cổ bé. Khi nâng cao sẽ hạn chế tình trạng ọc sữa tối đa.

5. Mẹo giúp bé giảm ọc sữa, giúp bé dễ bú hơn

Để khắc phục tình trạng bé hay ọc sữa mẹ nên áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Chia nhỏ cữ bú và cho bé bú theo giờ nhất định. Đồng thời, mẹ không nên cho bé bú quá no.
  • Không cho bé nô đùa hay chơi với bé ngay sau khi bé bú xong.
  • Sau khi bú nên vỗ ợ hơi cho bé nhằm đẩy hết khí dư thừa trong bụng ra ngoài. Từ đó làm giảm áp lực dạ dày và hạn chế tình trạng ọc sữa của bé.
  • Để thực hiện vỗ ợ hơi mẹ hãy đặt một chiếc khăn sạch lên vai và bế vác bé lên sao cho đầu bé dựa vào vai mẹ.
  • Sau đó dùng một tay giữ bé, tay kia khum bàn tay và vỗ vào lưng bé theo chiều từ dưới lên trên.
  • Nếu nuôi con bằng sữa công thức thì mẹ nên cho con dùng sữa thủy phân để tiêu hoá dễ dàng hơn.
  • Sử dụng men vi sinh đa chủng giúp bổ sung nhiều chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ tiêu hoá của trẻ.
  • Lợi khuẩn khi vào cơ thể sẽ cạnh tranh môi trường sống và tiết ra enzyme để tiêu diệt hại khuẩn, làm giảm lượng khí dư thừa trong dạ dày do hại khuẩn sinh ra.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại? MarryBaby hi vọng bé có thể sớm khắc phục được tình trạng và phát triển ngày một khỏe mạnh hơn. Và nếu như tình trạng ọc sữa của trẻ diễn ra ngày một nghiêm trọng; mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ chẩn đoán và chữa trị kịp thời. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Đau bầu sữa khi cho con bú: 3 nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Tuy nhiên, công việc tưởng chừng như đơn giản này cũng có thể khiến cho nhiều bà mẹ phải đau đầu. Với các bà mẹ “mới toanh” khi lần đầu cho con bú chắc hẳn sẽ gặp không ít khó khăn cũng như cảm giác đau bầu ti tưởng chừng như mẹ không thể tiếp tục cho con bú Vậy nguyên nhân cơn đau bầu sữa khi cho con bú khiến mẹ lo lắng là gì? Cách khắc phục cho mẹ như thế nào? MarryBaby mời mẹ xem bài viết bên dưới.

1. Bầu vú căng, đau bầu sữa khi cho con bú do tắc tia sữa

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Đau bầu sữa khi cho con bú có thể đến từ nguyên nhân mẹ bị tắc tia sữa. Về cơ bản, các tuyến tạo sữa trong vú được chia thành các múi với các ống dẫn sữa là ống hẹp có nhiệm vụ dẫn sữa từ các đoạn đến núm vú. Nói một cách nôm na, các tuyến sữa được sắp xếp hơi giống một quả cam.

Mẹ có thể bị tắc ống dẫn sữa khi bất kỳ một trong các đoạn vú không thoát sữa đúng cách trong khi cho con bú. Điều này có thể xảy ra nếu con bạn không ngậm vú mẹ vào miệng đủ sâu để bú một cách hiệu quả – hay còn gọi là bú đúng “khớp ngậm”. Bạn cũng có thể mắc chứng này nếu bé bị tưa lưỡi.

Theo NCT – Tổ chức New Parent Support (Anh), đôi khi ống dẫn sữa bị tắc có thể xảy ra nếu mô vú của mẹ bị kích thích vì những lý do khác. Điều này có thể là do mẹ mặc áo ngực quá chật hoặc thắt dây an toàn ngang ngực trong một hành trình dài trên ô tô hoặc tư thế ngủ sấp khiến ngực bị đè và ống dẫn sữa bị tắc.

Biểu hiện tắc tia sữa: Mẹ cảm thấy vùng vú nóng, nặng và cứng. Khi rờ vào vú có cảm giác như nổi cục, mặc dù dịch sữa vẫn được tiết ra. Nếu tình trạng kéo dài, mẹ có thể bị sốt, nhiễm trùng vú.

đau bầu sữa khi cho con bú
Tắc tia sữa có thể gây nên tình trạng đau bầu sữa khi cho con bú.

Đau bầu sữa khi cho con bú vì tắc tia sữa: Một số biện pháp khắc phục tại nhà

Ðây là hiện tượng căng sữa bình thường, khi người mẹ cảm thấy bầu vú bị cương lên, hơi đau thì nên cho trẻ bú nhiều lần để hút bớt sữa ra, hoặc dùng tay nắn nhẹ vắt sữa ra. Trong vòng 1 – 2 ngày, vú mẹ sẽ tự điều chỉnh theo nhu cầu của trẻ và sẽ hết căng.

Đau bầu sữa khi cho con bú có nguy hiểm không? Nếu vú bị căng to, càng lúc càng to dần, sờ đau, cứng rắn, bề mặt da đỏ, nóng rực, sản phụ có thể hơi hâm hấp sốt,… Mẹ có thể làm theo các bước cách như sau để giảm cơn đau:

  • Chườm khăn ấm lên 2 bên ngực trước khi cho bé bú từ 3-5 phút để giúp sữa chảy dễ dàng hơn. 
  • Sau đó, mát-xa hai vú theo hình tròn hướng về vùng có quầng và núm vú, giúp sữa chuyển xuống. 
  • Xoa bóp thêm bên dưới cánh tay nếu vùng này cứng và khó chịu.

Ngoài ra hiện nay, một số bệnh viện, có sử dụng đèn hồng ngoại và đèn chiếu ánh sáng xanh giảm tác động của việc tắc tia sữa, cương sữa, giúp thông tia, làm mềm bầu vú. Do vậy trong trường hợp cơn đau kéo dài, thai phụ nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và xử trí kịp thời, tránh những biến chứng không đáng có.

>>> Có thể mẹ quan tâm: Các bệnh về vú khi cho bé bú

2. Nứt núm vú, tụt đầu vú: Nguyên nhân đau bầu sữa khi cho con bú

Thông thường đầu vú nhô cao lên trên bề mặt của quầng vú. Khi mang thai, đầu vú càng to hơn, càng nhô hẳn lên. Trường hợp nếu đầu vú tụt sâu vào trong, trẻ sẽ không thể bú được. Sữa bị tích đọng trong vú gây tắc tia sữa, viêm tuyến sữa. 

Do đó, trong thai kỳ, mẹ cần chăm sóc bầu vú cẩn thận để không ảnh hưởng đến lượng sữa con bú sau này.

Một số biện pháp mẹ có thể làm trong giai đoạn bị nứt hoặc thụt đầu vú như sau:

Rửa, hoặc tắm bằng nước sạch, là tất cả những gì cần thiết để giữ cho ngực và núm vú sạch sẽ. Tuy nhiên, mẹ không cần phải rửa bằng xà phòng hoặc bôi cồn vì có thể sẽ khiến vết nứt lở loét và đau rát hơn.

Trường hợp núm vú bị xước hoặc rạn nứt, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn dùng loại dầu dưỡng ẩm hoặc cách khắc phục theo y khoa hiệu quả, an toàn. Tránh làm theo các kinh nghiệm dân gian vì có thể ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng của sữa mẹ. 

Đau bầu sữa khi cho con bú, mẹ cần làm gì? Nếu thấy đầu vú tụt vào, mẹ có thể dùng tay kéo nhẹ đầu vú ra ngoài, công việc này cần thực hiện đều đặn và làm hằng ngày mẹ nhé. Một cách khá hữu hiệu cho các mẹ bị thụt đầu ti nhẹ, đó là hãy “tích cực” cho con bú mẹ trực tiếp. Tác động từ việc bú mẹ của em bé có thể giúp đầu ti bị thụt được kéo ra ngoài. Đồng thời, mẹ cần mặc áo lót cho con bú mỏng, thấm hút mồ hôi, khô thoáng để tránh vi khuẩn phát triển phía trong áo ngực.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Cách chữa nứt cổ gà tại nhà đơn giản và hiệu quả cho mẹ

đau bầu sữa khi cho con bú
Khi bị đau bầu sữa khi cho con bú, mẹ nên chọn loại áo ngực mỏng, nhẹ, kháng khuẩn để tránh dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vú.

3. Đau bầu sữa khi cho con bú vì bị viêm tuyến sữa

Trong thời kỳ cho con bú, mẹ rất dễ bị viêm tuyến sữa do vi khuẩn xâm nhập vào mô vú gây ra, thông qua vết nứt trên núm vú.

Nguyên nhân là vì tư thế cho bú không đúng làm trẻ khó bú, khiến trẻ không nhận được sữa, trẻ có thể làm tổn thương vùng da (nứt) đầu núm vú do trẻ day đi day lại hoặc lôi kéo núm vú; hoặc do núm vú tụt vào hoặc bằng phẳng quá, trẻ sẽ cắn mút đầu vú, hình thành nên những vết thương nhỏ và loét rộng ra

Mặt khác, viêm tuyến sữa còn có thể là do mẹ nặn/hút sữa nhưng chưa biết cách làm đúng, không giữ vệ sinh núm vú. Nên kết quả là, núm vú bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập qua vết nứt của đầu vú, dẫn đến viêm tuyến sữa.

Đau bầu sữa khi cho con bú, nhất là khi mẹ bị viêm tuyến sữa, thường có những biểu hiện chủ yếu như: Vú bị viêm, sưng, ấn thấy đau, sữa tiết ra không thông suốt, da vú hơi đỏ, người bệnh có cảm giác sốt, sợ rét. Nặng hơn sẽ sốt, đau đớn rất khó chịu, tuyến sữa có mủ,… Nếu không được điều trị sẽ có thể dẫn đến biến chứng bại huyết, áp-xe vú… 

đau bầu sữa khi cho con bú
Cho con bú trực tiếp là một trong những giải pháp giúp giảm đau bầu sữa khi cho con bú. Mẹ sẽ cảm thấy cơn đau giảm dần sau nhiều lần cho bé bú kết hợp với việc điều trị khác theo hướng dẫn chuyên khoa của bác sĩ.

Một số giải pháp khắc phục

  • Ngoài cách sử dụng thuốc kháng sinh để chữa viêm tuyến vú, việc tiếp tục cho con bú cũng như chú ý vắt sữa đúng cách sẽ giúp rút ngắn thời gian nhiễm bệnh và giảm tình trạng đau bầu sữa khi cho con bú.
  • Trên thực tế, cho con bú chính là cách tốt nhất để mẹ có thể lấy hết sữa ra. Sữa này vẫn an toàn cho trẻ vì dịch tiêu hóa trong cơ thể trẻ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.
  • Trước khi cho con bú, mẹ cần làm sạch vú bằng vải thấm nước ấm khoảng 15 phút. Làm như vậy ít nhất 3 lần một ngày. Điều này giúp sữa dễ ra hơn. Ngoài ra mẹ cũng có thể mát-xa bên ngực bị viêm.
  • Nếu có thể, mẹ hãy cho bé bú cả hai bên. Lý tưởng nhất là bắt đầu ở bên viêm để trẻ bú hết sữa. Bên ngực bị viêm quá đau, mẹ có thể cho bé bú bên còn lại trước. Sau khi sữa đã ra đều, mẹ cho bé bú lại bên bị viêm. Mẹ có thể bơm hoặc vắt sữa nếu việc cho trẻ bú khiến ngực mẹ đau.
  • Sử dụng kem có chứa lanolin như Lansinoh có thể làm vết nứt mau lành và giảm cơn đau.

Phần lớn các mẹ đều vượt qua cơn đau bầu sữa khi cho con bú và cho trẻ bú thành công ngay sau đó. Trong trường hợp bệnh gây đau đớn, mẹ nhớ lấy hết nguồn sữa còn tích tụ bên trong bầu ngực ra ngoài thường xuyên. Ngoài ra, mẹ cũng đừng ngần ngại đi khám nếu thấy bệnh có dấu hiệu bất thường và không thấy dấu hiệu tình trạng thuyên giảm để được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc và điều trị hiệu quả.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Đẻ mổ ăn gì để nhiều sữa? Thực đơn vàng dành cho mẹ bỉm

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Uống panadol và panadol extra có sao không?

Tuy nhiên, đối với bé, trong những tháng đầu đời, các cơ quan như gan, thận của bé vẫn chưa hoàn thiện nên thời gian thải thuốc ra ngoài sẽ lâu hơn, do đó, tác động mà bé chịu cũng nhiều hơn, theo Mayo Clinic. Vậy thực chất, mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Và liều lượng thích hợp cho một lần uống là gì? Mẹ cùng tìm hiểu bài viết dưới đây cùng MarryBaby nhé.

Paracetamol là gì?

Paracetamol (acetaminophen) là thuốc thuộc nhóm giảm đau và hạ sốt. Với liều điều trị, paracetamol ít gây tác động đến hệ tim mạch, hô hấp, không gây loét hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng aspirin.

Đây cũng là một thành phần chính có trong panadol và panadol extra.

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? 

Paracetamol là một lựa chọn tốt để giảm đauhạ sốt cho người mẹ đang cho con bú bị cảm lạnh, cúm hoặc muốn làm giảm các triệu chứng đau nhức từ nhẹ đến vừa như đau lưng, nhức đầu, đau nửa đầu, căng cơ, đau bụng kinh, đau răng,… 

Đây là loại thuốc rất phổ biến đối với mọi gia đình. Vậy mẹ cho con bú uống paracetamol được không, có ảnh hưởng tới sữa mẹ không? Câu trả lời cho câu hỏi này là không. Theo các chuyên gia y khoa thế giới, paracetamol là thuốc an toàn và là lựa chọn đầu tiên trong giai đoạn cho con bú. 

Mẹ cho con bú uống paracetamol được không? Theo NHS – tổ chức thông tin sức khỏe hàng đầu Anh quốc – với hàm lượng thuốc có trong sữa thấp hơn nhiều so với liều dùng paracetamol cho trẻ sơ sinh nên hầu như không gây hại đến trẻ bú mẹ. 

  • Khi kiểm tra nước tiểu của 12 trẻ từ 2 tháng tuổi – 22 tháng tuổi bú sữa mẹ sau khi người mẹ uống paracetamol 650mg, các nhà nghiên cứu không phát hiện thấy sự hiện diện của hoạt chất này trong nước tiểu.
  • Một nghiên cứu khác thu thập nước tiểu trong 1–3,5 giờ sau khi bú ở 6 trẻ sơ sinh từ 2–6 ngày tuổi. Những đứa trẻ này có mẹ đã sử dụng 1–2g paracetamol từ 2–4 giờ trước khi cho con bú. Kết quả cho thấy trẻ sơ sinh đào thải trung bình 401mcg paracetamol và các chất chuyển hóa của nó qua nước tiểu trong khoảng thời gian trên.

Qua các chứng minh trên, nếu mẹ vẫn còn thắc mắc mẹ cho con bú có uống được paracetamol không thì câu trả lời là không, mẹ nhé.

Mặc dù thuốc không ảnh hưởng nhiều, tốt nhất mẹ vẫn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra, cần chú ý dùng đúng liều lượng và không dùng trong thời gian dài vì có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ.

>> Có thể mẹ quan tâm: Mẹ bị Covid-19 cho con bú được không?

mẹ cho con bú có uống được paracetamol
Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không? Được vì thuốc hiếm khi gây tác dụng phụ cho bé bú mẹ.

Trường hợp nào mẹ cần thận trọng khi dùng paracetamol

Trên thực tế, có khá nhiều mẹ cần sử dụng paracetalmol vì nhiều nguyên nhân. Để an toàn trước khi sử dụng thuốc này, mẹ cần tham vấn qua ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé. 

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không? Nếu bé cưng thuộc một trong những trường hợp sau, mẹ cần hỏi kỹ bác sĩ khi uống paracetamol trong thời gian đang cho con bú:

  • Bé là trẻ sinh non
  • Con sinh ra nhẹ cân
  • Bé đang điều trị vấn đề sức khỏe nào đó.

Liều dùng paracetamol cho phụ nữ cho con bú

Mẹ uống paracetamol có cho con bú được không? Câu trả lời là được, để an toàn cho mẹ bà bé, mẹ cần biết liều dùng paracetamol cho phụ nữ cho con bú dưới đây. 

Liều dùng paracetamol để hạ sốt

  • Liều chung là 325-600mg mỗi 4-6 giờ hoặc 1.000mg mỗi 6-8 giờ uống hoặc đặt hậu môn.
  • Viên nén paracetamol 500mg: 2 viên 500mg uống mỗi 4-6 giờ.

Liều dùng paracetamol để giảm đau

  • Liều chung là 325-650mg mỗi 4-6 giờ hoặc 500mg mỗi 6-8 giờ uống hoặc đặt hậu môn.
  • Viên nén paracetamol 500mg: 1 viên uống mỗi 4-6 giờ

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Lưu ý khi uống Panadol cảm cúm cho mẹ bỉm

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Như đã nói, mẹ hoàn toàn có thể dùng paracetamol để giảm đau, hạ sốt trong thời gian cho con bú vì hoạt chất này được đánh giá là an toàn và không ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chú ý theo dõi các dấu hiệu của bé: Mẹ uống paracetamol có cho con bú được không? Nếu trẻ có biểu hiện bỏ bú, quấy khóc, tiêu chảy, dễ bị kích thích trong thời gian mẹ dùng thuốc, thì hãy thông báo ngay với bác sĩ để nhận hỗ trợ kịp thời. Song song đó, quá trình uống thuốc cũng cần dừng lại ngay lập tức.
  • Dùng đúng liều lượng: Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Được. Mẹ nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, để nhận được kết quả chữa bệnh tốt với liều lượng thấp nhất.
  • Sử dụng trong thời điểm thích hợp: Để giảm thiểu tối đa lượng thuốc có trong sữa, mẹ nên cho con bú trước khi dùng thuốc. Trong trường hợp phải tạm thời không cho con bú để tập trung điều trị, mẹ nên hút sữa ra ngoài để tránh tình trạng mất hoặc tắc sữa.
  • Nếu mẹ bắt buộc phải dùng thuốc để chữa bệnh, nhưng vẫn chưa chắc chắn về mức độ an toàn đối với trẻ, tốt nhất hãy cho con uống sữa ngoài. Ở giai đoạn đó, mẹ nên vắt bỏ sữa đúng vào thời gian trong các cữ bú, nhằm duy trì nguồn sữa, sẵn sàng cho con bú khi thuốc được đào thải hết.
  • Không sử dụng chất kích thích trong quá trình dùng thuốc: Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Để thuốc phát huy tác dụng, trong thời gian này mẹ cần hạn chế rượu bia, thuốc lá,… Bên cạnh đó, để giúp tuyến sữa hoạt động tốt hơn, mẹ nên uống nhiều nước có lợi cho sức khỏe như nước ép hoa quả,…
  • Không dùng paracetamol chung với các loại thuốc khác: Đặc biệt là các loại thuốc cũng có chứa paracetamol như các chế phẩm trị đau nửa đầu, các loại thuốc chữa ho và cảm lạnh vì có thể dẫn đến tình trạng uống quá liều. Ngoài ra, nếu đang dùng thuốc điều trị bệnh lý, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ vì paracetamol khi kết hợp với các loại thuốc khác có thể tạo ra các hợp chất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé.

>>> Có thể mẹ quan tâm: Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì: 10 loại quả tốt cho mẹ và bé

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Điều gì sẽ xảy ra nếu dùng quá liều? Khi nào mẹ nên đi tới bệnh viện?

Mẹ uống paracetamol có cho con bú được không? Trong trường hợp khẩn cấp, mẹ hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất nếu mẹ nghĩ rằng mình đã sử dụng thuốc quá liều.  

Các dấu hiệu đầu tiên của quá liều paracetamol bao gồm:

  • Sốt nhẹ kèm buồn nôn, đau dạ dày và ăn mất ngon
  • Nước tiểu sậm màu, phân có màu đất sét
  • Bệnh vàng da (bao gồm triệu chứng vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt).

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ của paracetamol. Những tác dụng phụ khác có thể xảy ra. Bạn hãy đến gặp bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Mẹ cho con bú uống Panadol và Panadol Extra được không?

Ngoài câu trả lời cho câu hỏi “mẹ cho con bú có uống được paracetamol được không” như đã nói ở trên thì các loại thuốc giảm đau khác trong giai đoạn cho con bú cũng khiến mẹ bỉm đau đầu. Vậy Panadol và Panadol Extra thì sao, các mẹ có dùng được không?

Đây là hai loại thuốc khá phổ biến trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Theo đó, Panadol cũng là thuốc an toàn với phụ nữ cho con bú vì thành phần chính của nó là 500mg paracetamol.

Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý Panadol Extra thì mẹ cần thận trọng. Nguyên nhân là vì trong thành phần của Panadol Extra, ngoài chứa 500mg paracetamol thì còn có chứa 65mg caffeine. Trong khi đó, caffeine có thể hấp thụ vào sữa mẹ và đạt đỉnh sau 1 – 2 giờ uống và nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé, khiến bé khó chịu và khó ngủ. Vì vậy, với những bà mẹ đang cho con bú nên tránh dùng Panadol Extra.

>>> Có thể mẹ quan tâm: Những điều kiêng cữ sau sinh cần nhớ nếu không muốn trả giá đắt

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi mẹ uống paracetamol có cho con bú được không cũng như các lưu ý khi dùng hoạt chất này để an toàn cho bé và không ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ. Quan trọng hơn, người mẹ cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng cũng như nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, tránh được việc phải dùng các loại thuốc để tốt cho cả mẹ và bé nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Lý giải: Sữa mẹ màu gì thì tốt cho sức khỏe của con nhỏ?

Trong vài tuần đầu sau sinh, sữa mẹ có sự thay đổi nhanh chóng cả về thành phần, số lượng lẫn màu sắc. Sữa mẹ thường có màu vàng, trắng, nâu hoặc đôi khi nhuốm màu xanh. Chính điều này khiến nhiều bà mẹ cảm thấy băn khoăn không biết sữa mẹ như thế nào là tốt hay sữa mẹ có màu gì là tốt nhất? Cùng Marrybaby tìm hiểu trong bài viết sau.

Sữa mẹ màu gì thì tốt nhất?

1. Sữa mẹ màu vàng có tốt không?

Sữa mẹ màu vàng rất thường gặp trong giai đoạn đầu cho con bú thường được gọi là sữa non vô cùng cần thiết giúp bé lớn nhanh. Loại sữa này sẽ được sản sinh trong giai đoạn cuối của thai kỳ và vài ngày đầu tiên sau khi sinh con. Thực tế là, tùy vào cơ địa mà sữa non của mẹ sẽ có màu vàng đậm đến nhạt hoặc cam, sánh đặc.

Theo các chuyên gia, sữa non thường được sản xuất rất ít nhưng rất giàu dưỡng chất bổ dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển của bé như chứa nhiều đạm hơn, nhiều yếu tố tăng trưởng giúp đường ruột của trẻ tiếp tục hoàn thiện sau sinh cùng hàm lượng kháng thể cũng như tế bào bạch cầu cao bảo vệ trẻ chống lại bệnh tật. 

Có thể nói sữa vàng là lớp sữa tinh túy và quý giá nhất trong sữa mẹ. Lớp sữa này chứa đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là hệ miễn dịch của trẻ. Không những vậy, sữa vàng từ sữa mẹ còn mang đến cơ chế miễn dịch 3 lớp là chống bám dính, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn nhờ sự hiện diện của các dưỡng chất là HMO (thành phần giúp hạn chế vi khuẩn, virus bám trên niêm mạc ruột), bộ đôi dưỡng chất MCFA, SCFA (các hợp chất kích thích lợi khuẩn, ức chế các vi khuẩn có hại) và Alpha-lactalbumin (các kháng khuẩn kích hoạt tế bào miễn dịch chống lại vi khuẩn, virus). Như vậy, lời giải đáp cho câu hỏi sữa mẹ màu nào là tốt nhất thì câu trả lời chính là màu vàng.

2. Sữa mẹ màu trắng

Hiện tượng sữa mẹ có màu trắng là do sau vài ngày tiết sữa non, lượng sữa mẹ tăng lên và bắt đầu chuyển thành nhiều loại khác như:

  • Sữa chuyển tiếp: Sữa trong giai đoạn tiếp theo của sữa non. Lúc này, sữa mẹ tăng lên về số lượng cũng như biến chuyển về màu sắc, từ vàng sang trắng.
  • Sữa trưởng thành: Khoảng hai tuần sau sinh là sữa mẹ đã trưởng thành. Lượng sữa đầu trong ngày thường có màu xanh nhạt, xanh non hoặc ngả sang trắng trong. Tuy nhiên trong những lần bú sau đó, sữa mẹ đậm dần và đổi thành màu trắng hoặc vàng đục (sữa cuối).

Chính vì vậy, sữa mẹ màu gì thì tốt sẽ còn phụ thuộc vào mỗi giai đoạn khác nhau. Sữa mẹ màu vàng, màu trắng hay xanh non nhạt cũng đều được xem là bình thường nếu khớp với từng thời điểm liệt kê ở trên.

Nguyên nhân sữa mẹ có màu lạ

Bên cạnh yếu tố thời gian, màu sắc của sữa mẹ cũng bị tác động và ảnh hưởng rất lớn bởi một số loại thực phẩm, thảo dược, thực phẩm chức năng hoặc các loại thuốc. Bạn có thể đối chiếu với chế độ dinh dưỡng gần đây của bản thân để xem màu sắc của sữa mẹ là tốt, bình thường hay nguy hiểm. Cụ thể như sau:

  • Sữa mẹ màu xanh lá cây: Nếu phụ nữ ăn nhiều rau xanh đậm màu hoặc dùng một số loại thảo mộc thì việc sữa có màu xanh lá cây cũng là dễ hiểu, có thể cho bé bú bình thường.
  • Sữa mẹ màu hồng, cam và đỏ: Tương tự như trên, các loại thực phẩm có những màu này như củ dền, cà rốt, gấc hay nước ép trái cây, nước ngọt cũng làm biến đổi màu của sữa. Không cần ngưng cho bé bú trong trường hợp này.
  • Sữa mẹ có màu nâu, màu rỉ sét: Nhiều khả năng một chút máu đã lẫn vào trong sữa mẹ nhưng cũng không gây hại gì cho bé. Phần lớn sữa sẽ tự động trở lại màu sắc bình thường trong vòng vài ngày. Nhưng nếu tình trạng kéo dài hơn một tuần, phụ nữ có thể đến bệnh viện kiểm tra.
  • Sữa phân tách làm hai màu: Hiện tượng này xảy ra khi phụ nữ vắt sữa vào chai/túi và tích trữ sữa mẹ trong tủ lạnh. Đây không phải là dấu hiệu sữa đã bị hỏng nên mẹ có thể trộn đều hoặc lắc nhẹ bình trước khi sử dụng.
  • Sữa mẹ có màu đen: Chất kháng sinh Minocin (minocycline) được cho là có liên quan đến màu sắc này trong sữa mẹ.

Cải thiện chất lượng sữa mẹ đơn giản bạn nên biết

Để chất lượng sữa mẹ tốt nhất thì trước hết bạn cần phải xây dựng cho bản thân một lối sống khoa học, chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện tình trạng sức khỏe và bổ sung dưỡng chất cho nguồn sữa tiết ra. Cụ thể:

  • Rau xanh, trái cây: Muốn sữa mẹ mát thì việc ăn nhiều rau xanh, trái cây mỗi ngày rất cần thiết. Bên cạnh đó trong rau xanh, trái cây còn có nguồn dinh dưỡng thiết yếu và hỗ trợ bổ sung vitamin, chất xơ cho cơ thể.
  • Protein: Nguồn thực phẩm giàu protein, i-ốt, đạm, DHA cho hai mẹ con chính là thịt, cá. Mẹ sau sinh nên ăn xen kẽ lượng thịt, cá mỗi tuần, chế biến thành nhiều món khác nhau để không bị nhàm chán.
  • Canxi: Khoáng chất này cần được chú trọng tăng cường trước, trong và sau khi sinh để hệ xương của bé phát triển và phòng chống loãng xương cho mẹ sau này. Mẹ có thể bổ sung canxi qua chế độ ăn hoặc uống thêm sữa, viên uống canxi.
  • Nước: Việc uống đủ nước tối thiểu 2,5 lít nước, tương ứng 8 – 10 cốc mỗi ngày rất quan trọng để đảm bảo đủ nước cho cơ thể mẹ và đủ lượng sữa cho con bú.

sữa mẹ màu gì thì tốt

Sức khỏe của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho con bú. Vì vậy mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày, tránh xa căng thẳng mệt mỏi.

Với thắc mắc Sữa mẹ màu gì thì tốt nhất? thì ngay tại bài chia sẻ này MarryBaby tin chắc rằng bạn đã có câu trả lời cho bản thân rồi đúng không nào?!

Đừng quên nếu có bất kỳ triệu chứng gì bất thường ngoài màu sắc của sữa thì bạn nên hỏi xin ý kiến từ bác sĩ chuyên môn để có lời giải đáp cũng như hướng dẫn chính xác nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Cho con bú ăn cay được không? Ăn ớt, mỳ cay có ảnh hưởng đến sữa mẹ?

Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Cho con bú ăn cay có sao không? Nếu bạn đang có thắc mắc này, hãy cùng MarryBaby theo dõi những chia sẻ dưới đây để có câu trả lời nhé.

Cho con bú ăn cay được không?

Cho con bú ăn cay được không? Tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng ăn đồ cay khi đang cho con bú là an toàn. Điều này sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào cho em bé.Việc ăn cay khi bạn đang cho con bú được xem là an toàn. Tuy có một phần nhỏ đi vào sữa mẹ nhưng sẽ không ảnh hưởng gì đến bé.

Ở một số nền văn hóa, món cay rất được ưa chuộng và trở thành một phần không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày của mỗi người. Điều này cũng không thay đổi nhiều đối với những phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Không có bằng chứng nào chứng minh rằng trẻ sơ sinh bú mẹ sẽ bị đầy hơi hay cáu kỉnh khi người mẹ ăn cay cả.

cho con bú ăn cay có sao không
Cho con bú ăn cay được không? Câu trả lời là được

Khi đang cho con bú, tốt nhất là bạn nên ăn nhiều món khác nhau để có đủ dưỡng chất và tránh ăn những món khiến bạn cảm thấy không thoải mái.

Thực tế, những bé bú sữa mẹ khi vào giai đoạn tập ăn dặm thường sẽ dễ tập ăn hơn. Nguyên do là bé đã được thử nhiều hương vị của các món ăn khác nhau qua sữa mẹ. Trong khi đó, những bé uống sữa công thức không có được trải nghiệm thú vị và hữu ích này.

>> Mẹ xem thêm: Làm sao để bé hết bú lắt nhắt? Bé bú mẹ lắt nhắt có đáng lo?

Ăn cay có ảnh hưởng sữa mẹ không?

Cho con bú ăn cay được không? Ăn cay có ảnh hưởng đến sữa mẹ? Là mẹ đang cho con bú, ăn thức ăn cay vẫn an toàn cho em bé bú và không có bằng chứng cho thấy nó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe hoặc tinh thần của con bạn, Tiến sĩ Marinov ngành vệ sinh và dịch tễ học tại Đại học Y Varna, Bulgaria nói.

Tiến sĩ Marinov khẳng định rằng không có bằng chứng nào cho thấy việc ăn thức ăn cay khiến em bé của bạn cảm thấy khó chịu hoặc nó dẫn đến việc chướng bụng. Ông trích dẫn một phân tích tổng hợp được xuất bản bởi Cơ sở dữ liệu Cochrane về Đánh giá có hệ thống về tình trạng rối loạn tiêu hóađau bụng ở trẻ sơ sinh.

cho con bú ăn cay có sao không
Cho con bú ăn cay được không? Không ảnh hưởng nhiều còn tập bé quen với mùi vị

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có rất ít hoặc không có bằng chứng cho thấy việc thay đổi chế độ ăn khi cho con bú ảnh hưởng đến các triệu chứng đau bụng của trẻ.

Một số cha mẹ có thể nghĩ rằng vì thức ăn cay đôi khi gây ra chứng ợ nóng hoặc đầy hơi cho chính họ, điều này sẽ dẫn đến việc trẻ gặp phải các triệu chứng tương tự. Nhưng đây không phải là nhận định đúng, Georgakopoulos một nhà tư vấn cho con bú và giám đốc cho con bú tại Motif Medical nói.

Bà giải thích: “Các axit gây ra vị cay cho người mẹ không chuyển thành có axit trong sữa. “Thành phần hầu như giống với sữa mẹ, bất kể chế độ ăn uống như thế nào”.

Thực phẩm cay có ảnh hưởng đến sữa mẹ hay không?

Không giống như sữa công thức, vị của sữa mẹ sẽ phụ thuộc vào những món mà bạn ăn trong thời gian cho con bú. Ví dụ, nếu bạn ăn những món có tỏi, sữa mẹ cũng có thể sẽ có hương vị đặc trưng của loại gia vị này.

Bé có thể sẽ bú nhiều hơn nếu vị của sữa thay đổi. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là một cách khôn ngoan để bạn giúp bé phát triển vị giác, chuẩn bị cho việc ăn giặm sau này.

Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu người mẹ ăn tỏi thì bé sẽ bú lâu và nhiều hơn những bé mà mẹ không ăn tỏi. Ngoài ra, khi bé đã tiếp xúc quen với một vị nào đó có trong sữa mẹ thì nhiều khả năng khi lớn lên bé cũng sẽ thích những món ăn có vị như vậy.

Tuy nhiên, nếu bạn thấy bé trở nên cáu khỉnh sau khi bú mẹ hoặc bạn có cảm giác ợ nóng thì hãy tạm ngưng những món cay lại và dùng những món ăn khác. Hãy cho bé một ít thời gian để làm quen với chúng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý quan sát xem bé có thích sữa mẹ có vị cay không nhé.

cho con bú ăn cay có sao không
Cho con bú ăn cay được không? Đồ ăn cay ít ảnh hưởng đến sữa mẹ

[inline_article id=263800]

Làm thế nào để biết bé nhạy cảm với món cay?

Cho con bú ăn cay được không? Bạn có thể xác định xem bé có nhạy cảm với món ăn cay qua sữa mẹ không bằng cách quan sát phản ứng của bé. Một số phản ứng thường gặp:

  • Quấy khóc sau khi bú.
  • Ngủ ít hơn.
  • Khóc nhiều.
  • Khó chịu.
  • Hay thức giấc đột ngột.
  • Khò khè.
  • Có các phản ứng trên da.
  • Phân nhầy hoặc phân có màu xanh.
  • Khó tiêu.

Tuy nhiên, các dấu hiệu này có thể không phải là do bé nhạy cảm với món cay mà có thể là do bé dị ứng với những món ăn khác mà bạn ăn như sữa, những loại hoa quả họ cam, quýt…

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh bú mẹ 4-5 ngày không đi ngoài có sao không? Có phải do mẹ ăn cay?

Nếu bé có các triệu chứng kể trên khi bạn ăn món cay, hãy dừng ăn chúng trong một tuần và quan sát các phản ứng của bé. Bên cạnh đó, để an tâm hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để hỏi thêm về vấn đề cho con bú ăn cay được không nhé.