Vậy nếu trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ị (đi ngoài) thì có sao không? Thật ra đây là một vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 2 tuần đến 2 tháng tuổi. Bên cạnh đó, tần suất đi ngoài của trẻ còn phụ thuộc vào độ tuổi, và chế độ ăn.
Vì vậy, việc trẻ sơ sinh hai ba ngày không đi ngoài hầu hết không phải là vấn đề nghiêm trọng và không cần điều trị.
1. Trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài, đi ị có sao không?
Câu trả lời là trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ị (đi ngoài) vẫn là bình thường; nếu tình trạng diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu trẻ vẫn bú tốt, tăng cân đều, không quấy khóc, không chướng bụng và không nôn trớ.
Theo tổ chức sức khỏe trẻ em Healthy Children cho biết, trẻ sơ sinh thường đi ị sau mỗi lần bú sữa mẹ; tần suất khoảng 6 lần mỗi ngày. Trong vài tuần đầu sau sinh, ruột của trẻ sẽ dần hoàn thiện và hoạt động hiệu quả trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ; hoặc sữa công thức.
Trường hợp trẻ sơ sinh từ sau 8 tuần tuổi, mà 4 – 5 ngày trẻ vẫn không đi ngoài; thì đồng nghĩa với việc trẻ bị táo bón.
1.1 Trẻ bú mẹ hoàn toàn
Trẻ sơ sinh bú mẹ có thể đi ngoài từ 1-7 lần/ ngày; phân hoa cà hoa cải và hơi có mùi chua.
Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, hầu như con hiếm khi bị táo bón. Vì sữa như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Ngược lại, đó cũng là lý do vì sao những trẻ bú kém sẽ dễ bị táo bón hơn.
1.2 Trẻ uống sữa công thức
Trẻ sơ sinh bú sữa công thức thường đi ngoài với số lần ít hơn từ 1-4 lần/ ngày; phân sệt, màu nâu nhạt hoặc hơi xanh, mùi khẳn.
Trẻ sơ sinh bú sữa công thức hoặc trẻ bắt đầu ăn dặm sẽ dễ bị táo bón hơn. Lý do chính là vi trong thành phần của sữa công thức; và các sản phẩm ăn dặm được làm từ sữa bò. Với hệ tiêu hóa còn non của trẻ, nên sẽ không tiêu hóa tốt. Kết quả là trẻ sẽ đi ngoài ít hơn. Tần suất đi ngoài khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài?
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ị (đi ngoài):
- Đối với trẻ bú mẹ: chế độ dinh dưỡng của mẹ thiếu nước, ăn quá nhiều tinh bột, ít chất xơ, mẹ bị táo bón, mẹ dùng thuốc. Các tổn thương quanh hậu môn của trẻ như viêm, hăm, nấm, nứt hậu môn làm trẻ đau và sợ đi ngoài. Ngoài ra, việc dùng một số thuốc cho trẻ cũng gây nên tình trạng chậm thải phân.
- Đối với trẻ bú sữa công thức hoặc bú cả sữa mẹ và sữa công thức: lựa chọn sữa công thức không phù hợp, pha sữa quá đặc hoặc pha sữa không đúng công thức.
- Bệnh lý: bệnh giãn đại tràng bẩm sinh (hay Hirschsprung), suy giáp trạng bẩm sinh, bệnh não – màng não tủy bẩm sinh, bệnh cơ vân… Những bệnh lý này cần đưa trẻ đi khám sớm và điều trị đặc hiệu tránh những biến chứng nặng nề. Biểu hiện đầu tiên là chậm thải phân su những ngày đầu sau sinh.
3. Cách xử trí khi trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ị (đi ngoài)
Nếu trẻ sơ sinh 2 – 3 ngày không đi ngoài được, mẹ có thể thử các cách dưới đây để hỗ trợ và giúp trẻ dễ đi ngoài hơn:
- Nếu trẻ đang bú sữa công thức, mẹ hãy thử đổi loại khác.
- Nếu trẻ đang bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên thay cân chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của mình. Cụ thể như mẹ nên uống thêm nước; ăn nhiều chất xơ từ rau củ,.. Đồng thời hạn chế dùng các đồ ăn cay, nóng, nước uống có cồn.
- Nếu trẻ không đi chịu đi ngoài, mẹ hãy thử kích thích để bé dễ đi ngoài hơn. Mẹ hãy thử massage bụng cho bé, cho bé ngâm hậu môn trong nước ấm; dùng tâm bông thấm vasaline và thụt hậu môn cho bé (khoảng 1cm).
Tóm lại, trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài có sao không, thì sẽ còn tùy thuộc vào việc bé đang được nuôi dưỡng như thế nào. Và con đang phát triển trong giai đoạn nào.
Tuy nhiên để luôn đảm bảo sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ vẫn nên chú ý ngay khi trẻ có dấu hiệu bất thường về tiêu hóa. Cuối cùng, thêm một điều mà cha mẹ cần nhớ đó là, nếu tình trạng vượt ngoài kiểm soát, thì hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay.