Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

8 dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang “kêu cứu” trong bụng mẹ

Khi xuất hiện 8 dấu hiệu này tức là bé cưng đang muốn thông báo cho mẹ biết thai nhi gặp nguy hiểm rồi đó, mẹ cần đi kiểm tra ngay.

Chính những sự bất thường trong sinh hoạt hằng ngày của mẹ là dấu hiệu cảnh báo thai nhi gặp nguy hiểm. Nếu vẫn cứ vô tư lự, không quan sát hay bỏ qua những lần khám thai định kỳ rất có thể mẹ sẽ phải hối hận. Đừng để giọt nước mặn muộn màng kịp tìm đến, ghi nhớ ngay các tiên đoán nguy cơ sau:

Giảm kích thước vòng 1

Không chỉ riêng những mẹ chửa ngực mà mang thai bình thường là đã có sự thay đổi kích thước vòng 1. Ngực sẽ nặng hơn, căng hơn, và điều này tăng lên trong thai kỳ. Giảm đột ngột kích thước của vú có thể xảy ra nếu cơ thể không hỗ trợ bào thai đang phát triển nữa.

thai nhi gặp nguy hiểm
Chảy máu âm đạo trong quá trình mang thai có thể là dấu hiệu của sinh non

Chảy máu âm đạo

Nếu như một chút máu trong 2-3 tuần đầu thai kỳ lá dấu hiệu báo tín vui thì trong suốt 9 tháng mang nặng, chảy máu âm đạo dù chỉ là một chút máu nhỏ cũng là vấn đề lớn với mẹ bầu. Một số trường hợp đây chính là triệu chứng sảy thai, chảy máu hoóc môn hay vấn đề với nhau thai, trong trường hợp đó bé nguy cơ sinh non.

Những cơn đau lưng nghiêm trọng

Trong thời kỳ mang thai, đau lưng là một vấn đề phổ biến. Và ở mỗi giai đoạn của thai kỳ cơn triệu chứng của của những cơn đau lại khác nhau. Thai nhi càng lớn lưng lại càng chịu áp lực nhiều hơn và cảm giác đau càng tăng. Mẹ bầu luôn ở trong tình trạng đau nhức hết mình mẩy, chuột rút, đau lưng…

Tuy đau lưng là tình trạng chung nhưng nếu cơn đau không biến mất mà xuất hiện liên tục đó là một dấu hiệu cảnh báo mẹ có thể bị nhiễm trùng thận, bàng quang, sinh sớm, hoặc thậm chí là sẩy thai.

Dịch âm đạo bất thường

Bất kỳ phụ nữ nào cũng có khí hư, chỉ là nhiều hay ít. Lượng dịch âm dạo này sẽ tăng lên trong quá trình mang thai. Với thai phụ có thai kỳ khỏe mạnh, khí hư  thường sáng, trong và không màu. Nếu phát hiện có chất tiết ra ngoài bất thường kèm theo mùi, máu, hoặc đau… có thể là do viêm sưng cổ tử cung, nơi cổ tử cung mở ra sớm hơn báo hiệu sẩy thai.

[inline_article id=176325]

Thai khi không chuyển động

Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu chuyển động và nó sẽ mạnh mẽ hơn vào những tháng cuối. Thông thường có mẹ sẽ trải nghiệm 10 cú đá trong hai giờ đồng hồ. Nếu thai nhi chuyển động ít hơn thì mẹ nên báo lại với bác sĩ.

Nhịp tim không đều

Vào tuần thai thứ 5 khi siêu âm, bác sĩ đã nghe được tim thai. Đôi khi, một nhịp tim không thể được phát hiện do vị trí của em bé hoặc vị trí của nhau thai. Nhưng nếu tiếp tục xảy ra tình huống không phát hiện nhịp đập tim thai hoặc không đều ở lần thử tiếp theo, bào thai có thể bị trục trặc.

thai nhi gặp nguy hiểm 2
Ngay khi bị sốt, mẹ cần đến bác sĩ để được thăm khám cụ thể

Mẹ bị sốt

Không mẹ bầu nào mong muốn sốt ghé thăm trong quá trình mang thai. Sốt có thể cản trở sự phát triển của thai nhi vì bé có thể nhiễm vi khuẩn, vi rút. Sốt cũng có thể là dấu hiệu báo nguy cơ sảy thai.

Ngứa da dữ dội

Ngứa da có thể là bình thường nếu chỉ thỉnh thoảng xuất hiện và chỉ ở một nơi nào đó trên cơ thể. Nhưng nếu triệu chứng ngứa lan rộng trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng và lòng bàn tay, ngón chân bị ngứa nhiều hơn, cộng thêm vàng da nhẹ thì cần xét nghiệm chức năng gan. Đây có thể được chẩn đoán là hội chứng ứ mật intrahepatic và bệnh dẫn đến ngạt thai, sinh non, thai chết lưu, mẹ xuất huyết sau sinh…

[inline_article id=173936]

Ngay khi cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể theo hướng tiêu cực trên mẹ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám tránh để thai nhi nguy hiểm.

Theo boldsky