Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Đau bụng dưới khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết

Để hiểu hơn về tình trạng đau bụng dưới khi mang thai của mẹ bầu; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé.

Trường hợp đau bụng dưới phổ biến trong thai kỳ

[quotation title=””]

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau bụng dưới khi mang thai gồm:

  • Thai làm tổ
  • Táo bón
  • Đầy bụng
  • Đau dây chằng tròn
  • Cơn gò Braxton-Hicks
  • Do thai nhi ngày càng phát triển

[/quotation]

1. Thai làm tổ

Đau bụng dưới khi mang thai do thai làm tổ

Sau khi trứng được thụ tinh sẽ diễn ra quá trình phôi thai cấy ghép vào niêm mạc tử cung. Vậy thai làm tổ đau bụng bên nào? Quá trình thai làm tổ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng ở tử cung. Do đó, khi thai làm tổ bạn sẽ cảm thấy bị đau bụng dưới hoặc xung quanh vùng bụng dưới. 

Thai làm tổ đau bụng bao lâu? Thai làm tổ thường gây ra cảm giác đau bụng dưới âm ỉ, kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người.

[key-takeaways title=”Khi bạn bị đau bụng do thai làm tổ thì cần: “]

  • Tắm nước ấm
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi
  • Khi bạn nằm nghỉ thì hãy kê chân lên gối để giúp giảm đau 
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hành một số bài tập thư giãn như thiền, yoga,…

[/key-takeaways]

2. Táo bón

Táo bón

Táo bón là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới khi mang thai khá phổ biến. Tình trạng này là do chế độ ăn uống của bạn không cung cấp đủ chất xơ, chất lỏng, hoặc bạn gặp tác dụng phụ khi đang dùng thuốc bổ sung sắt và sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

[key-takeaways title=”Nếu bạn đang bị táo bón trong thai kỳ thì có thể thử:”]

  • Uống nhiều nước hơn
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày 
  • Thường xuyên tập thể dục hơn
  • Bổ sung thêm chất xơ trong những bữa ăn
  • Trong trường hợp bạn bị táo bón nặng, bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc làm mềm phân để uống.

[/key-takeaways]

Bên cạnh tìm hiểu vấn đề đau bụng dưới khi mang thai do táo bón; bạn có thể tham gia vào cộng đồng của MarryBaby để thảo luận về cách phòng tránh và hỗ trợ điều trị táo bón khi mang thai.

3. Đầy bụng

Đầy bụng hay đầy hơi cũng là lý do dẫn đến đau bụng dưới khi mang thai và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Khi mang thai, tình trạng đầy bụng có thể do hormone progesterone tăng cao khiến cơ ruột bị giãn ra. 

Tuy nhiên, nếu gần đến cuối thai kỳ, tử cung giãn rộng do thai nhi ngày càng lớn cũng chèn ép lên các cơ quan trong cơ thể dẫn đến làm chậm quá trình tiêu hóa gây đầy bụng và đau bụng dưới.

[key-takeaways title=”Nếu bạn đang bị đau bụng dưới khi mang thai do đầy bụng thì:”]

  • Nên chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ
  • Kết hợp tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ quá trình tiêu hóa 
  • Tránh ăn các loại thực phẩm gây đầy bụng như thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh không cần thuốc an toàn, hiệu quả

4. Đau dây chằng tròn

Các dây chằng ở vùng xương chậu có vai trò giữ tử cung ở đúng vị trí. Khi thai nhi ngày càng lớn hơn làm cho các dây chằng này càng giãn ra nên dẫn đến tình trạng đau bụng dưới khi mang thai.

Khi vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, đau dây chằng tròn có thể khiến bạn bị đau nhói bụng và khó chịu nếu di chuyển quá nhanh. Điều này là do dây chằng giãn quá nhanh kéo theo các sợi thần kinh giãn theo nên khiến bạn bị đau bụng dưới.

Tình trạng đau bụng dưới khi mang thai do đau dây chằng tròn thường không diễn ra liên tục. Bạn sẽ thường bị đau bụng dưới bên phải khi mang thai hoặc đau ở vùng hông dữ dội trong một thời điểm bất kỳ. Đôi khi, có một số thai phụ còn bị đau bụng dưới bên trái khi mang thai nữa.

[key-takeaways title=”Nếu bạn bị đau dây chằng tròn thì:”]

  • Hãy cử động thật chậm khi đứng dậy, ngồi xuống, giãn cơ khi tập yoga. 
  • Khi sắp hắt hơi, bạn có thể tập gồng cơ xương chậu để giảm cơn đau nhé.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng kinh và đau bụng có thai khác nhau như thế nào?

5. Các cơn co thắt Braxton-Hicks

Các cơn co thắt Braxton-Hicks

Thông thường, bạn sẽ cảm nhận rõ các cơn co thắt Braxton-Hicks vào tam cá nguyệt thứ ba. Cơn co thắt Braxton-Hicks còn được gọi là các cơn co thắt chuyển dạ giả hoặc các cơn co thắt khởi động. 

Các cơn co thắt này chuẩn bị cho cơ thể bạn trong quá trình chuyển dạ sinh nở sắp tới.

[key-takeaways title=””]

Nếu bạn đau bụng dưới do gặp phải các cơn co thắt Braxton-Hicks, thì có thể thử uống nhiều nước hơn và thay đổi tư thế xem có giảm cơn đau không nhé.

[/key-takeaways]

Bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề chuyển dạ giả bao lâu thì sinh cùng với tình trạng đau bụng dưới khi mang thai do cơn cơ thắt tử cung Braxton-Hicks.

6. Do thai nhi ngày càng phát triển

Khi thai nhi phát triển đến giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bạn có thể cảm thấy đau bàng quang và đau bụng dưới khi mang thai nhiều hơn. Bạn có thể cảm thấy da bụng bị căng ra và chịu nhiều áp lực hơn do trọng lượng thai nhi ngày càng lớn hơn.

[key-takeaways title=”Trong giai đoạn này, bạn có thể:”]

  • Sử dụng đai đỡ bụng bầu để làm giảm bớt sự khó chịu. 
  • Mặc quần legging dành cho bà bầu để thấy thoải mái hơn
  • Dùng gối kê bụng cánh tiên cho bà bầu khi nằm để giảm bớt sự khó chịu trong lúc nghỉ ngơi nhé

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần như thế nào mẹ biết chưa?

Trường hợp đau bụng dưới nguy hiểm khi mang thai

[quotation title=””]

Ngoài những trường hợp trên, đau bụng dưới khi mang thai đôi khi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các tình trạng nguy hiểm sau:

  • Sảy thai
  • Tiền sản giật
  • Nhau bong non
  • Chuyển dạ sinh non
  • Có thai ngoài tử cung
  • Bị nhiễm trùng hoặc dấu hiệu bệnh lý

[/quotation]

1. Sảy thai

Sảy thai

Sảy thai tự nhiên là hiện tượng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ; thậm chí có nhiều thai phụ bị sảy thai trong tuần đầu thai kỳ mà không biết. Ngoài triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai dữ dội, khi sảy thai còn có các dấu hiệu dưới đây:

  • Buồn nôn
  • Choáng váng
  • Đau lưng từ nhẹ đến nặng
  • Xuất huyết âm đạo từ lốm đốm máu cho đến nhiều máu

[key-takeaways title=””]

Nếu bạn thấy dấu hiệu bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu kèm xuất huyết âm đạo thì phải nhanh chóng đi đến bệnh viện. Đây có thể là dấu hiệu sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ đấy nhé!

[/key-takeaways]

2. Tiền sản giật

Tiền sản giật là một bệnh lý biểu hiện bởi tình trạng tăng huyết áp và nước tiểu có protein, nguyên nhân là do tổn thương tế bào nội mô, thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, tiền sản giật cũng có thể xảy ra sớm hơn trong thai kỳ hoặc thậm chí sau khi sinh.

Nếu bạn bị huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ, béo phì, có thai khi ở tuổi dậy thì hoặc trên 35 tuổi thì có nhiều nguy cơ bị tiền sản giật. Nếu bạn nhận thấy xuất hiện cảm giác đau bụng dưới khi mang thai kèm các dấu hiệu dưới đây thì nên đến bệnh viện sớm.

  • Thị lực kém
  • Đau đầu dai dẳng
  • Thấy phù nhanh một cách bất thường

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu tháng cuối bị sưng vùng kín: Chưa tìm hiểu kỹ mẹ chớ lo lắng!

3. Nhau bong non

Đau bụng dưới khi mang thai do nhau bong non

Nhau bong non là một tình trạng nghiêm trọng khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung một phần hoặc hoàn toàn trước khi sinh. Nếu bạn bị nhau bong non thì thai nhi có thể không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng.

Khi bạn bị nhau bong non sẽ cảm thấy bị đau bụng kèm theo tử cung gò cứng liên tục và ra máu khi mang thai. Tuy nhiên, máu có thể bị tắc lại do nhau thai dịch chuyển. Do đó, không phải lúc nào bạn cũng nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng.

Trong trường hợp bạn có các biểu hiện dưới đây thì nên đến bệnh viện:

  • Khó chịu
  • Đau bụng dưới 
  • Đau lưng đột ngột
  • Chảy máu âm đạo

[key-takeaways title=””]

Nhau bong non là một cấp cứu sản khoa, thời gian để cứu thai nhi được tính bằng phút do đó nếu nghi ngờ nhau bong non, thai phụ cần được nhập viện ngay lập tức.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Nhau thai bám mặt trước là gì? Cẩm nang kiến thức dành cho mẹ bầu

4. Chuyển dạ sinh non

Sinh non là tình trạng chuyển dạ sớm trước 37 tuần của thai kỳ. Tình trạng này có thể khiến bạn bị đau bụng dưới khi mang thai rất dữ dội. Nguyên nhân dẫn đến chuyển dạ sinh non là do:

[key-takeaways title=””]

Nếu thai nhi sinh trước 23 tuần của thai kỳ sẽ khó sống sót. Nếu bạn có dấu hiệu chuyển dạ sớm thì phải nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý kịp thời nhé.

[/key-takeaways]

Bạn đã biết cần làm gì khi có dấu hiệu sinh non chưa? Hãy tìm hiểu thêm về các vấn đề sinh non bên cạnh tình trạng đau bụng dưới khi mang thai do chuyển dạ sinh non nhé.

5. Có thai ngoài tử cung

Có thai ngoài tử cung

Có thai ngoài tử cung là trường hợp trứng được thụ tinh làm tổ bên ngoài lòng tử cung. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng làm tổ tại vị trí bình thường của phôi. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu thai ngoài tử cung dưới đây thì cần đến bệnh viện ngay:

  • Xuất huyết âm đạo
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Đau bụng dưới khi mang thai kèm đau vai, xương chậu hoặc cổ

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu thai ngoài tử cung tự tiêu và những điều cần biết

6. Dấu hiệu nhiễm trùng hoặc mắc bệnh lý

Đau bụng dưới khi mang thai còn có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh lý như:

Những tình trạng trên có thể xuất phát do cơ địa hoặc ảnh hưởng bởi lối sống không lành mạnh. Do đó, để phòng ngừa những tình trạng trên, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn khi mang thai nhé. 

Cách xử lý khi mẹ bầu bị đau bụng dưới

Đau bụng dưới khi mang thai cần làm gì?

Không phải tình trạng đau bụng dưới khi mang thai nào cũng nguy hiểm. Tuỳ vào từng trường hợp khác nhau thì sẽ có những cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên, để giảm bị đau bụng, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Nghỉ ngơi hợp lý
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Bổ sung chất xơ và uống nước đầy đủ
  • Đến bệnh viện ngay nếu thấy đau bụng dưới khi mang thai kèm các dấu hiệu bất thường khác.

>> Bạn có thể xem thêm: Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa có phải cảnh báo nguy hiểm? Đừng chủ quan mẹ nhé!

Đau bụng dưới khi mang thai khi nào nên đi khám bệnh?

Khi bạn nhận thấy đau bụng dưới khi mang thai kèm các dấu hiệu dưới đây thì cần đi khám bệnh ngay:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau khi đi tiểu
  • Bị choáng váng
  • Chảy máu âm đạo
  • Nôn mửa và buồn nôn
  • Tăng tiết dịch âm đạo bất thường

[key-takeaways title=””]

Hầu hết, tình trạng đau bụng dưới khi mang thai sẽ chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình. Khi cơn đau bụng kéo dài hoặc dữ dội thì bạn cần đi khám ngay bệnh nhé.

[/key-takeaways]

[inline_article id=328165]

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu rất rõ về các trường hợp đau bụng dưới khi mang thai. Tình trạng đau bụng dưới này nếu ở mức độ từ nhẹ đến trung bình thì là bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau bụng dữ dội kèm theo các dấu hiệu bất thường thì cần đi bệnh viện ngay như chảy máu âm đạo, sốt cao, choáng váng,…

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Hở eo tử cung khi mang thai có nguy hiểm cho mẹ và con không?

Hở eo tử cung là một trong những nguyên nhân dẫn đến sảy thai và sinh non trong thai kỳ. Vậy tình trạng hở eo tử cung là gì và nguy hiểm ra sao? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Hở eo tử cung là gì?

Hở eo tử cung (cervical insufficiency) hay còn gọi là suy yếu cổ tử cung (cervical incompetence). Đây là tình trạng cổ tử cung mở ra, yếu đi hoặc ngắn lại quá sớm trong thai kỳ. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến sảy thai (mất thai trước 20 tuần) và sinh non (sinh trước 37 tuần của thai kỳ) như đã đề cập.

Khi bạn gần đến ngày dự sinh, cổ tử cung sẽ mềm ra, ngắn lại và mở ra để em bé có thể chui qua âm đạo để chào đời. Tuy nhiên, nếu hở eo tử cung, thì cổ tử cung có thể mềm, mở ra hoặc ngắn lại trước khi thai nhi đủ khả năng sống bên ngoài tử cung của mẹ. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ, nhất là trong tam cá nguyệt thứ hai (khoảng tuần 14 đến 27 của thai kỳ).

>> Bạn có thể xem thêm: Gặp hiện tượng cổ tử cung mở nhưng không đau bụng, mẹ cần làm gì?

Nguyên nhân hở eo tử cung

Tử cung từng bị phẫu thuật là một trong những nguyên nhân hở eo tử cung ở thai phụ
Tử cung từng bị phẫu thuật là một trong những nguyên nhân hở eo tử cung ở thai phụ

Các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân hở eo tử cung. Tuy nhiên, họ cho rằng một số yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng này gồm:

  • Tổn thương cổ tử cung
  • Đã từng phẫu thuật cổ tử cung trước đó 
  • Cổ tử cung hoặc tử cung có hình dạng bất thường bẩm sinh

Dấu hiệu dẫn đến cổ tử cung hở

Các dấu hiệu hở eo tử cung không rõ ràng như dấu hiệu chuyển dạ sớm có xuất hiện các cơn co thắtvỡ nước ối. Tuy nhiên, bác sĩ có thể xác định dấu hiệu hở eo tử cung dựa vào tiền sử sản khoa hoặc kết hợp siêu âm ngả âm đạo đo chiều dài cổ tử cung gồm:

  • Sảy thai hoặc sinh non (trước 28 tuần) từ 2 lần liên tiếp trở lên với đặc điểm chuyển dạ nhanh không đau.
  • Có tiền sử sảy thai hoặc sinh non (từ 14 – 36 tuần) cùng chuyển dạ nhanh không đau, kèm các yếu tố nguy cơ hở eo tử cung như từng nong nạo, cắt đoạn cổ tử cung, rách cổ tử cung, bất thường ở tử cung hoặc cổ tử cung.
  • Siêu âm có biết được cổ tử cung mở không? Có, bác sĩ sẽ đo chiều dài cổ tử cung qua siêu âm ngả âm đạo, đánh giá lỗ trong cổ tử cung. Nếu chiều dài < 25mm hoặc có sự thay đổi ở cổ tử cung qua các lần khám thai trước 24 tuần kèm yếu tố nguy cơ hở eo tử cung.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì để thai bám chắc vào tử cung 3 tháng đầu thai kỳ?

Thai phụ nào có nguy cơ bị hở eo tử cung?

Bất kỳ thai phụ nào cũng có nguy cơ bị hở eo tử cung. Tuy nhiên, những thai phụ dưới đây sẽ có nguy cơ rơi vào tình trạng này cao hơn:

  • Đã từng phẫu thuật cổ tử cung
  • Cổ tử cung hoặc tử cung có hình dạng bất thường
  • Đã từng sinh non hoặc sảy thai trong tam cá nguyệt thứ hai
  • Bị tổn thương cổ tử cung hoặc tử cung trong những lần mang thai hoặc sinh nở trước đó
  • Bị rối loạn di truyền như hội chứng Ehlers-Danlos có thể gây yếu cổ tử cung dẫn đến hở eo tử cung
  • Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai đôi, mang đa thai sẽ có nhiều khả năng bị hở eo tử cung hơn

Chẩn đoán và điều trị cho thai phụ bị hở eo tử cung

1. Chẩn đoán

Siêu âm có biết được cổ tử cung mở không? Bác sĩ có thể biết được cổ tử cung mở do hở eo tử cung khi siêu âm
Siêu âm có biết được cổ tử cung mở không? Bác sĩ có thể biết được cổ tử cung mở do hở eo tử cung khi siêu âm

Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi liên quan đến tiền sử sản khoa và các dấu hiệu bất thường trong lần khám thai trước đó. Nếu bạn bị sảy thai hoặc đã từng phẫu thuật cổ tử cung thì hãy báo cho bác sĩ biết nhé. Họ sẽ theo dõi chặt chẽ sự thay đổi cổ tử cung của bạn dựa trên các yếu tố nguy cơ bị hở eo tử cung.

Sau đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn có bị hở eo tử cung không bằng cách khám vùng chậu và siêu âm qua ngả âm đạo (siêu âm bằng cách sử dụng đầu dò âm đạo đưa vào âm đạo) để đo chiều dài và độ mở cổ tử cung của bạn.

>> Bạn có thể xem thêm: Siêu âm đầu dò bị ra máu, mẹ phải làm sao?

2. Điều trị

Mục tiêu của việc điều trị hở eo tử cung là giúp bạn duy trì thai kỳ càng lâu càng tốt. Vì tình trạng này khó chẩn đoán nên việc tìm hiểu các yếu tố nguy cơ dẫn đến hở eo tử cung là vô cùng quan trọng. Sau đó, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp dựa trên tình trạng bệnh lý và tiền sử thai kỳ của bạn. Dưới đây là các cách điều trị hở eo tử cung:

2.1 Khâu eo tử cung

Khâu eo tử cung là phương pháp khâu kín cổ tử cung để ngăn chặn việc sảy thai hoặc sinh non diễn ra. Sau đó, vào khoảng tuần thứ 37 của thai kỳ, bác sĩ sẽ tháo chỉ khâu để bạn có thể sinh con qua đường âm đạo.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn khâu eo tử cung nếu:

  • Bạn có tiền sử sảy thai trong tam cá nguyệt thứ hai

Tuy nhiên, không phải sản phụ bị hở eo tử cung nào cũng có thể áp dụng cách khâu cổ tử cung. Bác sĩ sẽ không thực hiện thủ thuật trên nếu bạn rơi vào các trường hợp sau: 

[recommendation title=”Sau khi, thực hiện khâu eo tử cung bạn phải lưu ý những điều sau:”]

  • Nằm nghỉ tại giường và hạn chế di chuyển
  • Tuân thủ khám thai định kỳ theo lịch của bác sĩ điều trị
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và khoa học.
  • Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau và thuốc giảm gò tử cung theo chỉ định của bác sĩ
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như ra máu âm đạo hay đau bụng thì cần đi đến bệnh viện ngay
  • Chỉ xuất viện sau khi bác sĩ cho phép, thông thường là sau 48 giờ từ lúc phẫu thuật.
  • [/recommendation]

2.2 Bổ sung thuốc progesterone

Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ bị hở eo tử cung, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn bổ sung thuốc progesterone bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai.

2.3 Theo dõi sự thay đổi của cổ tử cung bằng siêu âm

Ngoài ra, nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có dấu hiệu bị hở eo tử cung sẽ yêu cầu bạn thực theo dõi chiều dài cổ tử cung bằng siêu âm qua ngả âm đạo cho đến khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ.

Nếu bác sĩ nhận thấy những thay đổi về chiều dài cổ tử cung; họ có thể đề nghị bạn thực hiện khâu cổ tử cung vào khoảng trước tuần thứ 24 của thai kỳ.

>> Bạn có thể xem thêm: Thận trọng khi dùng thuốc nospa cho bà bầu để chống gây co thắt tử cung!

Những biến chứng có thể xảy ra đối với thai phụ

Như đã đề cập ở phần trên, hở eo tử cung có thể dẫn đến việc sảy thai hoặc sinh non. Trong một số ít trường hợp, việc điều trị khâu eo tử cung có thể liên quan đến các biến chứng như:

  • Vỡ tử cung
  • Nhiễm trùng cổ tử cung
  • Chảy máu trong tử cung
  • Bị rách trên cổ tử cung

[inline_article id=281069]

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về tình trạng hở eo tử cung khi mang thai. Đây là tình trạng cổ tử bị suy yếu, mở ra và ngắn lại quá sớm trong thai kỳ. Điều này có thể khiến thai nhi chưa kịp phát triển hoàn thiện đầy đủ các cơ quan trong cơ thể mà đã “bị chào đời” dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé lại ít đạp hơn?

Tuy nhiên, sau khi được chỉ định tiêm trưởng thành phổi, một số thai phụ nhận thấy dấu hiệu thai nhi ít đạp. Vậy tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé ít đạp? Bài viết này MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề trên nhé.

Bác sĩ chỉ định tiêm trưởng thành phổi khi nào?

Bác sĩ thường chỉ định tiêm thuốc trưởng thành phổi cho thai phụ có nguy cơ sinh non, thường quy đối với những trường hợp thai từ 24 – 34 tuần, trong một số trường hợp có thể mở rộng đến khoảng 37 tuần. Bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố nguy cơ, tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn và thai nhi để đưa ra quyết định phù hợp nhất và đưa ra thời điểm cụ thể về việc sử dụng thuốc trưởng thành phổi.

>> Bạn có thể xem thêm: Gò bụng liên tục có phải sắp sinh không? Nhận biết về cơn gò tử cung

Thuốc trưởng thành phổi hoạt động như thế nào?

Tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé ít đạp? Thuốc trưởng thành phổi hoạt động như thế nào?
Tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé ít đạp? Thuốc trưởng thành phổi hoạt động như thế nào?

Thuốc trưởng thành phổi hoạt động bằng cách kích thích sự trưởng thành của phổi thông qua quá trình tổng hợp protein chất hoạt động bề mặt phế nang ở phổi thai nhi trong thời gian ngắn, cho phép tăng khả năng thích nghi với việc thở bằng không khí. Hay hiểu đơn giản hơn là thuốc trưởng thành phổi giúp phổi của trẻ trưởng thành sớm hơn so với tuổi thật của trẻ, nhằm ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị khó thở, gặp các vấn đề về hệ hô hấp và duy trì sự sống khi trẻ chào đời ở tuổi non tháng.

Tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé lại ít đạp?

Sau khi tiêm mũi trưởng thành phổi, một số thai phụ nhận thấy thai nhi ít đạp hẳn. Vậy tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé lại ít đạp hơn? Theo nghiên cứu về tác dụng của việc sử dụng betamethasone (một loại thuốc trưởng thành phổi) trên thai phụ có nguy cơ sinh non của tác giả J B Derks, E J Mulder, G H Visser cho biết; sau khi tiêm trưởng thành phổi thai nhi giảm nhịp tim, nhịp thở và sự vận động do ảnh hưởng của thuốc đến não của thai nhi (3).

Sự suy giảm hoạt động này khiến cho nhiều người lo sợ việc thai nhi bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sử dụng thuốc trưởng thành phổi. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ thoáng qua và sẽ biến mất sau đó. 

Tốt nhất, khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường sau khi tiêm trưởng thành phổi bạn cần báo với bác sĩ. Bác sĩ sẽ tiến hành một số bước kiểm tra và chẩn đoán tình hình sức khoẻ của thai nhi.

Tại sao em bé ít đạp sau tiêm trưởng thành phổi?

Hai chủ đề “tại sao em bé ít đạp sau tiêm trưởng thành phổi?”“tiêm trưởng thành phổi con chậm tăng cân” đang được nhiều bà mẹ thảo luận sôi nổi trên cộng động MarryBaby. Bạn cũng có thể đăng ký làm thành viên trên cộng động MarryBaby và cùng tham gia thảo luận với chúng tôi. 

Những lưu ý trước khi tiêm trưởng thành phổi

Sau khi tìm hiểu vấn đề tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé lại ít đạp hơn; chúng ta cần tìm hiểu thêm về những lưu ý sau:

  • Chỉ nên dùng thuốc trưởng thành phổi khi mang thai dưới sự giám sát của bác sĩ: Với sự giám sát của bác sĩ, việc điều trị với thuốc trưởng thành phổi sẽ chính xác và an toàn hơn.
  • Thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh lý và các loại thuốc bạn đang dùng: Bạn cần thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh lý như đông máu, tăng huyết áp, tiểu đường và bệnh gan. Ngoài ra, bạn cũng cần cho bác sĩ biết các loại thuốc bạn đang dùng.
  • Cho bác sĩ biết nếu bạn có dị ứng với bất kỳ loại thuốc hay thành phần nào của thuốc

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị tê tay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tóm lại, tại sao tiêm thuốc trưởng thành phổi khiến em bé ít đạp? Điều này là do sự phản ứng của thuốc ảnh hưởng đến não bộ khiến thai nhi ít vận động. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ thoáng qua và sẽ biến mất thôi. Mẹ không nên quá lo lắng nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bà bầu bị tê tay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tình trạng bà bầu bị tê tay do hội chứng ống cổ tay thường chỉ bị tạm thời và sẽ hết sau khi sinh con. Vậy tình trạng này có ảnh hưởng gì đến các bà mẹ đang mang thai không? MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay (Carpal tunnel syndrome) là tình trạng xảy ra do dây thần kinh giữa đi trong hầm ống cổ tay bị chèn ép gây nên các triệu chứng như tê, ngứa, hoặc yếu ở bàn tay và các ngón tay. Dây thần kinh giữa giúp kiểm soát chuyển động và mang lại cảm giác cho ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa cũng như một phần của ngón đeo nhẫn.

Hiện tượng bà bầu bị tê tay do hội chứng ống cổ tay cũng có nhiều người gặp phải. Đây là một trong những đề tài được hội mẹ bầu bàn tán rất sôi nổi trên cộng đồng MarryBaby. Bạn có thể cùng tham gia thảo luận với chúng tôi tại đây để được các bác sĩ giải đáp cho từng trường hợp nhé. 

Một số bà bầu thường bị giãn tĩnh mạch ở chân, tay và vùng sinh dục ngoài (âm hộ), do vậy bạn cũng có thể cảm thấy tê bì, phù nhẹ ở các vị trí này. Bạn có thể đọc thêm bài viết Bà bầu nổi gân xanh ở tay: Mẹ nên hiểu sao cho đúng? để xem có phải do mình bị giãn tĩnh mạch mà tê tay không nhé.

Nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị tê tay

Bà bầu bị tê tay có thể do sự thay đổi cơ thể khiến cổ tay bị tích nước gây chèn ép dây thần kinh giữa
Bà bầu bị tê tay có thể do sự thay đổi cơ thể khiến cổ tay bị tích nước gây chèn ép dây thần kinh giữa

Nguyên nhân gây nên tình trạng này không rõ ràng. Ống cổ tay là một khoang rỗng trong cổ tay nơi dây thần kinh và gân giữa đi từ cẳng tay đến bàn tay. Hội chứng ống cổ tay có thể xảy ra khi có vật gì đó gây áp lực hoặc chèn ép lên dây thần kinh giữa khi đi qua ống cổ tay.

Bất cứ điều gì làm giảm khoảng không gian trong ống cổ tay hoặc làm cho các mô bị sưng lên đều dẫn đến tình trạng này. Khi mang thai, sự thay đổi về nội tiết trong thai kỳ dẫn tới hiện tượng ứ dịch trong cơ thể, trong các bao và bao ống cổ tay là một ví dụ. Kèm theo sự phù nề các gân, sự tích tụ dịch này dẫn tới sự chèn ép vào dây thần kinh giữa, gây nên các biểu hiện của bệnh. 

Với những bà mẹ đang mang thai phải thường xuyên làm công việc đòi hỏi cử động tay và ngón tay mạnh cũng dễ mắc hội chứng ống cổ tay và là nguyên nhân khiến bà bầu bị tê tay.

>> Bạn có thể xem thêm: Phù tay khi mang thai tháng cuối: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Dấu hiệu dẫn đến hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Một số triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng ống cổ tay là bà bầu bị tê tay, ngứa ran và đau ở bàn tay, thậm chí là ở cả cánh tay. Ngoài ra, một số bà bầu còn cảm thấy tay bị yếu hơn và khó khăn khi nắm tay hoặc cầm nắm đồ vật.

Thông thường, tay thuận của bà bầu dễ bị hội chứng ống cổ tay nhiều hơn, song bà bầu cũng có thể bị cả hai tay. Trong giai đoạn đầu của hội chứng, bà bầu có thể nhận thấy những dấu hiệu xảy ra rõ nhất thường vào buổi tối sau khi hoạt động cả ngày. 

Bà bầu có thể bị tê tay khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Tuy nhiên, dấu hiệu bà bầu bị tê tay khi mang thai có thể trở nên nặng nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Ngoài vấn đề bầu bị tê tay; bạn có thể tìm hiểu thêm về hiện tượng nhức mỏi tay chân của bà bầu trong thai kỳ để tay, chân linh hoạt, khỏe mạnh cũng như tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Cách chẩn đoán và điều trị hội chứng thế nào?

Massage là cách làm giảm tê nhức tay ở bà bầu không cần phẫu thuật
Massage là cách làm giảm tê nhức tay ở bà bầu không cần phẫu thuật

Nếu bà bầu đang bị tê tay và nghi ngờ bản thân mắc hội chứng ống cổ tay thì hãy sắp xếp đi khám sức khoẻ. Bác sĩ có thể đánh giá các dấu hiệu cũng như tình trạng tê tay khi mang thai và đưa ra cách điều trị cho từng trường hợp cụ thể. 

Điều quan trọng là bạn cần phải nói chuyện với bác sĩ về tình trạng bầu bị tê tay như thế nào. Nếu các dấu hiệu của bạn không nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề xuất các cách làm giảm tê nhức tay ở bà bầu không phẫu thuật bao gồm:

  • Đeo nẹp cổ tay để giữ cổ tay thẳng: Điều này thường được khuyến khích sử dụng vào ban đêm vì có nhiều người thường đè lên cổ tay khi nằm ngủ. 
  • Gặp bác sĩ vật lý trị liệu: Bác sĩ có thể giúp bạn thực hiện một số bài tập cụ thể nhằm kéo giãn cũng như tăng cường cơ ở bàn tay và cánh tay.
  • Tránh các hoạt động làm trầm trọng thêm hội chứng: Bác sĩ có thể khuyên bạn nên giảm bớt các công việc hay hoạt động có thể là nguyên nhân dẫn đến tê tay khi mang thai.
  • Thực hiện các liệu pháp thay thế: Tùy thuộc vào các dấu hiệu bầu bị tê tay ở mỗi người; bác sĩ có thể đề xuất các liệu pháp khác để giảm bớt tê nhức như massage, tập yoga, hoặc châm cứu.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị tê chân khi mang: nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà

[key-takeaways title=””]

Với những trường hợp bầu bị tê tay do mắc hội chứng ống cổ tay nghiêm trọng, bạn nên trì hoãn phẫu thuật cho đến khi sinh con bởi phẫu thuật dùng đến thuốc tê có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi. Hơn nữa, tương tự như nhiều bệnh liên quan đến biến chứng thai kỳ khác, dấu hiệu bầu bị tê tay có thể biến mất sau khi sinh con. 

[/key-takeaways]

Như vậy, chúng ta đã biết bà bầu bị tê tay có thể do mắc hội chứng ống cổ tay. Tình trạng này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến tích nước khắp cơ thể, trong đó có cổ tay. Điều này dẫn đến chèn ép lên dây thần kinh giữa khiến cho bà bầu dễ bị tê tay khi mang thai.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Phù thai là gì, nguy hiểm như thế nào và có điều trị được không?

Phù thai là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cho thai nhi nếu không được phát hiện. Tỷ lệ sống sót khi thai nhi bị phù cũng thường không cao. Vậy tình trạng phù thai là gì? MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Phù thai là gì? 

Phù thai (hydrops fetalis) là một bệnh lý nặng của thai được xác định bởi sự tích tụ dịch bất thường từ hai khoang trở lên trong cơ thể thai nhi bao gồm: tràn dịch ổ bụng, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng ngoài tim và phù da.

Thai nhi bị phù toàn thân có giữ được không? Tình trạng sưng tấy nghiêm trọng do phù thai có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống cơ quan trong cơ thể của thai nhi. Có khoảng một nửa số ca phù thai không thể sống sót. Còn đối với những em bé sinh ra bị phù thai thì khả năng sống sót thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị của bác sĩ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về thai nhi đạp gần cửa mình bên cạnh việc tìm hiểu hiểu về phù thai là gì.

Phù thai là gì? Là tình trạng thai nhi có sự tích tụ chất lỏng bất thường ở các mô và cơ quan dẫn đến phù nề khắp cơ thể
Phù thai là gì? Là tình trạng thai nhi có sự tích tụ chất lỏng bất thường ở các mô và cơ quan dẫn đến phù nề khắp cơ thể

Các dạng của phù thai

Sau khi tìm hiểu tình trạng phù thai là gì; chúng ta cần tìm hiểu thêm về hai dạng phù thai gồm phù thai liên quan tới miễn dịch và phù thai không liên quan miễn dịch có thể gặp phải trong phần dưới đây:

  • Tình trạng phù thai liên quan tới miễn dịch: Tình trạng này xảy ra khi nhóm máu của mẹ và thai nhi không tương thích với nhau, chủ yếu là sự không tương thích về yếu tố Rh. Trong trường hợp khi mẹ có nhóm máu Rh âm và con có nhóm máu Rh dương, sự bất đồng nhóm máu Rh này sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của mẹ, tạo ra kháng thể tấn công các tế bào hồng cầu của thai, gây nên tình trạng tán huyết ở lần mang thai sau. 
  • Tình trạng phù thai không liên quan tới miễn dịch: Tình trạng này chiếm 90% các trường hợp phù thai. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này: dị tật tim thai, bất thường nhiễm sắc thể, nhiễm trùng bào thai, bệnh lý huyết học ( Hb’ Bart,..) 

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao thai nhi chỉ đạp bên phải? Liệu có nguy hiểm nào đang chực chờ mẹ và bé không?

Các dấu hiệu nhận biết phù thai là gì?

Các dấu hiệu của bệnh phù thai có thể nhận biết ngay trong thời kỳ mang thai. Vậy các dấu hiệu nhận biết phù thai là gì bạn đã biết chưa? Một số dấu hiệu dưới đây có thể cho thấy nguy cơ phù thai ở thai nhi: 

  • Dư ối
  • Nhau thai dày lên
  • Xuất hiện chất lỏng tích tụ trong bụng, ngực, dưới da, màng ngoài tim thai nhi
  • Gan, lá lách hoặc tim của thai nhi to lên bất thường

Các dấu hiệu nhận biết phù thai là gì?

Ngoài vấn đề phù thai là gì; bạn có thể tìm hiểu thêm về “mẹ bầu giật mình có ảnh hưởng đến thai nhi không?” để thai kỳ được khỏe mạnh nữa nhé.

Nguyên nhân phù thai ở thai nhi

Sau khi nhận biết các dấu hiệu phù thai, bạn sẽ rất thắc mắc vì sao thai nhi bị phù da toàn thân hay nguyên nhân phù thai là gì? Một số biến chứng hoặc bệnh tật thai nhi mắc phải là nguyên nhân dẫn đến phù thai ở thai nhi như:

  • Bệnh gan
  • Dị tật tim hoặc phổi
  • Thiếu máu trầm trọng
  • Bệnh tan máu bẩm sinh
  • Bất đồng nhóm máu Rh mẹ và con
  • Gặp bất thường nhiễm sắc thể và dị tật bẩm sinh

>> Bạn có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần

Cách chẩn đoán và điều trị

1. Chẩn đoán

Khi bạn đã tìm hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến phù thai; bạn sẽ cần tìm hiểu thêm về các cách chẩn đoán phù thai là gì. Phù thai có thể được chẩn đoán trong khi mang thai thông qua một số xét nghiệm sau:

Sau khi được chẩn đoán phù thai trên siêu âm, chọc ối hay lấy mẫu máu thai nhi, mẹ có thể sẽ rất muốn biết phù thai có chữa được không. Mẹ cùng tìm hiểu câu trả lời trong phần dưới đây nhé.

2. Cách điều trị

Phù thai có chữa được không? Cách điều trị chứng phù thai phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Với các nguyên nhân phù thai có thể can thiệp được trong tử cung như thiếu máu thai nhi, hay hội chứng truyền máu cho nhận, rối loạn nhịp tim nhanh tim thai…thì việc điều trị trước sinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị giải quyết bệnh cho thai nhi để từ đó cải thiện kết cục của mẹ và thai nhi.

[inline_article id=291956]

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong tình trạng phù thai là gì. Khám thai định kỳ theo lịch hẹn là cách để mẹ có thể theo dõi và phát hiện sớm tình trạng phù thai (nếu có) và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không hay cần nghỉ ngơi nhiều hơn?

Khi bị sưng chân trong thai kỳ, bà bầu sẽ cảm thấy khó chịu và hoạt động không thoải mái, chỉ muốn ngồi một chỗ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc; “bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?” và “cách giảm phù chân khi mang thai là gì?” Để có câu trả lời cho những vấn đề này, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không? 

Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không? Mặc dù, phù chân có thể khiến bà bầu cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt, nhưng bà bầu bị phù chân vẫn nên đi bộ và tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày trong suốt thai kỳ.

Việc bà bầu đi bộ, tập thể dục và áp dụng các bài tập dành cho chân khi đang ngồi hoặc đứng có thể giúp cải thiện lưu thông máu, giảm sưng mắt cá chân và ngăn ngừa chuột rút ở cơ bắp chân. Bà bầu có thể áp dụng bài tập cho chân như sau:

  • Uốn cong và duỗi chân lên xuống 30 lần
  • Xoay mỗi cổ chân theo vòng tròn 8 lần một chiều và 8 lần theo chiều ngược lại

Bên cạnh vấn đề bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không; chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm về việc bà bầu 3 tháng đầu có nên đi bộ nhiều không để có một chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn.

Nguyên nhân và dấu hiệu phù chân khi mang thai

Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không và nguyên nhân do đâu?
Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không và nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phù chân khi mang thai là gì? Trong thai kỳ, có 3 lý do chính dưới đây là nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân.

  • Lưu lượng máu tăng: Trong suốt thai kỳ, cơ thể sản xuất nhiều máu hơn bình thường để giúp nuôi thai nhi phát triển.
  • Nội tiết tố thay đổi: Nội tiết tố tăng trong thai kỳ gây giãn các cơ trơn thành mạch. Do đó, các tĩnh mạch khó hoạt động bình thường hơn.
  • Thai nhi lớn đè lên tĩnh mạch chân: Khi thai nhi lớn lên, tử cung của bà bầu sẽ giãn ra và đè lên tĩnh mạch chủ dưới dẫn đến ngăn dòng máu chạy từ chân về tim.

Vì 3 lý do trên nên lưu lượng máu của bà bầu có xu hướng dồn về phần chân dẫn đến chân hoặc mắt cá chân bị sưng tấy.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị xuống máu chân sớm có gây nguy hiểm cho thai nhi hay sinh non không?

Dấu hiệu xuống máu chân nặng ở bà bầu có phải là tiền sản giật?

Phù chân hay xuống máu chân khi mang thai là tình trạng bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu xuống máu chân ở bà bầu dưới đây thì có thể dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật.

  • Mặt hoặc tay của bà bầu cũng bị sưng tấy
  • Tình trạng sưng chân ngày càng trở nặng hơn
  • Sưng chân vào đầu ngày và không giảm khi nghỉ ngơi

Ngoài ra, nếu một chân của bà bầu bị sưng nhiều hơn chân kia có thể do một trong các tĩnh mạch ở chân đang gặp vấn đề nghiêm trọng, như huyết khối tĩnh mạch sâu. 

>> Bạn có thể xem thêm: Phù tay khi mang thai tháng cuối: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

[key-takeaways title=””]

Tiền sản giật và vấn đề ở tĩnh mạch đều là những tình trạng nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đối với sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Do đó, nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu trên thì sắp xếp thời gian đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và theo dõi nhé.

[/key-takeaways]

Những cách giúp giảm phù chân khi mang thai

Cách giảm phù chân khi mang thai là gì?
Cách giảm phù chân khi mang thai là gì?

Bạn có thể áp dụng một số cách làm giảm phù chân ở bà bầu dưới đây:

  • Hạn chế ăn muối
  • Mang vớ và đi giày thoải mái
  • Uống đủ nước mỗi ngày (2-2,5l nước)
  • Hạn chế hoạt động ngoài trời khi trời nóng
  • Mỗi ngày nên đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ nhàng
  • Ăn thực phẩm lành mạnh với lượng protein phù hợp
  • Tránh đứng lâu và thường xuyên nghỉ ngơi trong ngày
  • Nằm nghiêng sang bên trái và dùng gối nâng cao chân khi ngủ
  • Massage chân và mặc quần hỗ trợ chân để giúp cải thiện tuần hoàn máu

[inline_article id=138674]

Như vậy chúng ta đã có câu trả lời cho vấn đề bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không rồi. Nếu bạn bị phù chân trong thai kỳ thì nên đi bộ và vận động nhẹ để tăng tuần hoàn máu và cải thiện tình trạng sưng chân nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tình trạng nghẹt mũi khiến cho thai phụ cảm thấy khó thở và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho mẹ bầu đặt ra câu hỏi bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về chứng nghẹt mũi khi mang thai nhé.

Nghẹt mũi khi mang thai là tình trạng gì? 

Nghẹt mũi khi mang thai do viêm mũi thai kỳ (pregnancy rhinitis) thường có triệu chứng tương tự như bị cảm lạnh. Hầu hết các trường hợp nghẹt mũi khi mang thai thường do mạch máu sưng lên dẫn đến mũi tiết chất nhầy nhiều quá mức. Tình trạng nghẹt mũi xuất hiện với khoảng 30% thai phụ (1) (2)

Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố như tăng nồng độ estrogen và lưu lượng máu tăng cao trong thai kỳ cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm mũi thai kỳ. Mặc dù tình trạng này không phải là một vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 

>> Bạn có thể xem thêm: 5 cách khắc phục giúp bà bầu bị viêm mũi dị ứng giải tỏa nỗi lo

Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi và cả bản thân nếu tình trạng kéo dài

Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không hay bầu 3 tháng đầu, giữa và cuối bị nghẹt mũi có sao không là điều khiến nhiều người lo lắng. Dù tình trạng nghẹt mũi không phải là vấn đề nguy hiểm nhưng có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi từ mức độ nhẹ đến trung bình.

Bởi vì, khi bạn bị nghẹt mũi trong thai kỳ sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ vào ban đêm do khó thở. Điều này lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thai nhi trao đổi oxy trong quá trình phát triển của thai kỳ (3). Ngoài ra, nghẹt mũi khi mang thai cũng có thể dẫn đến tình trạng bị viêm xoang mãn tính hoặc nhiễm trùng tai đối với thai phụ (4).

Liên quan đến vấn đề mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi; bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề ảnh hưởng của việc mẹ bầu bị sổ mũi đối với thai nhi trong suốt quá trình mang thai.

Dấu hiệu viêm mũi khi mang thai

Sau khi bạn đã biết, mẹ bầu bị nghẹt mũi có gây ảnh hưởng đến thai nhi, bạn cần nhận biết rõ hơn các dấu hiệu viêm mũi khi mang thai phổ biến dưới đây (5):

  • Ngứa họng và mũi
  • Ho và hắt hơi liên tục
  • Nghẹt mũi, ngứa hoặc chảy nước mũi
  • Mắt bị ngứa, sưng hoặc chảy nước mắt
  • Có cảm giác ngột ngạt trong xoang và đau đầu liên quan đến xoang

Khi bạn nhận thấy các dấu hiệu trên kéo dài trong thời gian 1-2 tuần thì cần đi khám bệnh để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị dứt điểm.

>> Bạn có thể xem thêm: Hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu: Rủi ro cho bé và cách ‘đánh bay’ tình trạng này!

Vì sao mẹ bầu bị nghẹt mũi khi mang thai?

Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh gây ảnh hưởng đến thai nhi do bị cảm lạnh và kèm sốt cao
Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh gây ảnh hưởng đến thai nhi do bị cảm lạnh và kèm sốt cao

Một số thai phụ bị nghẹt mũi có thể do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ và không gây ra nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng đôi khi, bạn có thể bị nghẹt mũi do các nguyên nhân sau:

  • Cảm lạnh hoặc nhiễm trùng: Khi bị cảm lạnh, bạn sẽ có kèm các dấu hiệu liên quan đến ho, hắt hơi, đau đầu nhẹ, đau họng hoặc sốt.
  • Viêm xoang: Các triệu chứng của viêm xoang khi mang thai bao gồm sốt, nhức đầu, chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh, đau xoang hoặc chóng mặt (tình trạng trở nên nặng hơn khi bạn cúi mặt xuống), mất cảm giác khứu giác hoặc đau hàm răng trên (6).
  • Dị ứng: Bạn có thể bị nghẹt mũi kèm theo chảy nước nước mũi, hắt hơi và ngứa mắt, họng, mũi hoặc tai. Dị ứng khi mang thai là tình trạng không thể phòng ngừa trước được vì giai đoạn này bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn với các chất gây dị ứng hoặc các chất kích thích khác mà trước đây bạn chưa bao giờ gặp phải (7).

[key-takeaways title=””]

Thực tế, chúng ta sẽ khó có thể biết được nguyên nhân thực sự gây nghẹt mũi khi mang thai vì có nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, bạn phải đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu viêm mũi ở trên kéo dài hơn 1-2 tuần.

[/key-takeaways]

Ngoài vấn đề mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi; bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề có thể gây ảnh hưởng với thai nhi khi mẹ bầu giật mình.

Các mẹo tại nhà giúp giảm bớt nghẹt mũi khi mang thai

Các mẹo tại nhà giúp giảm bớt nghẹt mũi khi mang thai

Để giúp bạn tránh tình trạng mẹ bầu bị nghẹt mũi có gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn hãy thử các cách trị nghẹt mũi cho bà bầu dưới đây. Tuy nhiên, trước khi thử bất kỳ mẹo nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến và tư vấn từ bác sĩ trước nhé.

  • Xì nước mũi
  • Uống trà gừng
  • Uống nước đầy đủ
  • Giữ ấm đôi bàn chân
  • Sử dụng máy lọc không khí
  • Kê đầu cao hơn khi ngủ
  • Thoa một ít dầu gió vào mũi
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
  • Tập thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng
  • Tránh sử dụng các chất kích thích

>> Bạn có thể xem thêm: Dùng thuốc utrogestan 200mg có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bầu nên biết để tránh hại cả mẹ lẫn con

Như vậy, bạn đã biết mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi. Để tránh gây hại cho sự phát triển thai nhi, bạn nên đi khám sức khỏe nếu tình trạng này kéo dài hơn một tuần và áp dụng các cách trị nghẹt mũi cho bà bầu sau khi được bác sĩ tư vấn nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bà bầu trằn trọc khó ngủ là do đâu và cách khắc phục

Bà bầu trằn trọc khó ngủ là do đâu? Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu trằn trọc khó ngủ là tình trạng gì?

Mất ngủ là tình trạng bà bầu trằn trọc khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ dẫn đến mệt mỏi vào ban ngày. Khi chứng mất ngủ xảy ra do các yếu tố liên quan đến thai kỳ thì được gọi là chứng mất ngủ khi mang thai.

Đối với nhiều người, vấn đề về khó ngủ có thể xuất hiện lần đầu tiên khi mang thai. Thai phụ có thể trải qua giấc ngủ kém chất lượng hoặc không ngủ đủ giấc, ngủ ít sâu hơn và thức dậy thường xuyên vào ban đêm.

Nhất là, với những người đã bị rối loạn giấc ngủ có thể sẽ thấy các triệu chứng khó ngủ trở nên nặng hơn khi mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Triệu chứng mất ngủ khi mang thai và cách khắc phục cho bà bầu

Nguyên nhân khiến bà bầu trằn trọc khó ngủ

Buồn nôn khi mang thai cũng khiến bà bầu trằn trọc khó ngủ
Buồn nôn khi mang thai cũng khiến bà bầu trằn trọc khó ngủ

Có một số yếu tố góp phần khiến cho bà bầu trằn trọc khó ngủ. Thai phụ có thể bắt đầu khó ngủ ngay từ ba tháng đầu tiên khi nồng độ hormone bắt đầu thay đổi. Và bầu có thể khó ngủ hơn trong tam cá nguyệt thứ ba khi cơ thể thay đổi và do thai nhi ngày càng lớn hơn. Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu trằn trọc khi mang thai gồm:

  • Ợ nóng, ợ chua
  • Buồn nôn
  • Nội tiết tố thay đổi
  • Cảm thấy lo lắng
  • Đi vệ sinh vào ban đêm
  • Tăng cường trao đổi chất và nhịp tim thay đổi khi mang thai
  • Khó chịu với sự thay đổi của cơ thể khi mang thai
  • Đau lưng hoặc chuột rút ở chân

Liên quan đến bà bầu trằn trọc khó ngủ; bạn có thể tìm hiểu thêm về việc bà bầu nằm võng ngủ có tốt không nữa nhé.

Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bà bầu bị trằn trọc khó ngủ thường xuyên được cho là có ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, sinh non, và tiền sản giật.

Khó ngủ khi mang thai có thể nghiêm trọng hơn nếu tình trạng này gây ra bởi chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Đây là một chứng rối loạn giấc ngủ khiến bệnh nhân tạm thời ngừng thở nhiều lần mỗi đêm.

Mất ngủ khi mang thai cũng có thể góp phần gây trầm cảm, lo lắng ở cuối thai kỳ và sau khi sinh. Do đó, bầu cần  cải thiện giấc ngủ trong thời kỳ mang thai để giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh.

[key-takeaways title=””]

Theo các chuyên gia, bà bầu nên cố gắng ngủ từ 8-10 tiếng mỗi đêm. Vì mang thai là khoảng thời gian đòi hỏi khắt khe đối với cơ thể và cần có một giấc ngủ chất lượng với thời gian ngủ đủ giấc.

[/key-takeaways]

Mẹo để giúp có một giấc ngủ ngon trong thai kỳ

Để giúp bà bầu không trằn trọc khó ngủ nữa, MarryBaby xin gợi ý các mẹo nhỏ từ việc cải thiện thói quen sinh hoạt ở dưới đây để mẹ bầu có thể tham khảo.

  • Tạo môi trường ngủ thoải mái: Bầu cần tạo môi trường ngủ mát mẻ, tối, yên tĩnh, không để các thiết bị điện tử vào phòng ngủ, sử dụng đèn ngủ thay vì đèn trần để tránh thức giấc quá nhiều khi đi vệ sinh.
  • Dùng gối phù hợp với phụ nữ mang thai: Bạn nên dùng gối để đỡ phần bụng bầu, lưng dưới và giữa hai đầu gối nhằm giảm đau lưng. Một số thai phụ có thể thích một chiếc gối bà bầu được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu thay đổi của cơ thể.
  • Giữ một lịch trình ngủ đều đặn: Bà bầu cần đi ngủ và thức dậy vào những thời điểm giống nhau mỗi ngày. Bên cạnh đó, những giấc ngủ ngắn vào buổi trưa cũng có thể giúp bù đắp lại thời gian thiếu ngủ vào ban đêm ở bà bầu. Tuy nhiên, bạn tránh ngủ trong thời gian quá dài vì sẽ gây mất ngủ vào buổi tối.
  • Thử các kỹ thuật thư giãn: Các kỹ thuật thư giãn hoặc các hoạt động nhẹ nhàng như tắm nước ấm hoặc massage có thể giúp giấc ngủ ngon hơn. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định thực hiện các kỹ thuật thư giãn này.
  • Tập thể dục vào buổi sáng: Thói quen tập thể dục thường xuyên rất quan trọng để thai kỳ khỏe mạnh. Nhưng tốt nhất bạn nên sắp xếp thời gian để tập thể dục vào sáng sớm. Trước khi bắt đầu thói quen tập thể dục, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể cách tập thể dục an toàn khi mang thai bạn nhé.
  • Ngủ nghiêng bên trái: Ngủ nghiêng bên trái giúp máu lưu thông đến các cơ quan và thai nhi dễ dàng hơn. Điều này cũng có thể giúp giảm sưng ở chân, mắt cá chân, cũng như dễ chịu hơn cho phổi và tim. Hầu hết các chuyên gia đều khuyên không nên ngủ ngửa vào cuối thai kỳ vì có thể mang lại một số rủi ro cho thai nhi.

[inline_article id=32688]

Như vậy, bạn đã biết bà bầu trặn trọc khó ngủ là tình trạng phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này nặng hơn có thể dẫn đến nguy hiểm cho thai nhi và các biến chứng thai kỳ. Tốt nhất, để cải thiện giấc ngủ trong thai kỳ, bà bầu cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Mẹ bầu đau bụng đi ngoài nhưng không đi được là do đâu?

Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu đau bụng đi ngoài nhưng không đi được biết được nguyên nhân cũng như cách khắc phục triệu chứng oái ăm này. 

1. Bà bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được do đâu?

Bà bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

  • Táo bón: Khi bà bầu đau bụng muốn đi ngoài nhưng không đi được hoặc phân khô thì có thể mẹ đang bị táo bón. Nguyên nhân là do mẹ bầu uống ít nước, ăn thiếu chất xơ hoặc chịu tác dụng phụ của viên sắt và canxi. Mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và duy trì đủ lượng nước. Trường hợp nghiêm trọng cần đi đến bệnh viện.
  • Hội chứng ruột kích thích: Rối loạn kích thích đường ruột thường được gây ra do sự thay đổi nội tiết tố và tác động của các hormone đến hoạt động của đường ruột. Hội chứng này không gây tổn thương đại trực tràng; tuy nhiên lại gây đau bụng, cảm giác buồn đại tiện, phân có máu hoặc dịch nhầy khiến mẹ bầu đau bụng nhưng không đại tiện được.
  • Bệnh trĩ: Mẹ bầu khi mắc các vấn đề về tĩnh mạch ở hậu môn có thể dẫn đến bệnh trĩ, thường gây ngứa, đau và máu trong phân. Vì thế nếu mẹ bầu đau bụng nhưng không đi ngoài được thì nguyên nhân có thể do bệnh trĩ.
  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Sự co thắt không bình thường trong hệ tiêu hóa kéo dài hơn 6 tháng có thể khiến mẹ bầu đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. Mẹ có thể thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng này nhé.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiểu (UTIs) khá phổ biến trong thai kỳ. Áp lực mà thai nhi tạo ra trên bàng quang khiến nước tiểu bị rò rỉ, gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu và khiến mẹ bầu đau bụng dưới.
  • Tiền sản giật (Preeclampsia): Khi mẹ bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được nguyên nhân có thể do mắc tiền sản giật. Tiền sản giật đặc trưng bằng việc có huyết áp cao và thường có lượng lớn protein trong nước tiểu. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm đau bụng phải, buồn nôn, đau đầu và mờ mắt. 

Bà bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được là do đâu?

>> Mẹ xem thêm: Bà bầu bị táo bón có nên rặn, rặn nhiều có bị sảy thai?

2. Bà bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được có sao không?

Hầu như các trường hợp bà bầu đau bụng đi ngoài nhưng không đi được đều không đáng lo nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Chủ yếu tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, ăn uống, tâm trạng và giấc ngủ của mẹ. Tuy nhiên, tình trạng này để lâu mà không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng:

  • Rủi ro đối với đường tiêu hóa: Có thể gây ra vấn đề đường tiêu hóa như nứt kẽ hậu môn, trĩ, và polyp hậu môn. Các vấn đề này có thể dẫn đến viêm nhiễm và nguy cơ nhiễm trùng máu.
  • Nguy cơ ung thư trực tràng tăng cao: Tình trạng khó đi ngoài kéo dài có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng.  

3. Bà bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được phải làm sao?

Khi mẹ bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được thì sau đây là một số cách giúp cải thiện tình trạng trên:

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn: Mẹ bầu nên bổ sung 25 – 30 gram chất xơ từ trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên cám vào bữa ăn hàng ngày. Chế độ ăn giàu chất xơ giúp mẹ dễ tiêu hóa và đi đại tiện trơn tru hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng cần hạn chế ăn một số loại rau để tránh ảnh hưởng đến thai nhi như rau húng quế, rau răm, ngải cứu, rau ngót… 
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Uống ít nước là nguyên nhân gây ra táo bón, ruột kích thích và bệnh trĩ. Vì thế, nhằm hạn chế tình trạng đau bụng đi ngoài nhưng không đi được khi mang thai, mẹ nên uống đủ từ 1,5 -2 lít nước mỗi ngày.
  • Tập thể dục đều đặn: Tham gia vào các hoạt động như đi bộ, bơi lội, tập yoga và các bài tập khác một cách điều độ sẽ giúp mẹ bầu kích thích đường ruột hoạt động khỏe mạnh. Hãy cố gắng tập luyện ít nhất 3 lần mỗi tuần, mỗi lần từ 20 đến 30 phút.
  • Bổ sung thêm sắt, probiotic: Bổ sung chất sắt, probiotic (men vi sinh) có thể cải thiện tình trạng táo bón, từ đó hạn chế nguy cơ kích ruột, trĩ – nguyên nhân chính khiến bà bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được. Mẹ có thể bổ sung sắt, men vi sinh bằng thức ăn hoặc thực phẩm chức năng như viên uống sắt, yakult, sũa chua.
  • Đi đại tiện vào thời điểm cố định: Mẹ bầu nên lập kế hoạch đi đại tiện vào cùng một khoảng thời gian hàng ngày để giảm nguy cơ táo bón và khó tiêu.
Mẹ bầu có thể tập yoga để cải thiện tình trạng đau bụng nhưng không đi ngoài được
Mẹ bầu có thể tập yoga để cải thiện tình trạng đau bụng nhưng không đi ngoài được 

>> Mẹ xem thêm: Bà bầu bị trúng gió phải làm sao? Đọc ngay để giữ an toàn mẹ nhé!

4. Khi nào mẹ bầu cần gặp bác sĩ?

Mặc dù hầu hết các trường hợp mẹ bầu đau bụng đi ngoài nhưng không đi được đều không đáng lo lắng nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ. Nếu mẹ có các triệu chứng đau bụng dữ dội kèm theo chảy máu bất thường, hãy đến bệnh viện để thăm khám cũng như chữa trị kịp thời.

[inline_article id=290150]

Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin cần thiết cho các mẹ bầu đau bụng đi ngoài nhưng không đi được biết. Nếu cảm thấy cơ thể không khỏe. Đừng ngần ngại đi khám bác sĩ ngay nhé.

[key-takeaways title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói… vì chất lượng và sự tận tâm.

[/key-takeaways]

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Sưng nướu khi mang thai có ảnh hưởng gì không và làm sao để hết?

Không chỉ thế, mỗi lần bạn thưởng thức món ăn nào thì vấn đề sưng nướu khi mang thai sẽ gây cản trở dẫn đến không ngon miệng. Vậy tại sao bạn bị sưng nướu trong thai kỳ?

Tại sao bị sưng nướu răng khi mang thai?

Điều này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Hầu như, bà bầu bị sưng nướu răng sẽ cảm thấy đau khi dùng chỉ nha khoa hay bàn chải. Thực chất, tình trạng sưng nướu răng chính là một trong các dấu hiệu của viêm nướu.

Khi bạn bị sưng nướu răng sẽ dễ nhạy cảm hơn với các vi khuẩn sinh sôi trong các mảng bám thức ăn. Trong khi đó, lưu lượng máu trong cơ thể tăng ở phần nướu khi mang thai cũng là nguyên nhân cộng dồn khiến bạn bị viêm nướu răng.

Và chẳng may, nếu tình trạng sưng nướu răng khi mang thai này trở nên nặng hơn bạn có thể dẫn đến vấn đề viêm nha chu.

>> Bạn có thể xem thêm: 14 cách chữa đau răng cho bà bầu giúp giảm nguy cơ sinh non

Dấu hiệu bà bầu bị viêm nướu răng

Dấu hiệu bà bầu bị viêm nướu

Nếu bạn đã biết tại sao bị sưng nướu răng; thì bạn cũng cần phân biệt được các dấu hiệu viêm sưng nướu khi mang thai dưới đây để kịp thời điều trị tình trạng:

  • Nướu răng bị đỏ
  • Nướu răng sưng tấy
  • Bề mặt nướu trở nên bóng hơn
  • Nướu răng trở nên nhạy cảm hơn
  • Nướu chảy máu khi dùng chỉ nha khoa hay đánh răng

Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy miệng bị hôi ngay cả khi vừa mới đánh răng. Tình trạng này cũng có thể trở nên trầm trọng hơn khi bạn bước vào tam cá nguyệt thứ hai và các giai đoạn sau của thai kỳ.

[key-takeaways title=”Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai?”]

Sưng nướu răng cũng là một trong những dấu hiệu mang thai với một số người. Như MarryBaby đã nói, sự thay đổi của nội tiết tố và sự gia tăng lưu lượng máu trong thai kỳ sẽ dẫn đến tình trạng sưng đau và chảy máu nướu. Thậm chí, có người còn bị u hạt sưng mủ ở nướu răng nhưng không gây ung thư khi mang thai. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ chấm dứt ngay sau khi bạn sinh con.

[/key-takeaways]

Cùng với vấn đề dấu hiệu viêm nướu, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu trên MarryBaby nhé.

Sưng nướu khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bị viêm nướu có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bị viêm nướu có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hiện tại, MarryBaby chưa tìm thấy bằng chứng nghiên cứu khoa học chứng minh tình trạng sưng nướu khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi, sảy thai hoặc sinh non. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng nướu không được khắc phục sớm có thể dẫn đến viêm nha chu.

Nếu bạn bị viêm nha chu khi mang thai thì lại có thể dẫn đến biến chứng sinh non hoặc trẻ sơ sinh sinh ra nhẹ cân. Ngoài ra, khi bạn bị viêm nha chu còn khiến nướu tụt ra khỏi chân răng, để lộ các túi chân răng dễ dẫn đến nhiễm trùng. Tình trạng này trở nặng có thể khiến bạn bị rụng răng.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm không? Mẹ hãy xem ngay để biết và điều trị kịp thời

Cách làm giảm sưng nướu răng cho bà bầu

Cách làm giảm sưng nướu răng cho bà bầu tốt nhất là thường xuyên vệ sinh răng miệng đúng cách. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày để lấy sạch các mảng bám thức ăn ra khỏi các kẽ răng. Hoặc thay vì dùng chỉ nha khoa, bạn có thể sử dụng tăm nước để làm sạch răng miệng. 

Ngoài ra, bạn nên dùng bàn chải đánh răng có lông mềm để giảm gây ra các kích ứng nướu hơn. Và để kiểm soát được vấn đề sưng nướu khi mang thai bạn nên thực hiện tốt các hướng dẫn sau:

[key-takeaways title=””]

Nướu răng của bạn thông thường sẽ trở lại bình thường sau khi sinh em bé. Các tình trạng chảy máu và nhạy cảm ở nướu cũng sẽ giảm đi. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng nướu khi mang thai trở nên nặng hơn và tiếp tục ngay cả sau khi sinh, thì bạn nên đi khám răng miệng sớm nhé!

[/key-takeaways]

Cách làm giảm sưng chân răng cho bà bầu
Cách làm giảm sưng chân răng cho bà bầu

Những lưu ý để không bị sưng nướu khi mang thai

Nếu bạn may mắn không bị sưng nướu khi mang thai hoặc bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng đã khắc phục được thì cũng cần lưu ý các điều sau để không bị tái lại:

  • Nhớ đi khám răng: Bạn không được quên đăng ký lịch khám răng để theo dõi sức khoẻ răng miệng của mình nhé.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Bạn cần bỏ sử dụng thuốc lá và các sản phẩm liên quan đến chất kích thích để bảo vệ cho sức khoẻ răng miệng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống khoa học, giảm các thức ăn và đồ uống ngọt cũng sẽ giúp hỗ trợ tốt cho sức khoẻ răng miệng.
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Bạn hãy nhớ đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn bám trên răng. Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ đánh răng sau khi ăn các thức ăn hoặc đồ uống ngọt như trái cây khô, kẹo…

Như vậy, sưng nướu khi mang thai là một tình trạng của viêm nướu. Đây là một vấn đề thường gặp ở thai phụ do sự thay đổi của nội tiết tố và lưu lượng máu khiến phần nướu răng bị sưng viêm. Tuy nhiên nếu bạn không kiểm soát tốt tình trạng này có thể sẽ dẫn đến tình trạng viêm nha chu nguy hiểm cho thai kỳ.