Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề về thần kinh

6 điều mẹ nhất định phải biết về sốt động kinh ở trẻ

Sốt động kinh ở trẻ thường khởi đầu bằng những dấu hiệu rất nhỏ, như cái chớp mắt mà mẹ thường không bao giờ thấy hoặc để ý đến.

Nói đến sốt động kinh ở trẻ hay sốt co giật, có phải các mẹ sẽ nhớ đến những cảnh co giật đáng sợ từng thấy trên tivi hoặc đôi khi ở ngoài đời, bệnh nhân bỗng nhiên co giật dữ dội, nằm giãy ra đất. Thực tế, đó là giai đoạn cao trào của bệnh, lúc bắt đầu thường nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Triệu chứng rất nhỏ như cái chớp mắt mà mẹ thường không để ý

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sốt động kinh là những dấu hiệu rất nhỏ, do đó mẹ rất dễ không nhận. Thậm chí, có những dấu hiệu nhỏ đến cả bác sĩ cũng khó phân biệt được đâu là dấu hiệu sốt động kinh, đâu là những cử động bình thường ở trẻ nhỏ.

sốt động kinh ở trẻ
Có những triệu chứng sốt động kinh ở trẻ chỉ như cơn gió thoảng

Bộ não của một đứa bé vẫn còn non nớt và đang phát triển, không thể tạo ra phản ứng phối hợp: Co giật toàn thân – co cứng – co giật mà bạn hay nhìn thấy ở những sốt động kinh của người lớn.

Ngoài ra, cũng rất dễ để mẹ nhầm lẫn giữa dấu hiệu của sốt động kinh với phản ứng Moro (hay gọi là phản xạ sợ hãi) ở trẻ sơ sinh: Khi giật mình vì một âm thanh lớn, trẻ nhỏ hốt hoảng sẽ giơ hai tay lên trời với những ngón tay xoè ra. Đây là phản ứng giật mình bình thường đối với trẻ sau sinh.

Một trong những cách để phân biệt dấu hiệu của sốt động kinh và phản ứng Moro đó là: Khi mẹ thay đổi vị trí của trẻ hoặc giữ chân trẻ, trẻ vẫn co giật, đó là dấu hiệu của cơn sốt động kinh. Ngược lại, đó là trẻ đang sợ hãi.

Không phải tất cả cơn sốt động kinh đều giống nhau

Thông thường, khi bị sốt động kinh, cánh tay và chân của trẻ sẽ co giật mạnh, mắt trợn tròn lên hoặc nghiến chặt răng. Sau cơn co giật, trẻ có thể bị mất kiểm soát bàng quang, ruột và đặc biệt là cảm thấy buồn ngủ.

Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng trải qua các biểu hiện giống nhau. Các dấu hiệu khác nhau tuỳ vào vùng não xảy ra cơn co giật, ví dụ như nghiến răng, liếm môi hay tay chân co đạp. Một số dấu hiệu khác như môi tím xanh hay da tái nhợt, trẻ có thể ngưng thở trong thời gian ngắn.

Khi lên cơn sốt co giật, không phải lúc nào trẻ cũng bất tỉnh. Nếu sốt động kinh loại bán phần đơn giản, trẻ vẫn tỉnh táo và chỉ co giật một chân hoặc một cánh tay. Mẹ lưu ý là các dấu hiệu không phải lúc nào cũng rõ ràng, do vậy nếu nghi ngờ bất cứ điều gì đó không ổn, mẹ nên quay video lại các cử động của trẻ để bác sĩ theo dõi.

Theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ

Sốt cao, đặc biệt khi nhiệt độ hơn 38,5 độ C, có thể khiến trẻ trải qua cơn  sốt động kinh. Trẻ có thể trợn tròn mắt, chân tay tê cứng, co giật. Điều này phổ biến ở trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi.

Những cơn sốt co giật đơn giản thường chỉ kéo dài vài phút. Khi nhìn thấy các biểu biện này, mẹ có thể vô cùng lo lắng, hoảng hốt, tuy nhiên mẹ cũng đừng quá sợ vì những cơn co giật này không gây tổn thương não hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

sốt động kinh ở trẻ 2
Khi trẻ bị sốt mẹ cần bình tĩnh hạ sốt cho bé sau đó đưa tới bệnh viện thăm khám

Lúc này, mẹ dùng các phương pháp hạ sốt cho trẻ như uống thuốc, lau khăn ấm, giữ nhiệt độ dưới 38,5 độ C và thường xuyên theo dõi. Mẹ lưu ý là đừng cho trẻ uống thuốc khi trẻ vẫn còn đang buồn ngủ.

Mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu sau:

  • Sốt co giật lần đầu tiên
  • Sốt co giật kéo dài hơn 15 phút
  • Không thể di chuyển một bên cơ thể của trẻ, chẳng hạn như cánh tay hoặc chân, sau khi cơn sốt co giật vừa hết
  • Trẻ quấy khóc hoặc buồn ngủ bất thường khi co giật vừa hết
  • Bị thương trong cơn co giật, chẳng hạn như bị thương ở đầu khi ngã ra khỏi ghế.

Sốt động kinh có thể nặng hơn đối với một số trẻ

Ngoài sốt cao, có nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ co giật, bao gồm các bệnh nhiễm trùng như viêm màng não (nhiễm trùng não), chấn thương đầu, chấn thương sọ não, hoặc thiếu oxy. Ngoài ra, sự bất thường ở não, sự mất cân bằng lượng đường hay natri thấp cũng có thể gây ra cơn co giật.

Mẹ để ý là nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sốt co giật thì đây là một trường hợp bất thường. Nếu cơn co giật tái phát và bị kích hoạt bởi những nguyên nhân không thể xác định được, trẻ có thể được chẩn đoán mắc bệnh động kinh.

[inline_article id=149135]

Giữ bình tĩnh và không chèn muỗng vào miệng khi trẻ đang co giật

Mẹ tuyệt đối không đưa muỗng, ngón tay hay bất cứ đồ vật nào khác vào miệng trẻ khi trẻ đang sốt co giật, vì điều này cực kỳ tai hại, có thể làm trẻ bị thương.

Trong thời gian co giật, mẹ cũng không nên cho trẻ uống thuốc. Thay vào đó, đặt trẻ nằm nghiêng trên một mặt phẳng để tránh tình trạng nghẹt thở do nước bọt. Để ý xung quanh xem có vật cứng hoặc sắc cạnh nào gần đó không để tránh làm trẻ bị thương.

Gọi cấp cứu ngay nếu cơn sốt động kinh kéo dài hơn năm phút

Thông thường cơn sốt động kinh chỉ kéo dài từ 1 đến 2 phút. Tình trạng sẽ trở nên nguy hiểm khẩn cấp nếu trẻ mất ý thức và dừng thở trong một khoảng thời gian kéo dài. Quá 5 phút, hãy gọi cấp cứu ngay. Cơn sốt động kinh kéo dài hơn 30 phút có thể dẫn đến tử vong.

Sốt động kinh ở trẻ sơ sinh là một dấu hiệu nguy hiểm có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu mẹ không sớm nhận biết. Đừng bỏ những biểu hiện dù là nhỏ rất nhỏ của trẻ mẹ nhé!

Theo youngparents