Xuất huyết dưới da là bệnh thường gặp ở trẻ với những nốt bầm tím trên da. Vì vậy việc nhận biết các dấu hiệu xuất huyết da ở trẻ em sớm rất quan trọng, giúp mẹ bảo vệ bé cưng tốt nhất.
Xuất huyết dưới da là gì?
Xuất huyết dưới da xảy ra khi máu (chủ yếu là hồng cầu) thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương, biểu hiện là trên da xuất hiện những vết bầm tím.
Đây là hiện tượng khá thường gặp ở trẻ 2 đến 9 tuổi ở giai đoạn con đang lớn. Mẹ tuyệt đối không nên xem thường và nên thăm khám để phát hiện nguyên nhân gây triệu chứng này để có cách điều trị phù hợp.
Một số tình trạng nhiễm trùng và bệnh có thể gây ra do da bị xuất huyết:
- Viêm màng não
- Bệnh bạch cầu
- Viêm họng
- Nhiễm trùng huyết
- Sốt xuất huyết
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết dưới da
Theo các ý kiến của chuyên gia, nguyên nhân xuất huyết dưới da do nhiều yếu tố, nhưng chung quy lại có những điểm đặc trưng sau:
- Do các bệnh: Nhiễm khuẩn huyết do não mô, bệnh bạch hầu, bệnh sởi, thương hàn, sốt xuất huyết gây ra
- Bệnh tiểu cầu: Do bị giảm tiểu cầu nguyên phát, suy nhược tiểu cầu (Glanzmann)
- Cơ thể bị thiếu vitamin C
- Do bệnh miễn dịch, dị ứng: Chẳng hạn do viêm thành mạch dị ứng, các chứng dị ứng khác
- Các bệnh do thiếu hụt các yếu tố đông máu của huyết tương cũng gây triệu chứng này, chẳng hạn: Hemophilie A, B, C, giảm prothrombin, proconvertin
Xuất huyết dưới da có nguy hiểm?
Chảy máu dưới da cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm mà mẹ cần quan tâm:
- Giảm tiểu cầu, đó có thể là do giảm chất lượng tiểu cầu hoặc giảm số lượng của tiểu cầu
- Trẻ bị tổn thương thành mạch máu bẩm sinh
- Do cơ chế đông máu bị rối loạn
- Mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn như: Sốt xuất huyết, bạch hầu, não mô cầu, sởi, thương hàn…
- Mắc các bệnh về miễn dịch, dị ứng
- Những bệnh có sự rối loạn một vài yếu tố đông máu như Hemophilie
- Một số bệnh gây ra hội chứng đông máu rải rác ngay bên trong lòng mạch máu
- Thiếu vitamin C, PP
[inline_article id=103800]
Cách xử lý và chăm sóc khi trẻ bị máu bầm dưới da
Mẹ cần bình tĩnh đưa con đến bệnh viện chuyên khoa huyết học để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Mẹ không nên tự ý sử dụng những biện pháp dân gian như chà lá trầu lên da hoặc cạo gió,cắt lẻ, có thể gây tổn thương da của trẻ. Ngoài ra, mẹ dành nhiều thời gian theo dõi con nhiều hơn để tránh những chuyện không vui xảy ra:
- Chăm sóc răng miệng sạch sẽ, không nên để xước niêm mạc miệng hay lưỡi của trẻ
- Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ theo đúng lịch hẹn nhằm kiểm soát tình hình bệnh của con
- Nếu trẻ bị tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu, các bậc phụ huynh cần đảm bảo chế độ ăn uống chu đáo cho trẻ và tiến hành chăm sóc trẻ theo sự chỉ định của bác sĩ
- Tuyệt đối không cho trẻ vận động mạnh
Mẹ nên cho trẻ ăn uống gì để ngừa xuất huyết dưới da?
Để bảo vệ sức khỏe con yêu mẹ nên bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết vào bữa ăn hàng ngày như: Vitamin K, vitamin A, a-xit folic… giúp trẻ khỏe mạnh, vui chơi cả ngày mẹ nhé!
- Các loại rau giàu vitamin K: Rau diếp cá, ô liu, mùi tây, cải bông xanh,…
- Thực phẩm giàu vitamin A: Dầu cá, cà rốt, khoai lang, bí ngô,…
- Thực phẩm tươi sống: giá trị dinh dưỡng cao, giúp kích thích cơ chế nội bộ của cơ thể và làm tăng số lượng tiểu cầu
- Chất axit folic có nhiều ở ngũ cốc, rau bina, các loại đậu, măng tây, cà chua,…
Bệnh xuất huyết dưới da ở trẻ em có nhiều nguyên nhân gây nên. Do đó, khi thấy các biểu hiện đáng nghi, mẹ nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được chuẩn đoán bệnh chính xác, tìm biện pháp điều trị phù hợp mẹ nhé!