Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Trẻ bị nổi mề đay: Cẩn tắc vô ưu!

Trẻ bị nổi mề đay nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời, đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vậy, mẹ đã biết cách xử lý đúng?

Trẻ bị nổi mề đay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong một số trường hợp, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, trẻ có thể gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chữa trị  sẽ giúp hạn chế những tổn thương đáng tiếc cho con trẻ trong giai đoạn con đang lớn.

Theo thống kê, tỷ lệ bị mề đay ở Việt Nam chiếm khoảng 20% tổng số các bệnh dị ứng. Trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị dị ứng nổi mề đay chiếm tỷ lệ cao. Hơn nữa, một nửa số trẻ bị nổi mề đay gặp phải các biến chứng sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng do ba mẹ “lơ là” các triệu chứng, dấu hiệu bệnh. Vậy, bệnh mề đay ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Trẻ bị nổi mề đay phải làm sao?

trẻ bị nổi mề đay 1
Nổi mề đay là một bệnh dị ứng phổ biến và có thể xử lý tại nhà nếu biết cách

Mề đay là gì? Nguy hiểm ra sao?

Mề đay, hay còn gọi là phát ban là một cách phản ứng của các mao mạch dưới da khi bị tác động. Tổn thương cơ bản nhất là các nốt sẩn phù, đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh với nhiều kích thước khác nhau. Các vết mề đay này thay đổi nhanh chóng, có thể xuất hiện và “lặn mất tăm” chỉ trong vài giờ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nổi mề đay ở trẻ có thể tái đi tái lại nhiều lần.

Khi bị nổi mề đay trẻ thường cảm thấy rất ngứa và có thói quen gãi liên tục, gây tổn thương da, dẫn đến viêm nhiễm. Ở những vùng da nhạy cảm như mí mắt, môi, cơ quan sinh dục ngoài, các vết mề đay, sưng phù xuất hiện có thể làm phù mạch.

Phù mạch còn xuất hiện ở những cơ quan nội tạng bên trong như thanh quản, ống tiêu hóa gây khó thở, đau bụng quặn, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim và nguy hiểm nhất là gây sốc phản vệ, một dạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Dấu hiệu nổi mề đay dị ứng

Trẻ có thể bị mề đay ở rất nhiều vùng da khác nhau, nhất là những vùng da thường xuyên cọ sát với quần áo, hoặc vùng da tiếp xúc. Sau khi xuất hiện, quá trình lan rộng của mề đay có thể mất vài phút đến vài giờ. Ngoài ra mẹ cần để ý đến các triệu chứng:

  • Ngứa trên da: Đây là dấu hiệu đầu tiên và gây nhiều khó chịu cho bé cưng nhất.
  • Xuất hiện các vết sần ở nhiều vị trí với đa dạng hình thái, kích thước từ vài mm đến vài cm, thậm chí có thể hình thành cả mảng lớn. Vùng trung tâm có màu trắng, phía ngoài vết sẩn có màu hồng, khi ấn vào sẽ có cảm giác căng. Các triệu chứng của mề đay thường rầm rộ nhất vào ban đêm.

Cách xử lý khi trẻ bị nổi mề đay

Ngay khi phát hiện trẻ bị nổi mề đay, mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân. Tùy theo mức độ và nguyên nhân, các chuyên gia sẽ có hướng dẫn điều trị phù hợp nhất.

  • Trường hợp bé nổi mề đay do dị ứng thực phẩm cần phải kích thích cho trẻ nôn để loại bỏ thức ăn ra ngoài.
  • Nếu trẻ bị mề đay do va quẹt thì phải loại bỏ vật dụng đó.
  • Bé cưng bị nổi mề đay do vật nuôi hoặc phấn hoa, mẹ có thể tắm cho bé để các tác nhân gây dị ứng không tiếp tục ảnh hưởng.
trẻ bị nổi mề đay 2
Tắm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lưu ý quan trọng nhất chính là thời gian và nước tắm

Tắm bằng nước mắt cũng sẽ giúp da bé dễ chịu hơn khi bị phát ban. Mẹ cũng có thể bôi các loại kem làm dịu, làm mát. Lưu ý tắm cho trẻ nên dùng nước ấm, mát, không dùng nước nóng. Mẹ cũng không nên sử dụng xà phòng, nhất là các loại có tính sát khuẩn quá cao. Trong khi tắm, mẹ chỉ nên thoa nhẹ lên chỗ bị tổn thương, không chà xát mạnh tay.

Ngoài ra mẹ nên tăng cường bổ sung khoáng chất và vitamin để giúp trẻ tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế không cho bé ăn thực phẩm như như sữa đặc có đường, trứng tươi, bơ sữa, hải sản… Ngoài ra, bạn cũng nên giảm bớt lượng muối trong thức ăn của bé.

[inline_article id=147514]

Trẻ bị nổi mề đay: Khi nào thì nguy?

Phần lớn những trường hợp mề đay thông thường đi kèm triệu chứng ngứa sẽ tự khỏi sau 24 giờ. Nếu trẻ nổi mề đay kèm các triệu chứng sau, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện:

  • Các vấn đề hô hấp như khò khè, khó thở
  • Sưng mặt và lưỡi
  • Bất tỉnh
  • Khó nuốt
  • Hoa mắt, chóng mặt

Cùng với mề đay, những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh hệ hô hấp còn rất nhỏ nên chỉ cần một hiện tượng sưng nhẹ cũng có thể gây khó thở.

Ngoài ra, nếu bé cưng có một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây, mẹ cũng nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện kiểm tra:

  • Bé dưới 2 tuổi và có mề đay lan rộng trên da.
  • Mề đay xuất hiện sau khi bị côn trùng cắn, hay do phản ứng với thuốc hay thực phẩm
  • Mề đay kèm theo các triệu chứng như sốt, hôn mê, buồn nôn, nôn mửa liên tục, đau bụng
  • Tay, chân và các khớp sưng vù

Trẻ bị nổi mề đay sẽ không nguy hiểm nếu mẹ tìm hiểu rõ ràng nguyên nhân và xử lý kịp thời. Trường hợp bé có biểu hiện bất thường cần lập tức đưa tới bệnh viện để kiểm tra.