Khi thấy trẻ sơ sinh bị khò khè bất thường, rất có thể trẻ đang bị viêm phế quản, ho, viêm amidan, mềm sụn thanh quản…
1. Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị khò khè
Thở khò khè được hiểu là khi bé thở phát ra những tiếng khò khè. Các mẹ có thể nhận được ra dấu hiệu này bằng các áp tai gần miệng hoặc mũi của bé. Đặc biệt là khi bé ngủ, sẽ thấy tiếng thở lạ, có thể không đều và gần giống với tiếng ngáy nhẹ.
Thông thường khi có sự tác động của vi khuẩn, phế quản có thể bị co thắt, sưng, phù nề. Một số bệnh còn tiết dịch gây ứ đọng và tắc nghẽn trong cuống phổi hoặc phế quản, gây khó khăn cho việc hô hấp của trẻ.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè
Dấu hiệu để nhận biết trẻ sơ sinh bị khò khè là khi áp sát tai gần miệng trẻ mẹ nghe thấy tiếng con thở bất thường. Nó gần giống như tiếng ngáy.
Âm thanh trẻ sơ sinh thở khò khè có thể được nghe rõ từ xa khi bé thở mạnh. Một số nguyên nhân làm trẻ bị khò khè có thể kể đến như sau:
- Viêm amiđan cấp tính đôi khi cũng làm bé bị khò khè có đờm.
- Dị vật ở đường thở cũng có thể gây ra tình trạng này ở trẻ từ 4-5 tháng tuổi.
- Trẻ có thể bị tim bẩm sinh nếu thường xuyên khó thở, khò khè sau sinh, bú kém, da nhợt nhạt, tím tái.
- Các bệnh u xơ sợi thần kinh, bất thường sọ hầu bẩm sinh, khối u ở phổi cũng khiến trẻ sơ sinh bị thở khò khè.
- Nếu bị viêm thanh phế quản cấp tính, trẻ sẽ thường xuyên ho, khàn tiếng và khó thở kèm theo tiếng thở khò khè vào ban đêm.
- Với trẻ dưới một tuổi, thở khò khè có thể là do bị mềm sụn thanh quản, hoặc vùng thanh quản của trẻ bị chèn ép bởi các mạch máu lớn.
- Bé nhỏ dưới 2 tuổi thường bị viêm tiểu phế quản, dị ứng, trào ngược dạ dày. Những dịch trào ngược này có thể chảy vào đường hô hấp, gây tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè.
- Trong thời gian trẻ sơ sinh bị sốt, ho cũng thường hay khó thở, phổi có tiếng ro ro bất thường, và đây chính là dấu hiệu của viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hoặc bệnh viêm phổi.
- Bệnh hen suyễn thường có dấu hiệu thở khò khè khi ngủ. Các cơn khò khè cũng thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi hoặc khi bé tiếp xúc với khói và các tác nhân gây kích ứng.
3. Trẻ sơ sinh bị khò khè có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh thường có những triệu chứng thở không đều, lúc nhanh lúc chậm, thỉnh thoảng ngừng thở. Nếu con bạn thở ra tiếng, cha mẹ nên lưu ý âm thanh phát ra như thế nào.
Bởi vì điều này sẽ giúp bạn xác định liệu bé có gặp các vấn về đường hô hấp hay không.
3.1 Trẻ sơ sinh thở tiếng khàn khàn
Tình trạng tắc nghẽn ở thanh quản do nước nhầy thường khiến trẻ phát ra âm thanh khàn khàn khi thở. Đây thường là dấu hiệu của bệnh viêm thanh khí phế quản – chứng bệnh gây phù nề thanh quản, khí quản.
Nó làm cho đường dẫn khí dưới dây thanh âm bị hẹp đi, khiến trẻ sơ sinh bị khò khè do âm thanh thở trở nên nặng hơn.
3.2 Âm thanh tiếng thở của trẻ như tiếng huýt sáo
Tình trạng tắc nghẽn ở mũi sẽ tạo ra âm thanh như tiếng huýt sáo khi thở. Mũi của trẻ thường có lỗ thông khí nhỏ nên chỉ cần có một ít nước nhầy hay sữa bột cũng có thể làm cho lỗ thông khí thu hẹp lại.
Nó cản trở không khí ra vào đường thở và gây ra những âm thanh lạ như tiếng huýt sáo khi bé hít vào và thở ra. Do đó, nếu bạn thông mũi sạch cho bé, tiếng huýt sáo này sẽ không còn.
3.3 Trẻ sơ sinh bị khò khè thở rít
Thở rít là tình trạng âm thanh thở ra – hít vào lớn và gắt, nghe được rõ khi bé hít vào. Tình trạng này sẽ tồi tệ hơn nếu trẻ nằm ngửa. Thở rít có thể là dấu hiệu của bệnh bạch hầu thanh quản hoặc bệnh mềm sụn thanh quản.
[inline_article id=285069]
3.4 Thở dốc bất thường
Viêm phổi có thể làm bé thở nhanh và thở dốc bất thường. Bệnh này do các virus hay vi khuẩn gây nên sự tích tụ các chất lỏng bên trong các phế nang.
Khi bé mắc bệnh viêm phổi, đôi khi bạn sẽ thấy bé thở dốc kèm theo các triệu chứng như xanh tím và ho dai dẳng.
4. Trẻ sơ sinh bị khò khè phải làm sao? Cách điều trị
Vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị thở khò khè nên các mẹ nên bình tĩnh, quan sát cẩn thận và thăm khám sức khỏe của bé thường xuyên.
Khi trẻ sơ sinh bị thở khò khè, các mẹ nên tiến hành vệ sinh mũi, họng cho bé sạch sẽ, tránh để ứ đọng đờm trong khoang mũi, luôn giữ hệ tai – mũi – họng của bé được thông thoáng.
Các mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ không nên nhỏ quá nhiều, chỉ 2 – 3 giọt là đủ nhé!
Các mẹ có thể tham khảo cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh như sau:
- Đặt bé nằm nghiêng, hoặc nghiêng nhẹ đầu bé sang một bên. Nếu dùng lọ nhỏ thì đặt nghiêng phù hợp với độ nghiêng vừa phải để nước chảy từ từ vào khoang mũi bé. Nếu dùng lọ xịt thì đặt vòi phun ở xa vạch an toàn, sát vạch lỗ mũi.
- Nhỏ 2 – 3 giọt vào mũi bé, hoặc ấn nhẹ và nhanh trong 2 – 3 giây.
- Nghiêng đầu bé về bên còn lại và tiến hành nhỏ hoặc xịt tương tự.
- Lưu ý, 5 phút sau các mẹ nên dùng các dụng cụ y tế chuyên dụng để hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi, hoặc dùng tăm bông thấm hút lượng nước nhỏ còn ứ đọng.
- Giữ ấm cho trẻ sơ sinh bi thở khò khè: chủ động giữ ấm cho trẻ để hạn chế bé sổ mũi, tránh việc các bé hay khịt vào, làm cho nước mũi chảy vào cuống họng gây ra ho.
- Cần cho trẻ uống nhiều nước. Uống nước sẽ làm mát và sạch họng bé. Các mẹ có thể pha chút nước chanh vào nước ấm rồi cho con uống để làm sạch dịch hoặc một số đờm còn lại ở cổ họng.
- Sử dụng các bài thuốc dân gian bằng gừng và tỏi. Cho 4 tép tỏi xay/băm nhuyễn vào 250ml nước sôi, cho thêm 5ml nước hành và ít muối rồi cho bé uống nước tỏi 2 – 3 lần/ngày.
- Có thể dùng một lát rễ gừng vắt cho vào nước rồi cho bé uống để làm tăng lưu thông vùng mũi. Những cách này làm sạch đường thở, làm giảm nhiệt và điều trị sổ mũi cho bé.
- Một phương pháp khác rất hiệu quả là bôi tinh dầu tràm vào gan bàn chân của bé vào mỗi buổi tối, hoặc cho vào chậu nước tắm cho bé để tránh sổ mũi, giúp mũi lưu thông, giữ ấm và làm bé dễ ngủ.
>> Mẹ có thể tham khảo: Mách mẹ cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất
5. Phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh bị khò khè
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị thở khò khè, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Phải luôn giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi.
- Luôn đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra đường để giữ ấm mũi và hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn.
- Thường xuyên vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy cho trẻ.
- Tránh ngoáy mũi nhiều thì sẽ gây tổn thương phần tiền đình mũi và niêm mạc mũ.
- Tránh tự ý dung các loại thuốc kháng sinh. Thuốc không rõ nguồn gốc.
- Nên vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
[inline_article id=271964]
6. Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh bị khò khè đi khám bác sĩ?
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị khò khè, nếu con có biểu hiện nặng hơn, tình trạng khò khè không dứt, mẹ nên đưa bé đi thăm khám để được điều trị kịp thời.
Nhất là các trường hợp sau, bạn cần cho trẻ đến bác sĩ ngay, không được để kéo dài:
- Trẻ thở khò khè kéo dài 3-4 tuần.
- Trẻ thở khò khè kèm nôn ói, sốt cao.
- Trẻ thở khó, co rút lồng ngực mỗi lần hít thở.
- Trẻ lần đầu tiên thở khò khè kèm khó thở, tím tái.
- Trẻ thở không đều, khó hít vào và phải gắng sức để thở.
- Trẻ có tiền sử bị hen suyễn, bỗng khó thở đột ngột, tiếng thở khò khè.
- Bé dưới 3 tháng tuổi bị khò khè khó thở, thở dốc. Đây có thể là biểu hiện bệnh nặng khi trẻ ở lứa tuổi này.
Trẻ sơ sinh bị khò khè dù không phải là một dấu hiệu quá nặng nhưng tất cả các bệnh có triệu chứng này đều khá nguy hiểm. Các mẹ nên chủ động chăm sóc và điều trị cho bé dứt điểm để tránh những biến chứng không đáng có.