Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Xương sườn bên trái của bé nhô cao hơn bên phải là do đâu?

Ở bất kỳ độ tuổi nào, khi phát hiện ra trẻ bị nhô xương ức, cha mẹ cần hết sức cẩn trọng; và cách tốt nhất là đưa bé đến bệnh viện và các trung tâm y tế để khám và kiểm tra càng sớm càng tốt.

Trrường hợp xương sườn của bé bị nhô cao hoặc xương sườn bên trái nhô cao hơn bên phải cũng là một vấn đề mà cha mẹ phải lưu tâm. Bạn hãy cùng tìm hiểu xương sườn của bé nhô cao là bệnh gì, nguyên nhân gây nhô xương ức ở trẻ; cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả.

1. Xương sườn của bé nhô cao là bệnh gì?

Xương sườn của bé nhô cao (hay gọi là ngực ức gà/dị tật xương ức gà – Pectus Carinatum / Protruding Sternum) là hiện tượng biến dạng lồi của lồng ngực (trẻ bị lồi quá mức ở xương sườn và ức). Trong độ tuổi trẻ đang lớn, con rất dễ gặp phải biến dạng không mong muốn này.

Khi bị dị tật xương ức gà; đa phần trong các trường hợp, lồng ngực của trẻ sẽ nhô cao dần theo tuổi. Khi bắt đầu tuổi dậy thì, hiện tượng nhô sẽ diễn tiến nhanh hơn và ổn định sau tuổi dậy thì.

Nếu mẹ lo lắng về việc xương sườn của bé nhô cao ảnh hưởng đến tim và phổi thì mẹ có thể yên tâm. Hai bộ phận này của cơ thể vẫn có thể hoạt động bình thường. Duy chỉ có điều dị tật sẽ ngăn cản hoạt động chức năng của tim và phổi làm cho chúng không hoạt động hết khả năng cho phép.

[key-takeaways title=””]

Trường hợp xương sườn trái nhô cao hơn bên phải ở trẻ sơ sinh có thể là kết quả của chấn thương, dị tật bẩm sinh hoặc một tình trạng khác. Mẹ cần thăm khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này.

[/key-takeaways]

Xương sườn của bé nhô cao
Hình ảnh xương sườn của bé bị nhô cao, hình ảnh trẻ bị nhô ức gà

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị nhô xương ức

Đến nay, tình trạng xương sườn của bé bị nhô cao vẫn chưa xác định nguyên nhân cụ thể là do đâu. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng đã khoanh vùng một số yếu tố nguy cơ làm phát triển tình trạng trẻ bị lồi xương, nhô xương ở trẻ. Có thể kể đến như:

2.1 Yếu tố di truyền

Các trẻ bị dị tật xương ức gà từ nhỏ là do các yếu tố di truyền từ cha mẹ,hoặc ông bà, người thân trong gia đình.

2.2 Phẫu thuật tim khiến xương sườn của bé nhô cao

Trẻ bị lồi xương, nhô ương ức có thể do trẻ bị bệnh tim bẩm sinh; và phải thực hiện phẫu thuật tim. Sau phẫu thuật, vùng xương ức của trẻ rất có thể bị nhô cao; hoặc xương bên trái nhô cao hơn bên phải.

Trường hợp phẫu thuật muộn ở thời điểm dậy thì mà mắc phải chứng bệnh này thì tình trạng sẽ phát triển nhanh và nhô lồi hẳn ra trước.

2.3 Bị bệnh suyễn

Xương sườn của bé nhô cao cũng thường thấy ở những bé bị dị tật lồi ngực. Suyễn có thể biến mất sau khi điều trị thành công tình trạng ngực lồi.

2.4 Bệnh còi xương

Bệnh còi xương là một chứng rối loạn do thiếu vitamin D, canxi hoặc photphat dẫn đến xương bị mềm và yếu đi; và có thể gây ra hiện tượng trẻ bị nhô xương ức; hoặc tình trạng xương sườn trái nhô cao hơn bên phải ở trẻ nhỏ.

  • Thiếu vitamin D: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh còi xương, ngực ức gà vì không hấp thu đầy đủ vitamin D.
  • Thiếu canxi: Cũng là nguyên nhân chính gây loãng xương đặc biêt là xương sườn và xương ức, khiến chúng có xu hướng co lại hoặc nhô ra ngoài lồng ngực.

>> Cùng chủ đề: Nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ đến khi nào là đủ?

2.5 Các bệnh khác khiến tình trạng xương sườn của bé nhô cao

Các bệnh khiến tình trạng xương sườn của bé nhô cao
Các bệnh khiến tình trạng xương sườn của bé nhô cao

Xương sườn bên trái của trẻ cao hơn bên phải hay bị nhô cao bất thường cũng có thể do một tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như:

  • Vẹo cột sống: một rối loạn trong đó cột sống cong không chuẩn.
  • Hội chứng Marfan: một rối loạn ảnh hưởng đến mô liên kết của cơ thể.
  • Bệnh tạo xương bất toàn: một căn bệnh làm cho xương dễ gãy hoặc dễ gãy.
  • Hội chứng Down: một rối loạn di truyền gây ra bởi một bản sao thừa của nhiễm sắc thể 21
  • Hội chứng Morquio: sự phát triển bất thường của xương hoặc mô có thể gây ra chứng lùn.
  • Hội chứng Noonan với nhiều nốt ruồi: một rối loạn di truyền gây ra các bất thường về da.
  • Hội chứng Edwards: một rối loạn di truyền gây ra bởi một bản sao thừa của nhiễm sắc thể thứ 18.
  • Hội chứng Ba Lan: một dị tật bẩm sinh hiếm gặp khiến các cơ bị thiếu hoặc kém phát triển ở một bên của cơ thể; đặc biệt ở cơ ngực lớn.

Một số ít trường hợp dị tật xuất hiện ngay sau khi em bé được sinh ra và khi bé 2 tháng tuổi sẽ phát hiện mà không rõ nguyên nhân.

>> Cùng chủ đề: Xương của trẻ sơ sinh và những sự thật thú vị

3. Dị tật xương ức gà có nguy hiểm không?

So với dị tật lõm lồng ngực thì dị tật lồi lồng ngực (dị tật ức gà) ít nguy hiểm hơn vì không chèn ép và cản trở tim và phổi. Tuy nhiên bất kỳ sự phát triển không bình thường nào cũng ít nhiều ảnh hưởng đên các cơ quan trong cơ thể. Với dị tật lồi xương ức gà là các cơ quan tại khu vực lồng ngực.

3.1 Cản trở quá trình hô hấp

Xương sườn của bé nhô cao cũng sẽ ngăn cản hoạt động hô hấp bình thường. Tức là, trẻ có thể mệt rất sớm nếu như tham gia các hoạt động thể thao đòi hỏi sức khỏe nhiều như chạy bền, đá bóng…. So với các bạn bè cùng lứa; trẻ bị lồi xương ức thường kém hoạt động thể lực hơn.

Đa số các trẻ mắc căn bệnh này chỉ cần một vài hoạt động mạnh mất sức và phải thở gấp thì sẽ bị thiếu hoặc ngạt hơi do quá trình hô hấp không diễn ra kịp để cung cấp không khí vào phổi.

3.2 Tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn thường xuất hiện ở những trẻ bị dị tật ngực ức gà, nguyên nhân là do lồi ngực khiến hoạt động hô hấp bị cản trở khiến bệnh nhân mắc phải tình trạng hen suyễn.

3.3 Gây mất tự tin

Bên cạnh những ảnh hưởng sức khỏe như trên, tình trạng xương sườn của bé nhô cao có ảnh hưởng đến tâm lý nặng nề. Hình dạng lồng ngực bất thường có thể tác động xấu đến sự tự tin của bé.

Chính vì gây mất thẩm mĩ, thiếu cân bằng cơ thể khiến phần lồng ngực hiện diện rõ ràng khi mặc quần áo, trẻ sẽ tự ti khi đi cùng bạn bè.

>> Da liễu: Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Bong tróc da tay phải làm sao?

4. Cách nhận biết dị tật xương ức gà ở trẻ em

Cách nhận biết dị tật xương ức gà ở trẻ em
Cách nhận biết dị tật xương ức gà ở trẻ em

Dấu hiệu chính của tình trạng xương sườn của bé nhô cao là lồng ngực của trẻ bị lõm vào trong.

Mặc dù có những trẻ bị dị tật xương ức gà ngay từ khi sinh ra, nhưng có thể không thấy rõ trong vài năm đầu đời. Nhiều trường hợp được phát hiện ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Xương sườn của bé nhô cao nghiêm trọng có thể gây ra một hõm sâu trong lồng ngực và gây áp lực lên phổi và tim; khiến cho trẻ:

  • Cảm thấy mệt mỏi.
  • Cảm thấy đau ngực.
  • Ho hoặc thở khò khè.
  • Gặp khó khăn khi tập thể dục.
  • Có nhịp tim nhanh hoặc tim đập nhanh.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên.
  • Bị hạn chế với một số loại hoạt động thể chất.

Xương sườn của bé nhô cao trở nên tồi tệ hơn khi trẻ em lớn lên; và ảnh hưởng đến các bé trai thường xuyên hơn các bé gái.

5. Phương pháp điều trị xương sườn của bé nhô cao

Hiện tại phương pháp điều trị nhô xương ức ở trẻ phổ biến nhất là dùng khung ép và phẫu thuật. Và chắc chắn một điều là sẽ tốn kém. Đây thuộc về vấn đề thẩm mỹ nên nên việc chỉ định điều trị khi bệnh nhân có nhu cầu thẩm mỹ; hoặc gặp khó khăn trong hô hấp hàng ngày.

Có 2 cách phẫu thuật điều trị xương sườn của bé nhô cao:

5.1 Phẫu thuật Ravitch điều trị xương sườn của bé nhô cao

Phẫu thuật viên rạch 2 đường ngang qua xương ức, ở 2 bên của lồng ngực để đặt 1 thanh cong bằng thép dưới xương ức. Phẫu thuật viên sẽ thực hiện lấy các phần sụn biến dạng.

Nếu lựa chọn phương pháp phẫu thuật thì yêu cầu bệnh qua tuổi dậy thì. Phẫu thuật tạo hình lại thành ngực, ưu điểm là giải quyết nhanh, hiệu quả cao, chi phí thấp, còn nhược điểm là để lại vết mổ trước ngực. Pectus carinatum (pigeon chest)

5.2 Phẫu thuật Nuss

Trong phẫu thuật Nuss can thiệp tối thiểu chỉnh sửa lại chứng ngực lõm, 2 đường rạch da được thực hiện ở 2 vị trí đối diện của lồng ngực. Clamp được đưa vào dưới xương ức để tạo ra một đường hầm cho thanh kim loại (A), sau đó sẽ được kéo rút qua (B). Thanh kim loại cong sẽ được xoay 180 độ lên trên để đẩy xương ức phồng lên (C and D) và sau đó được bắt chặt vào khung sườn.

Nếu dùng khung ép thì áp dụng khi trẻ bắt đầu tuổi dậy thì, bác sĩ chỉ định mang một khung ép, mang liên tục cho đến hết tuổi dậy thì. Ưu điểm của phương pháp này là tránh được phẫu thuật, còn nhược điểm là chi phí cao, mang khung trong một thời gian dài, cồng kềnh.

[inline_article id=182108]

Xương sườn của bé bị nhô cao KHÔNG hẳn là bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của con. Đặt biệt là sức khỏe tinh thần.

Nếu được, cha mẹ có thể cho con đi khám và cân nhắc can thiệp phẫu thuật sớm con, để con có đủ tự tin với vẻ ngoài của mình. Đồng thời đảm bảo các chức năng hô hấp của con được hoạt động bình thường.