Bệnh chân voi không có nghĩa là chỉ vùng chân mới sưng to quá mức mà hiện tượng này còn có thể xuất hiện vởi một số bộ phận khác như tay hay cơ quan sinh dục. Nguyên nhân do hệ bạch huyết lúc này bị tắc nghẽn, khiến dịch bạch huyết tích tụ cùng một chỗ. Da và tổ chức dưới da ở khu vực tổn thương thường dày lên.
Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh chân voi
Hều hết các trường hợp được đưa đến các cơ sở y tế thăm khám đều do cùng một một loại ký sinh có tên gun chỉ gây ra. Y học gọi đây là bệnh giun chỉ bạch huyết. Ký sinh trùng này truyền từ người sang người qua vết muỗi đốt. Trên thế giới có khoảng 120 triệu người tại 80 quốc gia mắc bệnh này.
Đối tượng có thể là tất cả mọi lứa tuổi. Đặc biệt cần lưu ý tới trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Độ tuổi con đang lớn vui chơi ở những địa điểm công cộng nhiều có thể sẽ là đối tượng của muỗi.
Cơ chế lây bệnh
Sau khi thâm nhập cơ thể người qua vết đốt của muỗi mang bệnh, ấu trùng giun chỉ tạm thời trú ngụ ở hệ bạch huyết. Người có thể nhiễm giun nếu bị đốt nhiều lần trong vòng vài tháng tới vài năm.
Trong khoảng thời gian từ 6-12 tháng, ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành. Lúc này giun đã đủ sức mạnh khiến bạch huyết bị tổn thương, giãn rộng. Thời gian tối da giun sống trong cơ thể người là 7 năm.
Và một hình dung đáng sợ nhất là trong khoảng thời gian này giun chỉ sẽ sản sinh hàng triệu giun chỉ nhỏ chưa trưởng thành lưu hành ở máu ngoại vi và lại thâm nhập cơ thể muỗi nếu chúng đốt người bệnh.
Tuy nhiên, chỉ có 4% bệnh nhân nhiễm giun chỉ có biểu hiện chân voi. Tức là tình trạng tắc nghẽn bạch huyết khiến dịch ứ đọng làm toàn bộ tay, chân hoặc bột phận sinh dục của nam giới sưng to gấp nhiều lần. Da ở vùng tổn thương dễ bị bội nhiễm vi khuẩn, trở nên cứng và dày. Nhiều người không có khả năng lao động kiếm sống.
Triệu chứng phổ biến
Bệnh được chia thành 2 thể: Cấp tính và mạn tính. Ở mỗi thể bệnh nhân lại có dấu hiệu bệnh khác nhau.
- Thể cấp tính: Sốt, viêm hạch bạch huyết, viêm hoạch lympho vùng bụng, viêm mào tinh hoàn hay viêm tinh hoàn…
- Thể mạn tính: Người bệnh có thể bị ứ nước tinh hoàn, phù tinh hoàn, giãn mạch bạch huyết ở chân, tay, bộ phận sinh dục…
Giai đoạn đầu bị muỗi đốt và nhiễm giun chỉ bạch huyết thường không xuất hiện triệu chứng hay những biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên hệ miễn dịch vẫn bị rối loạn.
Bệnh phù chân voi điều trị thế nào
Nếu đi khám sức khỏe định kỳ có thể phát hiện ra bệnh sớm. Để chẩn đoán và phát hiện bệnh bác sĩ chỉ cần lấy máu soi kính hiển vi tìm giun chỉ. Nếu mắc bệnh ở giai đoạn đầu việc điều trị bằng thuốc diệt giun sẽ cho hiệu quả cao và có thể khỏi hẳn.
Nếu bệnh đã phát triển trong thời gian dài có thể sẽ phải điều trị bằng Doxycycline để ngăn ngừa sự phát triển của giun chỉ trưởng thành đồng thời giảm nhẹ các triệu chứng.
Ngoài ra, để điều trị chứng phù chân voi, việc phẫu thuật sử dụng các thủ thuật nối tĩnh mạch và mạch bạch huyết, loại bỏ mô xơ thừa, mô mỡ dưới da…cũng được tiến hành để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh phù chân voi nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm là đi tiểu dưỡng chấp, tổn thương thận ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hằng ngày.
Cách phòng bệnh
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để xác định các phân tử chính bị ảnh hưởng bởi biến thể di truyền trong việc tăng nguy cơ nhiễm bệnh chân voi. Vẫn chưa có kháng sinh đặc hiệu vì vậy phòng bệnh vẫn là cách tốt nhất. Để hạn chế đến mức tối đa khả năng mắc bệnh mọi người cần phải:
- Bôi kem kháng sinh lên tất cả các vết thương để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Nâng cao vùng chân, tay bị tổn thương và thực hiện các bài tập cho những bộ phận này để giúp bạch huyết lưu thông tốt hơn.
- Rửa sạch sẽ vùng bị tổn thương bằng nước và xà phòng mỗi ngày.
[inline_article id=182108]
Bệnh chân voi là chứng bệnh hiếm gặp nhưng không phải là đã “tuyệt chủng”. Dù chỉ là 0,0001% thôi cũng không ai mong muống thành viên nào trong gia đình mắc phải. Lưu ý kỹ các triệu chứng ban đầu và cách phòng bệnh mẹ nhé!