Điều trị hở van 2 lá tùy thuộc vào tình trạng bệnh, nặng hay mới chớm bắt đầu. Nếu may mắn, trẻ sơ sinh chỉ hở nhẹ và điều trị là không cần thiết. Chỉ cần theo dõi và khám sức khỏe định kỳ theo hẹn bác sĩ là ổn.
Bệnh hở van 2 lá là gì?
Cấu tạo của van tim bao gồm :Ngăn giữa buồng thất phải và buồng nhĩ phải là van ba lá. Ngăn giữa buồng thất trái và buồng nhĩ trái là van hai lá. Ngăn giữa buồng thất phải với động mạch phổi là van động mạch phổi và ngăn giữa buồng thất trái với động mạch chủ là van động mạch chủ. Khi có bất kỳ tổn thương nào ở các van tim thì gọi là bệnh van tim.
Về chức năng, van 2 lai có nhiệm vụ như cánh xửa giúp máu chảy theo chiều nhất định từ tâm nhĩ qua tâm thất. Từ đó máu và ôxy sẽ từ thất trái theo động mạch chủ đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể.
Hở van hai lá (Mitral valve regurgitation) là tình trạng mà van hai lá của tim không đóng kín, làm máu bị chảy ngược trở lại tim thay vì được bơm đi. Kết quả là khiến người bị bệnh cảm thấy mệt mỏi hay hụt hơi.
Nguyên nhân thường gặp
Đương nhiên, nguyên nhân gây hở van tim 2 lá sẽ đến từ sự bất thường trong cấu trúc của van và các bệnh tại tim, hoặc cả 2. Các tổn thương khiến van tim bị hở có thể chia làm hai nhóm:
Nhóm thứ nhất: Do sử dụng thuốc điều trị đau nửa đầu có chứa ergo tamine, tiền sử gia đình có người bị hẹp hở van tim, tuổi cao, biến chứng của thấp khớp cấp.
Nhóm thứ hai: Do trẻ vướng phải các bệnh lý
- Sa van hai lá – Các lá van và dây hỗ trợ chúng suy yếu, khiến lá van phình lên ở tâm nhĩ trái mỗi lần tâm thất co.
- Bệnh thấp tim – Một biến chứng của viêm họng do liên cầu khuẩn Streptococcus nhóm A
- Viêm nội tâm mạc – Vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng màng tim có thể làm tổn hại đến các van tim.
- Dị tật tim bẩm sinh – Trong quá trình mang thai có tác nhân gây ra dị tật bẩm sinh này
- Bất thường của cơ tim
Dấu hiệu nhận biết
Sau khi sinh nếu chỉ hở van nhẹ, trẻ sẽ không có những triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, nếu đã chuyển sang mức độ nghiêm trọng thì biểu hiện điển hình là:
- Nghe được tiếng thổi của tim khi máu bị phụt lại buồng tâm nhĩ
- Ho,khó thở xảy ra khi bé đang nằm
- Tim đập nhanh, trống ngực
- Phù bàn chân hoặc mắt cá chân
Phân loại mức độ hở van tim hai lá
Dựa vào tỷ lệ hở của van 2 lá, các bác sĩ chuyên khoa chia thành 4 cấp độ:
Mức độ hở van | Tỷ lệ |
Hở van 2 lá 1/4 | Hở mức độ nhẹ, tỷ lệ hở là 20% |
Hở van 2 lá 2/4 | Mức độ trung bình, tỷ lệ hở là 21-40% |
Hở van 2 lá 3/4 | Mức độ nặng, tỷ lệ hở lớn hơn 40% |
Hở van 2 lá 4/4 | Hở van ở mức độ rất nặng |
Hở van tim hai lá có nguy hiểm không?
Sự nguy hiểm mà hở van tim 2 lá Phụ thuộc vào mức độ hở van:
- Nếu chỉ hở từ 2/4 trở xuống thì không quá nghiêm trọng chỉ cần khám và theo dõi định kỳ theo lịch bác sĩ
- Nếu hở từ 2/4 trở lên thì mức độ khá nghiêm trọng, phải điều trị tích cực cũng như áp dụng các phương pháp hỗ trợ một cách tối ưu nhất
- Nếu bị hở từ 3,5/4 trở lên sẽ mổ để sửa chữa van tim hoặc thay van tim nhân tạo.
Một số biến chứng nếu không điều trị kịp thời:
- Suy tim
- Rụng tâm nhĩ
- Tăng áp đông mạch phổi
Phương pháp điều trị
Điều trị bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân và cần phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ đưa ra của bác sĩ. Mục tiêu chính là cải thiện chức năng tim trong khi giảm thiểu dấu hiệu và triệu chứng và tránh các biến chứng trong tương lai.
Việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp sửa chữa biến dạng của van hai lá. Chế độ ăn ít muối sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ dịch và giúp kiểm soát huyết áp.
Trong trường hợp nặng bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật vì van hai lá phải được sửa chữa hoặc thay thế. Tất cả những gì mẹ cần làm là lắng nghe là thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ.
[inline_article id=181803]
Hở van 2 lá có nghiêm trọng hay không phụ thuộc rất nhiều vào những biểu hiện bên ngoài. Chuẩn đoán và xét nghiệm là cách tốt nhất để bác sĩ kiểm tra và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Đừng quên lịch khám sức khỏe định kỳ của con mẹ nhé!