Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Từ A-Z những điều cần biết về viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

Chắc chắc khi nhìn thấy mụn cư ngụ ở trên làn da mỏng manh của bé mẹ sẽ khó chịu, muốn “đánh đuổi” ngay. Nhưng phải từ từ, mọi điều đáng ghét trên làn da của bé đều cần phải tìm căn nguyên để trị tận gốc.

Thống kê gần đây về bệnh da liễu có tới 90% trẻ sơ và trẻ nhỏ là đối tượng bị các loại vi rút, vi khuẩn tấn công. Cũng theo các chuyên gia trong ngành, bệnh viêm da có mủ nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới thẩm mỹ sau này.

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ

Tại sao sau khi sinh trẻ sơ sinh lại dễ dàng trở thành “niềm yêu thích” của các loại bệnh? Mẹ nào cũng biết nguyên do đến từ sức đề kháng vốn còn non nớt của bẻ. Nhưng còn có một lý do đáng tiếc khác chính là cách chăm sóc trẻ của cha mẹ. Không chỉ các bệnh về da, hô hấp mà đường ruột, tiêu hóa cũng dễ dàng “ập” đến nếu chăm bé sai cách.

viêm da mủ
Nhìn con bị mụn mủ khắp người mẹ nào mà không xót!

Trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm da mủ sẽ nổi mụn mủ từng đám trên da, hay tái phát gây nên tổn thương cho trẻ và lo lắng đối với những người làm cha mẹ. Những nguyên nhân được y khoa xác định cụ thể do:

  • Da của em bé mới sinh rất mỏng, non nớt dễ bị tổn thương và bị vi khuẩn xâm nhập
  • Sức đề kháng của trẻ yếu
  • Phòng ngủ và sinh hoạt của bé không thông thoáng, bí bức, ngột ngạt
  • Quần áo thô cứng gây trà sát lên da trẻ
  • Tắm cho bé không đúng cách
  • Trẻ hay phải đóng tã, bỉm hàng ngày khiến ẩm ướt, bí bách gây nên bệnh.

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng phổ biến nhất xuất hiện trên da bé: Da tấy đỏ, mọc mụn, rôm sảy, sau một vài ngày có hiện tượng mưng mủ. Chính các triệu chứng này làm bé ngứa ngáy, khó chịu, dễ quaasy khóc và thường thức giấc nửa đêm. Đôi khi trẻ bị sốt cao. Điều này không khỏi làm những bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng.

Ngoài ra, trẻ còn có tình trạng chốc lây, hăm kẽ, chốc loét và chốc mép… Đây là những triệu chứng trẻ bị viêm da mủ do liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn gây ra và thường xuất hiện tập trung ở những vùng da có nhiều mạch máu, gần các dây thần kinh, trên đầu, mặt, cổ, nách và bẹn của trẻ em.

Một số dạng viêm da mủ thường gặp

Chốc lây

Đây là một dạng viêm da mủ phổ biến do tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn cùng gây nên. Mẹ bỉm sữa vẫn thường quen gọi đây là chốc đầu bởi trê đầu bé xuất hiện những mảng bám màu vàng gây bết dính tóc. Khi bóc lớp mảng ra thì da rất mỏng, rướm dịch và thậm chí có cả máu gây đau đớn cho trẻ Bệnh cũng thường bị ở mặt, cổ, chân, tay và rất dễ lây nhiễm sang trẻ khác

Chốc loét

Mức độ tổn tưởng của chốc loét cao hơn chốc lây. Các triệu chứng có thể xuất hiện ở chân, cổ chân, tay, cổ tay… Ban đầu xuất hiện là những mụn nước nhỏ sau đó vỡ ra và lan sang các vùng da khác, làm bệnh nặng hơn và mức độ tổn thương da càng ngày càng sâu hơn.

Hăm kẽ

Đây là một dạng rất quen thuộc của viêm da mủ. Trẻ sơ sinh thường bị hăm là do dùng tã, bỉm cả ngày và không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn phát triển gây ra những vết đỏ, rớm dịch viền ngoài có thể xuất hiện vẩy và bong tróc. Hăm kẽ hay bị ở ke chân, tay, cổ, kẽ mông…

Chốc mép

Đúng như tên gọi, hai bên mép trẻ bị căng, đóng vảy hoặc có chảy mủ vàng gây khó khăn cho trẻ khi bú mẹ hoặc khiến trẻ khó chịu suốt ngày. Nếu không biết cách hỗ trợ chữa trị và vệ sinh cho trẻ bệnh viêm da mủ sẽ để lại rất nhiều mối lo ngại về sau cũng như sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng.

Điều trị và phòng bệnh

Sau khi thăm khám, tùy từng dạng viêm da mủ mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Điều quan trọng là khi có những triệu chứng ban đầu cha mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất thăm khám để phòng biến chứng như viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết…

Các loại thuốc kháng sinh bác sĩ thường kê là các thuốc chống nhiễm trùng như Eosine, Milian, Fucidin, Bactroban… để bôi cho bé. Đối với trường hợp bé bị bệnh viêm da mủ và viêm nang lông có thể dùng kháng sinh toàn thân từng đợt. Còn nếu bị nhọt thì dùng kháng sinh mạnh theo đường uống hoặc truyền tĩnh mạch.

Lưu ý không tự ý dùng kháng sinh, thuốc bôi, dán cao, đắp lá… và không được cào xước vùng da bị viêm, không chích nặn những mụn đang viêm tấy, chưa hóa mủ…

Để phòng bệnh, cách tốt nhất là:

  • Tránh mặc những tã lót, quần áo có chất liệu vải dày, không thấm mồ hôi
  • Tắm rửa hàng ngày vào mùa Hè, lau người và thay tã, quần áo cho trẻ nhiều lần khi vào mùa Đông
  • Bôi các loại thuốc điều trị viêm da mủ như thuốc chống nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Dùng kháng sinh cho toàn thân của bé theo chỉ dẫn của bác sỹ
  • Nếu bé đã ăn dặm không nên dùng thực phẩm có tính nóng, dễ kích ứng, nổi mụn nhọt

[inline_article id=177100]

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh cần được chữa trị hiệu quả kịp thời để tránh phát triển thành mãn tính gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và thẩm mỹ của trẻ sau này. Đừng quên ghi nhớ quan trọng này mẹ nhé!