Bệnh xơ phổi ở trẻ sơ sinh theo nghĩa đen được hiểu là phổi bị tổn thương mạn tính mô bên trong phổi khiến mô phổi dày lên, mất tính đàn hồi và cứng hơn. Từ đó tạo thành sẹo khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hô hấp. Bệnh nếu không được điều trị ngay khi phát hiện có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao.
Nguyên nhân gây ra bệnh xơ phổi ở trẻ sơ sinh
Bệnh xơ phổ có thể “ập” đến bất kỳ lúc nào, dù là trẻ mới vừa chỉ cất tiếng khóc sau khi sinh không bao lâu. Trên thực thế có nhiều nguyên nhân khác nhau tạo thành các sẹo trong mô phổi. Theo dõi diễn tiến tình trạng bệnh một thời gian có thể các bác sĩ sẽ xác định rõ lý do. Thông thường có thể do các nguyên nhân sau:
- Trẻ sơ sinh mắc phải những bệnh liên quan đến phổi như lao, viêm phổi, nhồi máu phổi, bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai, bệnh mô liên kết, viêm gan siêu vi C… Tất cả những bệnh này đều có khả năng hình thành xơ phổi.
- Trong quá trình nuôi dạy con, cha mẹ vô tình để trẻ tiếp xúc với các hóa chất, hơi độc hay hít phải các loại chất như silica, asbestos, bụi than ở hầm mỏ, beryl…
- Do trẻ tiếp xúc nhiều với tia xạ.
- Trẻ tiếp xúc với một số loại thuốc gây ảnh hưởng đến phổi như Aminodarone, bleomycine, busulfan, nitrofurantoin, methotrexate, penicilamine, các chất có trong thuốc lá…
Dấu hiệu ban đầu có thể là húng hắng ho, người trẻ vã mồ hôi, bỏ ăn, thở khò khè. Sau đó có thể là khó thở, thở mệt, ho kéo dài, ho ra máu, đau ngực. Nếu trẻ có dấu hiệu tím trung ương, ngón tay dùi trống, tăng áp phổi, suy tim phải nếu bệnh ở giai đoạn sau.
Bệnh xơ phổi có lây không?
Các bệnh liên quan đến đường hô hấp ở trẻ sơ sinh đều ít nhiều nguy hiểm. Đặc biệt là liên quan đến phổi. Điều khiến nhiều bà mẹ lo lắng là mức độ lây lan của bệnh. Rõ ràng các bệnh hô hấp thường lây truyền nhanh và bùng phát thành dịch dễ dàng. Con đường lây truyền của bệnh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:
- Nếu do virus lao sẽ rất dễ lây lan, virus có thể truyền qua đường ăn uống, nước bọt trong không khí… vì thế phải cách ly trẻ hoàn toàn.
- Nếu nguyên do là cha mẹ lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ, không cần quá lo lắng về vấn đề lây truyền. Trẻ vẫn có thể sinh hoạt bình thường không cần cách ly.
- Môi trường ô nhiễm, do xạ trị, trào ngược dạ dày, do tự phát…. thì càng không có khả năng lây lan.
Điều trị bệnh xơ phổi ở trẻ sơ sinh
Cho tới thời điểm hiện tại, y khoa vẫn chưa đưa ra biện pháp điều trị dứt điểm nào cho căn bệnh xơ phổ ở trẻ mà vẫn chỉ áp dụng phương pháp tân tiến nhất giúp giảm các triệu chứng để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
- Dùng thuốc Tây: Cần hạn chế cho trẻ dùng thuốc kháng sinh nhưng trong trường hợp xơ phổi ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ hô hấp điều trị bằng dùng thuốc Tây là điều cần thiết. Một số thuốc phổ biến như Prednisone, methotrexate, Cyclosporin… Sẽ có tác dụng phụ, bác sĩ chắc chắn cân nhắc trước khi kê đơn.
- Ô-xy liệu pháp: Khi nhận thấy trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc hít thở các bác sĩ sẽ ngay lập tức cho bé sử dụng liệu pháp này để tạm thời giúp trẻ ổn định hô hấp.
- Phục hồi chức năng phổi: Chắc chắn cha mẹ nào cũng mong muốn điều này. Ngoài việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ cha mẹ cũng có thể tham khảo những bài thuốc Đông Y uy tín, chúng không cho hiệu quả tức thì nhưng về lâu dài sẽ rất tốt đối với việc phục hồi tạng Phổi.
- Cấy ghép phổi: Các mô phổi bị sẹo sẽ được thay thế những tế bào phổi khỏe mạnh. Đương nhiên, điều này đồng nghĩa với việc bệnh tình đã nặng và cha mẹ phải chi trả rất nhiều tiền.
Song song với quá trình điều trị tại bệnh viện và tại nhà cha mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn uống của trẻ. Phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Đồng thời, tránh cho trẻ tiếp xúc với thuốc lá và các yếu tố môi trường nhiều ô nhiễm có khả năng gây ảnh hưởng đến phổi của trẻ sơ sinh.
[inline_article id=174917]
Tóm lại, khi trẻ xuất hiệu những dấu hiệu ban đầu nghi là của bệnh xơ phổi ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nên đưa trẻ ngay đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán cũng như nhận được sự tư vấn chính xác của các bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn phương án điều trị thích hợp.