Tình trạng đổ mồ hôi trộm đặc biệt là khi ngủ không chỉ đơn giản ảnh hưởng tới giấc ngủ sâu của trẻ. Nó còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Đây cũng là tác nhân mang đến các bệnh trẻ em như viêm nhiễm đường hô hấp, ốm đau, bé bị suy dinh dưỡng…
Triệu chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ
Trẻ ra nhiều mồ hôi trộm ở các vị trí như vùng đầu tóc, cổ, hoặc phía sau lưng của trẻ. Một số trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu còn kèm theo bứt rứt, chân ngủ không yên, hay giật mình, chán ăn, khuấy khóc, rụng tóc hình vành khăn, còi xương, chậm lớn,…
Ngoài ra con còn thấy khó chịu, trằn trọc, hay thức giấc và quấy khóc nửa đêm, làm cha mẹ lầm tưởng là bé mắc phải bệnh gì đó.
Với trẻ 5 tuổi trở lên, nếu bị đồ mồ hôi quá nhiều ở lòng bàn chân, bàn tay, đầu.. trong mọi thời tiết, nhiều độ thì rất có thể trẻ đang gặp phải chứng bệnh tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis), tức là đổ mồ hôi vượt quá nhu cầu cần thiết của cơ thể.
Nguyên nhân trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng
Trẻ ra mồ hôi đầu và lưng, đặc biệt là ra mồ hôi trộm vào ban đêm có thể vì những nguyên nhân dưới đây:
- Hệ thần kinh của trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển, nên trẻ thường đổ mồ hôi khi ngủ.
- Sự điều hòa thân nhiệt cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến việc ra mồ hôi trộm ở trẻ vì lúc ngủ cơ thể nghỉ ngơi nhưng hệ thân kinh thì không.
- Trẻ bị chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật, hệ giao cảm.
- Thân nhiệt của trẻ thường cao hơn so với người lớn nên lượng mồ hôi cũng được tiết ra nhiều hơn bình thường để điều hòa thân nhiệt.
- Khí hậu thay đổi, nhiệt độ môi trường quá cao.
- Cho trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo, đắp nhiều chăn cho bé khi ngủ.
- Phòng ở chật hẹp, thiếu không khí.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc trẻ đang dùng.
- Trẻ bị béo phì, thừa cân.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng như thiếu canxi, vitamin D, kẽm…
- Trẻ ốm sốt hoặc mắc bệnh tuyến giáp, bệnh tim bẩm sinh, xơ nang, lao sơ nhiễm, bệnh nhiễm trùng khác
- Trẻ chơi đùa quá mức hoặc bị căng thẳng nhiều.
Cách xử lý khi trẻ đổ mồ hôi trộm
Nếu trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng do bệnh lý, cách giải quyết tốt nhất là cần điều trị căn nguyên theo chỉ định của bác sỹ. Bên cạnh đó, một số lời khuyên dưới đây cũng sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này:
- Bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho trẻ: Bạn nên cho trẻ khám chuyên khoa dinh dưỡng để phát hiện tình trạng thiếu chất và bổ sung phù hợp. Trường hợp cần thiết bác sỹ có thể chỉ định các vitamin và khoáng chất tổng hợp, nhưng thông thường chỉ cần bổ sung cho trẻ bằng chế độ ăn uống.
- Lên kế hoạch giảm cân cho trẻ nếu trẻ bị thừa cân, béo phì: hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều kẹo ngọt, đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ… kết hợp với luyện tập thể dục mỗi ngày.
- Tạo không gian sống sạch sẽ, thoáng khí.
- Tránh cho trẻ mặc quá nhiều quần áo, đắp chăn quá dày khi ngủ
- Lau khô mồ hôi: ở đầu và lưng cho trẻ để tránh bị nhiễm lạnh, gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ.
- Cho trẻ uống nước đầy đủ: tùy theo cân nặng của trẻ. Bạn có thể ước lượng lượng nước cần cho trẻ mỗi ngày (ml) theo công thức cân nặng của trẻ (kg) chia cho 0,03.
- Nói chuyện với trẻ thường xuyên: để biết trẻ có gặp phải vấn đề lo lắng, căng thẳng nào không và kịp thời tháo gỡ giúp trẻ.
- Với trẻ từ 7 tuổi trở lên: bạn có thể cho trẻ sử dụng thêm những viên uống hỗ trợ trị mồ hôi chứa thảo dược Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ… để kiểm soát chứng mồ hôi nhiều hiệu quả.
Một số món ăn có thể giúp hạn chế chứng mồ hôi trộm ở trẻ
- Cháo trai: Trai luộc chín, thái nhỏ. Nấu cho nhừ thịt trai cùng 50g gạo nếp, 50g gạo tẻ. Cháo sôi bỏ thêm nắm lá dâu non đã thái nhỏ, một chút mắm. Cho trẻ ăn 2 lần trong ngày, dùng 3-5 ngày.
- Cháo sò, hến: Sò biển 100g, hến 100g luộc chính thái nhỏ, rễ cây hẹ 3g rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo 50g xay nhỏ mịn cho vào nước rễ cây hẹ quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho sò biển và hến vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn 1 lần/ngày, trong 3 – 5 ngày.
- Cháo cá quả: Cá quả 200g hấp cách thủy, gỡ lấy thịt nạc. Xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo, ngũ vị xay thành bột mịn, cho vào nước lọc xương cá quấy đều đun nhỏ lửa, khi cháo chín, cho gia vị, thịt cá đun sôi.
- Canh rau ngót: 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn.
- Cháo nếp cẩm: Trẻ đang ăn dặm, mẹ có thể xay bột nếp cẩm hòa với cháo cho bé. Mỗi bữa bột của bé, cho vào 1 nửa thìa cafe bột gạo nếp cẩm còn nguyên cám.
- Đối với trẻ lớn hơn, có thể cho một nắm gạo nếp cẩm vào món cháo thông thường hoặc nấu thành xôi cho bé ăn.
[inline_article id=175949]
Khi nào cần điều trị cho trẻ bị đổ mồ hôi?
Đa số các trường hợp trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn nên chú ý đưa bé đi khám sớm nếu thấy ở bé xuất hiện những triệu chứng khác như:
- Khó thở, thở hổn hển
- Mệt mỏi nhiều trong ngày
- Trẻ ngủ ít, hay giật mình, chán ăn, quấy khóc, rụng tóc hình vành khăn…
- Ngủ ngáy nhiều
- Phát ban da, ngứa da
- Nôn mửa và tiêu chảy
Các dấu hiệu này có thể báo hiệu tình trạng đổ mồ hôi nhiều do bệnh lý cần được điều trị sớm.
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ còn có thể là nguyên nhân chính làm tăng tình trạng thiếu canxi, mất muối. Nó làm bé dễ bị cảm lạnh, tiêu chảy, viêm đường hô hấp. Con cũng sẽ bị các bệnh về da như viêm ra, rộp ra, rôm sảy nếu như tình trạng ra hồ hôi trộm kéo dài nên mẹ cần theo dõi kỹ và đưa bé đi thăm khám kịp thời.