Viêm họng có nhiều dạng khác nhau như như viêm họng đỏ, viêm họng trắng, viêm loét họng … trong đó có viêm họng hạt ở trẻ em là bệnh phổ biến và khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng.
Bệnh viêm họng hạt là gì?
Trong y khoa ghi nhận viêm họng hạt là tình trjng viêm nhiễm kéo dài và lặp lại nhiều lần của niêm mạc vùng hầu họng và amidan, dẫn tới các mô lympho ở thành sau họng phình lên. Lúc này các tổ chức bạch huyết rơi vào trạng thái nhạy cảm, yếu ớt. Thay vì đảm nhận nhiệm vụ sinh ra kháng thể để chống lại virus, vi khuẩn thì chúng trở nên dễ bị viêm nhiễm và tạo thành ổ nhiễm trùng.
Tuy nhiên, theo giải thích của nhiều chuyên gia, thực chất là tên bệnh mà là một triệu chứng thực thể phổ biến người ta quan sát được trên niêm mạc họng của bệnh viêm họng mạn tính. Trẻ bị viêm họng sẽ cảm thấy đau họng, nuốt vướng hoặc ngứa họng, khi khám thấy có những hạt đỏ to nhỏ không đều, dầy nổi lên trên bề mặt niêm mạc thành sau họng.
Trẻ bị viêm họng hạt có nguy hiểm không?
Cũng như nhiều bệnh trẻ em khác, viêm họng hạt cũng gây ra những nguy hiểm nhất định. Vì gây đau rát họng, ho nhiều nên việc ăn uống của trẻ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất. Nếu không chú ý can thiệp điều trị kịp thời thì trẻ còn có nguy cơ đối mặt với nhiều mối nguy hiểm.
Các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo, viêm họng hạt mãn tính dễ mắc phải các biến chứng viêm họng hạt nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, ví như:
- Biến chứng tại chỗ: Gây áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan. Ở trẻ nhỏ có thể gây áp-xe thành họng.
- Biến chứng gần: Gây viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa; lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản hoặc viêm cả thanh, khí, phế quản thậm chí là viêm phổi.
- Biến chứng xa: Gây viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim.
Triệu chứng viêm họng hạt ở trẻ em
Khi trẻ bị viêm họng hạt, các triệu chứng thường gặp là:
- Ngứa họng
- Thường hay khạc nhổ
- Họng khô, rát
- Trẻ không bị sốt nhưng thường khạc ra đờm
- Họng hơi sưng đỏ, có những đốm, hạt trắng ở vòm họng.
Cách chữa viêm họng hạt ở trẻ nhỏ
Nếu như với viêm họng thuông thường do virus không cần điều trị y tế, tự khỏi trong 5-7 ngày thì nếu nguyên nhân do vi khuẩn có thể dùng kháng sinh cho trẻ em. Ngoài ra, có thể dùng thuốc giảm đau, giảm sốt cho trẻ trong trường hợp các triệu chứng trở nên nặng.
Với viêm họng hạt thì việc điều trị tương đối khó, vì bệnh đã trở thành mãn tính. Trước tiên phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh, sau đó loại bỏ các ổ viêm nhiễm xung quanh họng. Với trẻ lớn, phương pháp đốt điện được sử dụng nhiều để điều trị viêm họng hạt, nhưng nó chỉ có thể loại bỏ những hạt to, đồng thời vẫn có nguy cơ tái phát lại như cũ.
Một số mẹo dân gian mẹ có thể áp dụng tại nhà mách mẹ, theo như lời đồn kiên trì có thể trị “dứt điểm” viêm họng cho trẻ:
Trà chanh mật ong: Pha một tách trà nóng, cho thêm nửa quả chanh vắt và 1 thìa cà phê mật ong. Chanh mật ong có chất làm se giúp màng nhầy co lại, món trà này sẽ có hiệu quả bảo vệ cổ họng tăng gấp đôi.
Uống đủ nước mỗi ngày: Uống từ 1-2 lít nước mỗi ngày không chỉ giúp tăng sức chiến đấu với nhiễm trùng và chống viêm mà còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, ngăn ngừa sốt. Giữ cho cổ họng luôn ẩm ướt với trà nóng hay đồ uống nhẹ khác sẽ giúp khơi thông cổ họng nhanh hơn.
Củ nghệ tươi: Đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Để phòng tránh viêm họng ở trẻ mẹ nên:
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước ăn và sau khi lấy tay che ho hắt hơi
- Tránh những nơi nhiều khói bụi, khói thuốc lá
- Đảm bảo bé được giữ ấm khi ra ngoài trời lạnh
- Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài đường hoặc những nơi đông người
Viêm họng hạt ở trẻ em nên kiêng gì?
Kiêng đồ cay nóng: Nếu đang bị viêm họng nói chung mà sử dụng các món ăn nhiều gia vị như tiêu, ớt… sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và vòm họng.
Hạn chế các món chiên nướng: Lý do là những món này có thể khiến đờm tiết ra nhiều hơn, có nhiều góc cạnh dễ gây tổn thương niêm mạc họng khiến triệu chứng bệnh viêm họng hạt tăng nặng.
Kiêng uống nước lạnh: Uống nhiều nước nhưng không đồng nghĩa với uống nhiều nước lạnh vì có thể khiến cổ họng sưng tấy, thương tổn và là nguyên nhân gây viêm họng, đồng thời chúng cũng là “thủ phạm” khiến dấu hiệu viêm họng hạt nặng thêm.
[inline_article id=64926]
Khi nhận thấy bệnh viêm họng hạt ở trẻ em có dấu hiệu nặng cần đưa đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Về chế độ dinh dưỡng cha mẹ cũng cần xây dụng thực đơn hàng ngày hợp lý bởi chúng rất hữu ích để việc chữa trị bệnh viêm họng hạt nhanh khỏi hơn.