Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

3 tháng đầu thai kỳ và những dấu hiệu động thai mẹ bầu cần biết

3 tháng đầu thai kỳ, bào thai trong giai đoạn tượng hình nên mẹ cần được chăm sóc cẩn thận. Đặc biệt các mẹ nên biết những dấu hiệu động thai để có kế hoạch nghỉ ngơi, bồi bổ hợp lý, dưỡng thai phát triển thuận lợi qua giai đoạn này.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của hiện tượng này là đau lưng, đau bụng dưới bất thường, tiết dịch bất thường kèm theo mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, âm đạo ra máu kèm đau mỏi vai… Mặc dù khá phổ biến nhưng việc tìm ra nguyên nhân không hề dễ dàng và không phải trường hợp nào cũng giống nhau.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng động thai

Nguyên nhân dẫn đến động thai vào những tuần lễ đầu của thai kỳ khá nhiều. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Mẹ bầu bị các bệnh về máu, bất thường về tử cung như viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, tử cung co rút.
  • Khí huyết của thai phụ bị suy nhược, làm việc quá sức, chế độ nghỉ ngơi không hợp lí, ăn uống thiếu dưỡng chất
  • Trứng đã thụ tinh gặp trục trặc, hoặc sự bất thường về nhiễm sắc thể
  • Mẹ mắc một số bệnh tật mãn tính như suy tim, bệnh thận, mất cân bằng nội tiết tố.
  • Do tinh khí của anh xã không đủ khỏe mạnh cũng làm thai không ổn định, dễ bị tổn thương.
  • Ngoài ra còn có thể do sự bất thường về nhiễm sắc thể và mẹ mắc một số bệnh như: sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết.

Những dấu hiệu động thai nguy hiểm mẹ cần biết

Phân biệt động thai và sảy thai

Đau bụng trong 3 tháng đầu mang thai thông thường không cò gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu phát hiện thấy mình bị đau bụng dưới, mỏi ở vùng thắt lưng, ra dịch màu hồng nhạt hoặc ít máu ở âm đạo, bà bầu nên nhanh chóng đi thăm khám để theo dõi và điều trị động thai kịp thời.

Thực tế, đa số bà bầu không hề biết sự khác biệt giữa động thai và sảy thai. Hai hiện tượng này hoàn khác nhau. Khi bị dọa sảy thai, động thai, bà bầu sẽ bị xuất huyết âm đạo, đau bụng.

dấu hiệu động thai 1
Thai phụ trong 3 tháng đầu dễ bị động thai nhưng chưa hẳn nguy hiểm đến mức sảy thai

Tuy nhiên thai nhi vẫn còn an toàn trong buồng tử cung, cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc mở ra nhưng không ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu là sảy thai, tình trạng xuất huyết âm đạo nặng hơn, cơn đau bụng cũng quặn hơn.

Lúc này, thai nhi đã bị đẩy ra ngoài, không còn nằm trong buồng tử cung. Dù hết đau bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục ra nhiều, nghiêm trọng sẽ dẫn đến băng huyết.

Động thai rõ ràng là hiện tượng xảy ra trong quá trình thai nhi phát triển bình thường. Vì vậy, mức độ nguy hiểm của động thai có thể được điều chỉnh, nếu mẹ bầu biết cách xử trí và cải thiện phù hợp.

5 dấu hiệu động thai dễ nhận biết nhất

Đau bụng dưới, đau lưng bất thường

Cảm giác hơi đau tức ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng. Có trường hợp, mẹ bầu có triệu chứng đau như lúc hành kinh. Và đây chính là dấu hiệu của việc bị động thai hoặc có thể là mang thai ngoài tử cung.

Vì vậy, khi thấy xuất hiện các cơn đau này khoảng 5 – 20 phút một lần, theo sau đó là chảy máu âm đạo thì đừng chần chừ mà nên đi khám ngay.

Dịch nhờn ở âm đạo nhiều bất thường

Thường khi mang thai, âm đạo rất khô ráo. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy dịch nhờn bỗng nhiều hơn bình thường và kèm thêm chất lỏng màu hồng có thể bạn đã bị động thai. Đặc biệt khi ngửi, mùi dịch khá hôi thì bà bầu cần đi khám bác sĩ ngay.

dấu hiệu động thai 3
Dịch âm đạo có màu hồng kèm theo mùi hôi là dấu hiệu động thai nguy hiểm

Xuất hiện các cơn co thắt

Cơn co tử cung chỉ được xem là bình thường nếu xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ, khi bạn sắp đến lúc lâm bồn. Nếu bụng dưới hoặc vùng xương chậu xuất hiện các cơn co sớm trước 20 tuần thai thì đó chính là dấu hiệu doạ sảy thai.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bất kể cơn co bất thường nào cũng đều tiềm ẩn một nguy cơ nào đó cần được xem xét. Mặc dù vậy, mẹ không nên quá lo lắng nếu thấy cơn co ở cường độ yếu.

Chỉ nên thận trọng khi thấy cơn co kèm theo hơi thở nặng hoặc chảy máu. Những trường hợp này đều cần đến gặp bác sĩ.

Chảy máu âm đạo

Khi vừa mới thụ thai, các mẹ sẽ chảy máu nhẹ ở âm đạo do hiện tượng cấn thai và sự thay đổi ở cổ tử cung và đây được xem là một trong những dấu hiệu mang thai sớm.

Cũng chính vì vậy, nhiều trường hợp động thai đã không được nhận biết gây ra hậu quả đàng tiếc. Vì thế, trong thai kỳ, nếu thấy hiện tượng bị chảy máu âm đạo thì nên đi khám ngay để có biện pháp can thiệp kịp lúc.

[inline_article id=213204]

Chỉ số HCG dương tính, bóc tách một phần bánh nhau

Hiện tượng này bạn chỉ biết khi đi siêu âm. Nhiều bà bầu vẫn cảm thấy bình thường khi mang bầu. Tuy nhiên, khi siêu âm mới biết mình đang bị động thai. Chỉ số HCG dương tính và vẫn tăng dần tương ứng với tuổi thai.

Đồng thời, xuất hiện hiện tượng bóc tách một phần bánh nhau hay màng nhau. Cổ tử cung lúc này đóng kín hoặc mở và các thành phần của thai vẫn chưa bị tụt ra ngoài.

Bà bầu nên làm gì khi bị động thai?

Khi nhận thấy những dấu hiệu trên, mẹ bầu cần:

  • Nghỉ ngơi, ăn uống và uống thuốc an thai theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không tự ý áp dụng những phương thuốc, bí quyết an thai không được bác sĩ tư vấn.
  • Tránh xoa bóp, tác động lực mạnh lên bụng.
  • Đây là thời điểm nhạy cảm, vì vậy, bầu nên tránh quan hệ tình dục.
  • Hạn chế tiến hành việc thăm khám kiểm tra âm đạo để tránh bị kích thích cổ tử cung.
  • Chọn thực phẩm dễ tiêu, ít dầu mỡ. Thay vào đó, ăn nhiều rau quả, trái cây, những món ăn giúp an thai.
  • Tuyệt đối không nạp bất cứ loại thức ăn đồ uống nào có chất kích thích. Cấm kỵ hút thuốc lá, uống rượu bia.
dấu hiệu động thai 2
Mẹ cần tịnh dưỡng tránh làm việc nặng trong 3 tháng đầu thai kỳ để tránh động thai

Phòng ngừa động thai bằng cách nào?

Ngoài những biện pháp đối phó trên, trong suốt thai kỳ, các mẹ bầu nên tham khảo những điều sau đây để phòng tránh động thai:

  • Trong thời gian đầu mang thai nên nghỉ ngơi nhiều và thường xuyên theo dõi tình trạng của bản thân để phát hiện những triệu chứng bất thường của cơ thể.
  • Giữ tư tưởng lạc quan, thoải mái trong những ngày này vì càng lo lắng càng dễ sẩy thai.
  • Tránh lao động nặng, thức khuya.
  • Không nên giao hợp nhiều trong những tháng đầu và tháng cuối mang thai.
  • Không để cơ thể thiếu sắt. Hãy bổ sung các thuốc tăng cường sắt cho cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không hút thuốc lá và uống các đồ uống không tốt cho sự phát triển của thai như: bia, rượu, cà phê…
  • Thể dục nhẹ nhàng, tránh tập các động tác mạnh. Nếu đi bộ, các mẹ cũng chỉ nên đi dạo chậm rãi trong một khoảng thời gian ngắn chừng 10, 15 phút.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng đủ chất và dễ tiêu hóa cho mẹ bầu.
  • Khám thai định kì là điều cần thiết để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé.

Nhìn chung, động thai là hiện tượng vẫn thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi. Tuy mức độ nguy hiểm của nó chưa cao nhưng chứa đựng những “mầm mống” và là “điểm báo trước” của hiện tượng sảy thai. Vậy nên các mẹ cần chú ý về vấn đề này để tránh không có tình trạng đáng tiếc xảy ra.