Theo các chuyên gia sản khoa thì hiện tượng này xuất hiện khi mang thai bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ động thai, mẹ bị dọa sảy thai, thai chết lưu rất cao nên mẹ cần lưu ý tìm hiểu, đề phòng.
Nguyên nhân gây nên tình trạng ra máu đen khi mang thai
Trên thực tế trong thời kỳ mang thai việc ra dịch, ra máu là tình trạng thường gặp. Nhưng nếu máu có màu lạ như nâu, đen, kèm dịch vàng thì đây là dấu hiệu đáng lo ngại, xuất phát từ các nguyên nhân liên quan đến sức khỏe thai nhi.
Ra máu đen trong giai đoạn 3 tháng đầu
Đây là thời gian cực kỳ quan trọng, quyết định sự phát triển của thai nhi sau này. Nếu bà bầu bị ra máu đen ở giai đoạn này thì thường do các nguyên nhân sau:
Mang thai ngoài tử cung: Ra máu đen khi mang thai những tuần đầu, kèm đau quanh hố chậu, đau bụng dưới thì phần trăm mang thai ngoài tử cung là rất cao.
Những người đã từng mang thai ngoài tử cung, vô sinh hơn hai năm, từng bị viêm nhiễm khung chậu, đặt dụng cụ tránh thai thì nguy cơ mang thai ngoài tử cung khá cao.
Nếu thai ngoài tử cung chữa vỡ sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, chảy máu âm đạo, thường có màu nâu đen, đau bụng dưới âm ỉ, ngất. Còn khi thai bị vỡ thì thai phụ sẽ bị sốc, chảy máu đen, đau bụng dưới đột ngột gây choáng váng hoặc ngất.
Bị nhau thai tiền đạo: Là tình trạng tử cung bị nhau thai che phủ một phần hoặc toàn phần. Điều này khá nguy hiểm vì nó làm tăng nguy cơ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, gây khó khăn cho quá trình vượt cạn…
Bị động thai, dọa sảy thai: Khi ra máu đen kèm đau bụng dưới, chuột rút, đau lưng dữ dội… thì mẹ bầu hãy rất cẩn trọng. Bởi đây có thể là dấu hiệu của việc động thai, dọa sảy thai tự nhiên.
Do thai bị chết lưu: Tức là thai bị chết những vẫn còn nằm lại trong tử cung hơn 48 giờ. Nguyên nhân là do mẹ bị bệnh lý mãn tính, bệnh nội tiết, tuổi cao hoặc do thai bị rối loạn nhiễm sắc thể, não úng thủy…
Trong 3 tháng đầu nếu bị ra máu đen cùng các triệu chứng như: không còn bị ốm nghén, mất cảm giác mang thai… thì có thể thai đã bị chết lưu. Mẹ bầu cần đi khám bác sĩ ngay.
Ra máu ở 6 tháng cuối thai kỳ
Ở thời điểm này thì chỉ cần có hiện tượng ra máu bất thường là thai phụ phải nghĩ đến ba vấn đề sau:
Hiện tượng nhau tiền đạo:
Nhau thai là phần kết nối thai nhi và cổ tử cung. Bình thường nhau sẽ bám vào mặt trước, mặt sau, phía trên thành tử cung, bên phải hay bên trái.
Nhưng nếu nhau bám vào phía dưới cổ tử cung thì đó là hiện tượng nhau tiền đạo. Vào những tháng cuối của thai kỳ cổ tử cung sẽ bắt đầu mỏng đi, giãn ra chuẩn bị cho việc sinh nở. Lúc này một số mạch máu ở nhau bị vỡ gây chảy máu âm đạo.
[inline_article id=88241]
Điều này sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con, nguy cơ sinh non cao. Nếu bị chảy máu âm đạo nhiều lần, da xanh xao, người luôn có cảm giác mệt mỏi thì thai phụ cần nhập viện ngay.
Nhau bị bong non:
Tức là nhau thai bị bong ra trước khi thai nhi bị đẩy ra ngoài. Lúc này thai phụ không chỉ bị chảy máu mà còn bị sốc, đau bụng dưới từng cơn cho tới liên tục.
Tử cung bị vỡ:
Khiến thai nhi bị đẩy vào ổ bụng cực kỳ nguy hiểm. Những người mang thai lần thứ 5, bị chấn thương…
Khi bị ra máu đen khi mang thai bà bầu cần xử lý như thế nào?
Như đã thấy ở trên thì việc bị ra máu đen khi đang mang thai là biểu hiện bất thường. Do vậy mẹ bầu cần phải đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra, đưa ra phương pháp điều trị đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Để tránh không gặp phải các vấn đề trên trong thai kỳ thì mẹ bầu cũng cần lưu ý:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày, nhưng không được thụt rửa quá sâu.
- Hạn chế việc dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý.
- Quan hệ nhẹ nhàng, đeo bao cao su để tránh bệnh lây lan qua đường tình dục.
Quan trọng nhất là mẹ bầu cần phải khám thai định kỳ để phát hiện bất thường, và khắc phục kịp thời. Đây là cách phòng tránh ra máu đen khi mang thai hiệu quả nhất.