Hơn 40% trẻ em dưới 12 tuổi bị mộng du vào một thời điểm nào đó trong ngày. Vậy mộng du là gì? Bệnh mộng du ở trẻ em được định nghĩa là tình trạng đi trong giấc ngủ, trẻ sẽ tiến hành một số hoạt động trong khi vẫn đang ngủ.
Mộng du thường xuất hiện 1-2 giờ sau khi ngủ vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ sâu và kéo dài từ vài giây đến 30 phút. Mộng du có thể xảy ra thường xuyên cũng có thể không. Khi ngủ dậy, trẻ sẽ không nhớ gì về sự việc đã xảy ra.
Nguyên nhân và triệu chứng
- Trẻ thường xuyên hoảng sợ ban đêm, mất ngủ hay thể trạng yếu rất dễ bị bệnh mộng du. Một số trẻ phải sử dụng thuốc an thần hay thuốc kháng sinh histamin cũng nằm trong nhứng nhóm nguyên này.
- Khi đi ngủ, nếu trẻ quên không đi vệ sinh thì bàng quang đầy nước tiểu cũng sẽ dẫn đến bệnh mộng du ở trẻ em. Ngoài ra, ngủ ở môi trường lạ, nơi ngủ ồn ào, có quá nhiều ánh sáng, người ngủ bị stress… cũng có thể dẫn đến mộng du.
Cách chuyên gia lĩnh vực này chia ra các triệu chứng trong 3 trường hợp sau:
- Mộng du đơn giản: Có hai hình vi cụ thể. Thứ nhất, trẻ ngồi ngay trên giường vừa nói vừa có những động tác quờ quạng, thỉnh thoảng lại nói.
Thứ hai, trẻ mộng du đứng dậy đi quanh quẩn trong phòng sau đó lại quay về giường ngủ tiếp. Trẻ mộng du vẫn mở mắt như đã thức giấc. Nếu có ai đó nói chuyện bé có thể trả lời chính xác, thậm chí có thể làm theo lệnh.
Với trường hợp thứ hai, đôi khi trẻ có thể làm những hành động như di chuyển đồ vật, bước xuống cầu thang, làm bể kính, lục tìm trong tủ lạnh, ăn uống… hay đi tiểu tiện ở một gốc nào đó. Loại mộng du này không nguy hiểm, diễn ra tối đa một lần mỗi tháng, kéo dài trong 10 phút.
- Mộng du có nguy cơ: Đây có thể gọi là cấp độ 2 của bệnh mộng du ở trẻ em. Mộng du kéo dài hơn 10 phút và lặp đi lặp lại 2 – 3 lần/tuần. Trẻ mộng du có những hành động nguy hiểm: Có thể tự gây tổn thương cho chính bản thân trẻ và những người xung quanh, có thể bị té ngã và có ý định trèo qua cửa sổ.
- Mộng du khiếp sợ: Khi trẻ bắt đầu đi học tiểu học sẽ xuất hiện mộng du dạng này (trước 6 tuổi hoặc sau 10 tuổi và kéo dài đến lứa tuổi dậy thì). Trẻ có thể nhảy qua cửa sổ cao gấp 2 lần khi trong cơn mộng du. Trẻ mộng du trong trạng thái vô thức và trong trạng thái khiếp sợ, có thể nằm tại chỗ không đi, hét rống lên trong đêm, nhịp tim tăng, nhịp thở tăng và hoạt động của cơ cũng tăng.
Điều trị bệnh mộng du ở trẻ em
Đối với trẻ em, khi bị mộng du, bạn nên nhẹ nhàng đưa trẻ trở lại phòng ngủ hoặc đưa trẻ đi vệ sinh nếu trẻ đang muốn đi. Mộng du có thể kết thúc ngay khi trẻ nằm lên giường. Đừng trông đợi trẻ thức tỉnh khi trở lại giấc ngủ bình thường.
Nếu phát hiện trẻ mắc bệnh mộng du, bạn nên ghi chép thời gian từ lúc trẻ ngủ đến lúc bắt đầu mộng du. Sau đó đánh thức trẻ 15 phút trước khi trẻ bắt đầu mộng du, giữ cho trẻ thức 5 phút. Làm như vậy 7 đêm liền. Nếu trẻ bị mộng du lại thì luyện tập tiếp 7 đêm nữa.
Không để trẻ kiệt sức vì mệt mỏi hay thức khuya dẫn đến mất ngủ. Bảo vệ trẻ khỏi các tai nạn, mặc dù hiếm nhưng trẻ có thể bị tai nạn, nhất là lúc trẻ đi ra ngoài, có thể bị tai nạn giao thông, bị chó cắn, lạc đường… làm tăng khả năng bị mộng du.
Nếu trẻ xảy ra nhiều cơn mộng du tức là bệnh mộng du ở trẻ em đang ở mức độ trầm trọng, hãy đưa trẻ bác sĩ chuyên khoa thần kinh và tâm lý để được điều trị kịp thời, tránh những hậu quả về sau.