Bệnh thủy đậu tuy không là bệnh nguy hiểm nhưng lại gây ra những biến chứng nặng nề nếu không đề cao cảnh giác. Việc điều trị bệnh hiện nay vẫn chỉ là tập chung vào triệu chứng và dùng thuốc kháng virus.
Bệnh thủy đậu là gì?
Thủy đậu (hay còn gọi là bệnh phỏng rạ, bệnh trái rạ hoặc bệnh đậu mùa) là loại bệnh do một loại virus mang tên Varicella Zoster gây ra. Theo thống kê có khoảng 90% số đối tượng chưa tiêm phòng vacxin có khả năng mắc bệnh.
Bệnh có thể rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch nhỏ ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Do đó, luôn có ý thức đề cao công tác phòng chống bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa
Con đường lây bệnh chủ yếu của bệnh thủy đậu là qua đường hô hấp. Cụ thể, khi người bệnh hắt hơi, ho, chảy nước mũi… thì những virus gây bệnh này theo dịch tiết sẽ bắn ra ngoài và lẫn trong không khí. Người bình thường khi hít phải sẽ nhanh chóng bị lây bệnh.
Thông thường, thời gian ủ bệnh (từ lúc nhiễm phải vi khuẩn đến lúc phát ra bệnh) là khoảng 2 -3 tuần. Một số lây nhiễm khác có thể xảy ra khi tiếp xúc với dịch bóng nước bị vỡ ra; lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ những người đã mắc bệnh.
Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ
Khi mới bị lây bệnh, trẻ có những biểu hiện ban đầu như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn. Sau đó, những nốt tròn nhỏ hay còn được gọi là “nốt rạ” sẽ xuất hiện trong vòng từ 12 – 24 giờ. Lâu dần, các nốt này sẽ tiến triển thành mụn nước.
Mụn nước có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, sau đó lan lên mặt và tay chân thậm chí là cả trong họng, miệng, đường tiêu hóa. Số lượng trung bình khoảng 100 – 500 nốt. Mụn nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, sau đó dịch đó trở nên đục như mủ rồi đóng vẩy. Từ 5 – 10 ngày mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn không có gì đáng lo ngại.
Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp, có thể trẻ bị thủy đậu mà không có dấu hiệu bệnh. Mụn nước chỉ xuất hiện dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu, sau đó phát triển thành mụn nước, vỡ ra thành vết lở, rồi đóng vảy.
Vì thế, trong giai đoạn chăm sóc trẻ bị thủy đậu, cha mẹ không nên quá kiêng cữ, chủ yếu vẫn nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để giảm nguy cơ mụn nước lây lan.
Bệnh thủy đậu có lây không và lây qua đường nào?
Căn cứ vào ba nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là qua đường hô hấp, virus bắn vào hạt bụi trong không khí và qua tiếp xúc thì đây là căn bệnh rất dễ bị lây nhiễm. Hơn nữa, con đường lây nhiễm rất “rộng đường” nên bệnh có thể nhanh chóng phát triển thành đại dịch.
Vì vậy, tất cả mọi người cần nâng cao ý thức phòng tránh bệnh không chỉ cho cá nhân, gia đình mà còn cho cả cộng đồng.
Bị thủy đậu bao lâu thì khỏi?
Đây là thắc mắc của rất nhiều người có người thân hoặc chính bản thân bị mắc bệnh. Bằng mắt thường chúng ta chỉ biết mình mắc bệnh khi thấy xuất hiện những nốt và chúng tồn tại trong khoảng 7 – 12 ngày.
Tuy nhiên, thực tế quá trình ủ bệnh thì lâu hơn rất nhiều, có thể được chia làm 4 giai đoạn nhỏ:
- Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn nếu người bệnh có hệ miễn dịch yếu (đang mắc bệnh phải điều trị, phụ nữ mang thai, người cao tuổi…).
- Giai đoạn khởi phát: Thông thường ngày đầu người bệnh sẽ nổi mẩn ngứa có màu đỏ lên khắp các vùng da trên cơ thể. Ngày thứ 2 có thể xuất hiện thêm triệu chứng sốt nhẹ, chóng mặt, nhức đầu, bỏ bữa.
- Giai đoạn toàn phát: Trên vùng da bị mẩn ngứa nổi đỏ sẽ xuất hiện các mụn nước, bên trong có dịch đặc như mủ.
- Giai đoạn hồi phục: Khoảng 1 tuần hoặc nếu ăn uống kiêng khem tốt thì 5 ngày sau các mụn nước này sẽ bong hết và đóng vảy, ít để lại sẹo.
Căn cứ vào tiến trình của bệnh có thể thấy, từ lúc bệnh hình thành đến lúc khỏi hoàn toàn phải mất từ 7 – 21 ngày, tính từ giai đoạn toàn phát đến lúc khỏi hẳn cũng mất tối đa khoảng 10 ngày.
[remove_img id= 4538]
Biến chứng thủy đậu nguy hiểm thế nào?
Thực tế cho thấy, phần lớn trẻ nhập viện do bệnh thủy đậu đều trong tình trạng nguy hiểm vì viêm phổi nặng do bội nhiễm vi khuẩn liên cầu, tụ cầu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Biến chứng viêm phổi thường gặp nhất ở trẻ bị thủy đậu thường xuất hiện vào ngày thứ 3-5 của bệnh. Viêm phổi có thể diễn tiến nhẹ, hồi phục nhưng cũng có thể diễn tiến nặng dẫn tới suy hô hấp, phù phổi…và nguy hiểm tính mạng.
- Sau khi có những triệu chứng bệnh thủy đậu, trẻ bỗng nhiên vật vã kèm theo co giật, hôn mê dẫn đến chứng viêm não. Những trường hợp này có thể gây tử vong nhanh chóng, và một số trẻ tuy qua khỏi được vẫn mang di chứng thần kinh lâu dài (bị điếc, khờ khạo, bị động kinh…).
- Sẹo và nhiễm trùng da là biến chứng thường gặp nhất nếu trẻ không được chăm sóc đúng cách. Nguyên nhân do khi các mụn nước vỡ ra và bị nhiễm trùng gây sẹo đặc biệt khi trẻ gãi nhiều ở vùng tổn thương.
- Tổn thương thần kinh trung ương cũng là một biến chứng nguy hiểm mà bạn cần lưu ý khi trẻ bị bệnh. Biến chứng này bao gồm những rối loạn ở tiểu não, viêm não (nhức đầu, co giật, rối loạn ý thức), tổn thương thần kinh (liệt thần kinh) và hội chứng Reye (kết hợp tổn thương gan và não khả năng gây tử vong, có thể xảy ra do dùng aspirin ở trẻ em).
- Biến chứng còn xảy ra trên những trẻ dùng thuốc ức chế miễn dịch, như các corticoid.
Cách điều trị bệnh thủy đậu
Theo PGS. BS Nguyễn Trọng Nghĩa, nguyên giảng viên ưu tú Đại học Y dược Hồ Chí minh: “Muốn chữa thủy đậu không để lại sẹo, nhanh khỏi thì phải kết hợp trong uống ngoài bôi. Bên trong điều hòa gan thận, bên ngoài giảm viêm, nhiễm trùng. Làm được như vậy, bệnh có thể khỏi hoàn toàn trong khoảng 10 ngày”.
Giảm viêm nhiễm bằng cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
- Cho người bệnh nằm nghỉ trong 1 phòng thoáng mát, sạch sẽ, ăn các chất dễ tiêu
- Cắt ngắn móng tay và giữ sạch tay cho trẻ
- Trẻ sơ sinh nên cho mang bao tay, xoa bột tan (talc) vô khuẩn hoặc phấn rôm khắp người để trẻ đỡ ngứa
- Tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn
- Chăm sóc vùng da mụn nước nhẹ nhàng để tránh làm vợ các bóng nước, dễ lây lan sang vùng da khác
Liệu trình điều trị đậu mùa
- Tại chỗ nốt đậu bị vỡ nên chấm dung dịch xanh metylen
- Sử dụng những loại thuốc chống ngứa thuộc nhóm thuốc kháng histamin như chlopheniramin, loratadine…
- Khi người bệnh đau và sốt cao, có thể cho dùng acetaminophen. Lưu ý, tuyệt đối không nên dùng aspirin hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển hóa nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong).
- Mỗi ngày 2-3 lần nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%
- Khi nốt phỏng vỡ, chỉ nên bôi thuốc xanh metilen; không được bôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ.
Tuân thủ đầy đủ và chính xác theo phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ, không tự ý ngừng dùng hay thay đổi thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ định.
Cách phòng bệnh thủy đậu hiệu quả
Những biện pháp phòng bệnh chủ yếu vẫn là cách ly hoàn toàn nguồn lây nhiễm. Cụ thể:
- Nên cho trẻ tránh xa người bệnh đang bị thủy đậu, giảm nguy cơ lây truyền.
- Khi đi ra ngoài, nơi có vùng dịch cần đeo khẩu trang.
- Cho trẻ đi tiêm ngừa mũi đầu và nhắc lại. Tất cả trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn, đều có thể chích ngừa với loại thuốc này.
- Trong khẩu phần ăn hằng ngày nên tăng cường dinh dưỡng. Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu, giầu dinh dưỡng như sữa, cháo, súp nấu với thịt, uống nhiều nước hoa quả, đặc biệt khi trẻ có dấu hiệu sốt cao.
Có thể thấy, những dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ em hay người lớn đều giống nhau. Trong mùa cao điểm bệnh này, cha mẹ nên cao thể trạng cho trẻ bằng nguồn dinh dưỡng hợp lý (thu nạp nhiều thức uống vitamin C, ăn nhiều rau xanh…) và nâng cao sức khỏe thể chất (chơi thể thao) để trẻ đủ sức vượt qua mùa dịch dễ dàng.