Đổ mồ hôi tay chân là bệnh gì mà không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt của trẻ mà còn làm cơ thể mất nước, mất muối, nhanh mệt mỏi? Quan niệm của Đông y và Tây y ở vấn đề này là khác nhau nên cũng có những phương pháp chữa bệnh cũng khác biệt.
Tìm kiếm nguyên nhân
Theo y học cổ truyền, ra mồ hôi chân tay do phong thấp gây nên là tình trạng thoát dương khi ra ngoài, do đường dẫn khí ra các thần kinh ở tay, ở chân bị rối loạn hoặc tắc nghẽn.
Còn theo quan niệm của Tây y thì ra mồ hôi tay, chân là do hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể bị rối loạn. Và hiện tượng rối loạn này được chia cụ thể thành 2 nhóm nguyên nhân nguyên phát và thứ phát:
- Nhóm nguyên phát: Là tình trạng đổ mồ hôi xảy ra ở lòng bàn tay, bàn chân và nách. Nguyên nhân của tình trạng này là khi trẻ tác động tâm lý căng thẳng, lo âu. Ở đới khi hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, vào mùa hè, tình trạng này càng trở nên nặng hơn.
- Nhóm thứ phát: Hiện tượng tăng tiết mồ hôi có thể do trẻ mắc phải các bệnh lý như nội tiết, bệnh ác tính hoặc bệnh liên quan đến thần kinh…
Ngoài ra, nếu bạn để ý quan sát thì đổ mồ tôi tay chân cũng có thể không do bệnh gì cả, chỉ vì trẻ hiếu động, nô nghịch nhiều nên các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn bình thường nên ra nhiều mồ hôi ở mọi vị trí. Ở độ tuổi tiền dậy thì hiếu động càng đúng hơn.
Ảnh hưởng của bệnh
Đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân biểu hiện thường xuyên khi gặp khí hậu lạnh, hay những lúc trẻ học hành căng thẳng, tâm trạng đang lo lắng. Có nhiều trẻ, mồ hôi chảy thành giọt. Trong trường hợp này, trẻ không chỉ ra nhiều mồ hôi ở tay, chân mà còn có mồ hôi ở gáy, đầu, lưng…
Mùa hè đến, những trẻ thường bị đổ mồ hôi tay chân lại có cảm giác khó chịu khi mồ hôi cứ liên tục túa ra ở khắp lòng bàn chân còn mùa đông thì luôn lạnh ngắt do dây thần kinh giao cảm kích thích mồ hôi tiết ra, gửi tín hiệu tới các mạch máu, buộc chúng co lại, khiến bàn tay bàn chân lạnh ngắt và ẩm ướt.
Với những trẻ bị bệnh này, thường xuyên sử dụng giầy sẽ khiến chân bị hôi, có mùi, do sự sinh sôi và phân hủy của vi khuẩn. Khi đi chơi cùng bạn bè dễ tạo tâm lý ngại ngùng.
Mồi hôi ra tự nhiên giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể nhưng ở trẻ ra mồ hôi nhiều khiến bị mất nước, điện giải dẫn đến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Phương pháp điều trị
Tây y hiện nay đưa ra phương pháp điều trị cơ bản với trẻ bị đổ mồ hôi tay chân là dùng thuốc, chích độc tố nhưng chưa phác đồ nào mang lại hiệu quả triệu để.
Với những trẻ bị nặng thường được khuyên đủ tuổi trưởng thành sẽ tiến hành phẫu thuật cắt hạch giao cảm. Điểm hạn chế của phương pháp này là kiểm soát được mồ hôi tuy nhiên tay sẽ bị khô sau mổ, mồ hôi ra nhiều ở các vị trí khác.
Theo Đông y, mồ hôi ra nhiều ở tay chân trẻ cần phải điều trị chức năng hoạt động của các cơ quan tạng phủ suy kém gây nên mất điều hòa tân dịch của cơ thể. Gợi ý là nên dùng các vị thuốc bổ có tác dụng bồi bổ và tăng cường các chức năng tạng phủ cơ thể.
Dù dựa trên phương pháp điều trị nào, bạn cũng cần hiểu đổ mồ hôi tay chân là bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh ra sao mới hi vọng đồng hành cùng trẻ chữa khỏi bệnh.