Khi có dấu hiệu trẻ bị thủy đậu, nếu không muốn bệnh trở nặng, trong quá trình điều trị trẻ cần kiêng đầy đủ để hạn chế khả năng gây tổn thương thần kinh hay viêm da. Vậy bệnh thuỷ đậu ở trẻ em cần kiêng gì?
Vậy trẻ bị thủy đậu cần kiêng những gì?
- Tránh chỗ đông người: Trước tiên là tránh lây lan cho người khác qua đường không khí. Thứ hai là kiêng gió cho trẻ. Trong 1-2 tuần đầu hãy ở bên trẻ để trẻ không cảm thấy bị cô đơn một mình.
- Dùng riêng đồ cá nhân: Theo các bác sĩ thường xuyên điều trị bệnh thủy đậu, bệnh dễ lây truyền trong quá trình chữa trị nên bạn cần để riêng đồ đạc cá nhân của trẻ, đặc biệt là các vật dụng thường xuyên sử dụng như khăn mặt, chén, ly uống nước… Quần áo cần được giặt kỹ bằng xà bông, phơi nắng sau đó ủi lại.
- Kiêng gãi khi ngứa: Đây là điều khó khăn đối với trẻ cũng như chính cha mẹ. Các nốt thủy đậu thường gây ngứa, ngăn trẻ gãi hay làm vỡ các nốt thủy đậu cần kiên trì. Bạn có thể xoa nhẹ hoặc dùng quạt mát trực tiếp vào các nốt mụn nhọt. Nên mặc các loại quần áo mềm mại, mỏng để tránh cọ sát vào da. Những nốt thủy đậu khi bị vỡ không chỉ để lại sẹo xấu mà còn làm lan nhanh mụn sang những vùng da khác.
- Kiêng nước và gió: Những trẻ bị thủy đậu cần kiêng nước và gió để tránh các chất bẩn trên da đi qua các vết loét và thấm sâu gây nhiễm trùng da. Bạn chỉ nên sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau người cho trẻ sạch. Và lưu ý khi lau rửa phải nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh đến các nốt thủy đậu gây vỡ, sau đó dùng khăn mềm để thấm khô người cho trẻ.
Trẻ bị thủy đậu cần kiêng ăn gì?
Thực đơn của trẻ bị thủy đậu trong thời gian khởi phát (10-12 ngày) cần phải tránh các món ăn chế biến từ các thực phẩm sau:
- Thịt gà, thịt vịt có tính ôn mà bệnh thủy đậu phát sinh do phong nhiệt độc. Nếu ăn vào, bổ sung nhiệt thì bệnh có thể tiến triển xấu thêm.
- Thực phẩm có chất tanh: Hải sản, thịt bò tuyệt đối không nên cho bé ăn vì sẽ làm cho bệnh càng thêm trầm trọng hơn. Hải sản chứa nhiều histamine (chất gây dị ứng, ngứa) dễ làm vết thương ngứa hơn, nhất là người tiền sử có cơ địa dị ứng. Nên ăn các loại thức ăn lỏng như cháo, súp… nhưng vẫn phải đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.
- Thực phẩm nhiều gia vị: Sẽ gây nóng rát ở vùng ngực và gây viêm, làm cho trẻ càng cảm thấy khó chịu trong giai đoạn mới phát bệnh.
- Đồ nếp: Đồ nếp như xôi, bánh chưng… có thể làm sưng tấy và mưng mủ nốt thủy đậu.
- Các chế phẩm từ sữa: Như sữa, phô mai, kem và bơ nếu ăn vào sẽ làm cho làn da bị nhờn, gây ngứa nhiều hơn.
- Thực phẩm nhiều muối: Thức ăn sẽ chỉ khiến bệnh thêm nặng và các mụn nước, gây ngứa nhiều hơn và để lại những vết sẹo lớn. Ngoài ra, đồ chiên, rán, xào cũng sẽ gây nóng cơ thể.
- Cam, chanh: Đây là hai trong số các loại thực phẩm sẽ gây ra phản ứng có tính a xít, tạo ra nhiều mụn nước khiến bạn càng ngứa nhiều.
- Đậu phộng, hạt trái cây và nho khô… chứa một hàm lượng lớn Arginine có thể thúc đẩy virus phát triển và khiến bệnh trở lên trầm trọng hơn.
Trẻ bị thủy đậu cần kiêng những gì? Đó là các món ăn ở trên và thực hiện các biện pháp chữa trị hợp lý đồng thời tăng cường cho trẻ uống nhiều nước để bổ sung độ ẩm cho cơ thể sẽ giúp mau lành bệnh và không để lại những di chứng không đáng có.