Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, khi mắc bệnh hắc lào đều cảm thấy khó chịu vì cảm giác ngứa, đau rát ở vùng da bị tổn thương trong suốt cả ngày, đặc biệt khi về đêm và thời tiết oi bức.
Đối với trẻ ở độ tuổi tiền dậy thì, nhận ra dấu hiệu ngay từ khi bệnh mới khởi phát thường khó khăn. Một phần do đang ở lứa tuổi hiếu động, phần có thể nhầm lẫn cảm giác ngứa với côn trùng cắn hoặc bệnh viêm da nào đó. Hắc lào là bệnh có khả năng tái phát cao, vì vậy, ngay khi nhận thấy triệu chứng đầu tiên bạn cần tìm cách điều trị sớm.
Những mẹo dân gian hiệu quả
Đối với trẻ em, các bác sĩ vẫn thường khuyên hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm hay giảm đau… vì có thể sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như phát triển sinh trưởng về sau của trẻ. Nếu có thể, áp dụng những mẹo dân gian lành tính thì nên thử trước.
Bệnh hắc lào( lác đồng tiền) cũng vậy. Từ lâu, trong dân gian đã lưu truyền nhiều biện pháp điều trị cho trẻ nhỏ an toàn và hiệu quả:
- Lá trầu không: Ngoài công dụng dùng để ăn trầu, lá trầu không còn được biết đến như một loại thuốc dân gian điều trị nhiều bệnh thường gặp trong đó có bệnh hắc lào. Các chất có trong loại lá này giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm lành vết thương nhanh hơn.
Cách sử dụng: Dùng 3 -4 lá trầu không rửa sạch, giã nhỏ lấy nước cốt sau đó dùng bông hòn thấm lên vùng da đang bị bệnh của trẻ. Làm mỗi ngày, liên tục khoảng 1 tuần sẽ thấy kết quả.
- Riềng củ tươi: Từ lâu, riềng đã là vị thuốc trong Đông y chuyên dùng để trị lang ben, hắc lào và các bệnh đường tiêu hóa. Khoa học cũng đã chứng minh riềng củ có chứa nhiều thành phần hóa học như: Tinh dầu, chất dầu cay Galangola nên có tác dụng diệt khuẩn, nấm, virus gây bệnh ngoài da…
Có nhiều cách sử dụng riềng củ để trị hắc lào, bạn có thể giã nhỏ lấy nước cốt và làm như với lá trầu không hoặc kết hợp với chanh tươi. Cách dùng: 1 củ riềng giã nát, 1 trái chanh vắt nước cốt. Cho hỗn hợp vào nồi đun nóng. Sau đó dùng bông gòn thấm lên vùng da bị tổn thương, để khô 1-2 ngày sau thì lặp lại. Liên tục trong 1 tuần sẽ bệnh sẽ giảm hẳn.
- Lá trà xanh: Ngoài công dụng trị hen suyễn, đau lưng hay bệnh động kinh, thành phần chống nấm và sát khuẩn cao có trong lá trà xanh còn có tác dụng chống sưng viêm rất tốt.
Cách dùng: Lá chè xanh rửa sạch, đun sôi, cho vùng da bị hắc lào vào ngâm với nước ấm sẽ giúp loại bỏ triệu chứng ngứa và nổi mẩn.
- Dùng gáo dừa: Đây được coi là phương pháp gia truyền để trị bệnh hắc lào. Áp dụng cách này, chỉ sau 3 ngày thực hiện, bệnh đã thuyên giảm 90%.
Cách dùng: Dùng một miếng gáo dừa tươi, đốt lửa nhiệt độ cao cho đến khi thấy sủi bọt. Sử dụng nước này bôi lên dùng da bị hắc lào.
- Mủ chuối xanh: Sử dụng mủ của chuối tiêu xanh giúp khống chế nấm phát triển, trị vi khuẩn, làm se miệng vết thương nhanh chóng.
Cách sử dụng: 1 quả chuối xanh cắt lát mỏng. Cạo vùng da bị hắc lào rồi dùng chuối xanh xát lên vị trí bị tổn thưởng, để mủ tự khô. Thực hiện 2 lần/ngày và trong vùng khoảng 1-2 tuần bệnh sẽ khỏi hẳn.
Ngoài việc áp dụng các mẹo dân gian, để phòng ngừa bệnh tái phát trỏe lại, bạn cũng cần chú ý nhắc trẻ phải thực hiện vệ sinh cá nhân và phòng ngủ thật sạch sẽ, tránh ẩm ướt. Không nô nghịch dưới trời nắng nhiều tránh ra mô hôi. Giữ khô những vùng nếp như háng, nách, bẹn. Khi phát hiện có dấu hiệu bệnh hắc lào phải đi khám sớm để được hướng dẫn chữa trị.