Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

8 phương pháp thủ ấn chữa bệnh đến từ Ấn Độ

Trong Yoga thiền của đất nước Ấn Độ, việc bấm các ngón tay đơn giản – gọi là Thủ ấn, có tác dụng hiệu quả cả sức khỏe lẫn tinh thần. Cách bấm ngón tay chữa lành có thể tập ở bất kỳ nơi nào, ở nhà hay văn phòng đều được.

Phương pháp thủ ấn chữa bệnh còn có tên gọi là Mudra, xuất phát từ đất nước sông Hằng. Họ tin rằng bấm ngón tay có thể giúp kích thích các cơ quan trên cơ thể, tác động tích cực đến tâm trí và thể lý, mang lợi ích lớn về sức khỏe.

[remove_img id=19931]

Cách thủ ấn có rất nhiều động tác trong Yoga thiền. Mỗi cách bấm ngón tay có tác dụng riêng.

Dưới đây là 8 cách thủ ấn đơn giản, hữu ích mọi người có thể thực hiện để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe:

1. Phương pháp thủ ấn chữa bệnh Gyan mudra

Cách bấm ngón

Ngón tay cái và ngón trỏ chạm vào nhau. Ba ngón còn lại để thẳng hoặc thả tự do.Gyan  mudra làm tăng thành phần vaayu (không khí) trong cơ thể, cung cấp oxi cho bộ  não.

Thủ ấn chữa bệnh Aakash mudra  Lợi ích

  • Thủ ấn này ảnh hưởng tích cực lên cảm xúc, tăng cường hệ thần kinh, hỗ trợ chuyển động của xung điện dây thần kinh. Tăng cường tuyến yên, tuyến nội tiết, dây thanh quản, tăng sức mạnh tim mạch…
  • Thủ ấn tượng trưng cho sự khôn ngoan, sẽ làm tăng nhiệt tình và sáng tạo của bạn, hỗ trợ nhiều khả năng ghi nhớ.
  • Động tác này sẽ giúp tăng sức mạnh của sự tập trung, trí nhớ. Tập thường xuyên, não bộ sẽ nhạy bén hơn.
  • Thủ ấn Gyan Mudra còn chữa chứng mất ngủ. Bạn bấm ngón tay theo động tác này thường xuyên sẽ giảm tình trạng rối loạn tâm lý, kiểm soát tốt sự giận dữ, buồn bã, lo lắng, căng thẳng…

 

Thời lượng

30 đến 45 phút mỗi ngày, mỗi lần từ 10 đến 15 phút, ba lần một ngày.

Thời gian lý tưởng

Tập bất kỳ lúc nào trong ngày

2. Thủ ấn Vaayu mudra

Cách bấm ngón

Cách bấm ngón tay này cũng giống động tác đầu. Nhưng hai đầu ngón trỏ và ngón cái chạm vào nhau, giấu ngón trỏ bên dưới ngón cái. Các ngón còn lại giữ căng.

Thủ ấn chữa bệnh Vaayu mudra

Tư thế này có thể tập khi đang ngồi thiền, đứng, hoặc đang nằm thư giãn.

Động tác này tăng cường việc truyền oxy khắp cơ thể, tạo cảm giác bình yên, thoải mái, từ đó giúp bạn trở nên điềm tĩnh hơn. Khi cảm xúc chạm đỉnh, quá hăm hở hoặc quá giận dữ, bạn tập động tác này sẽ giúp bản thân bình tĩnh lại.

Lợi ích

  • Phát triển trực giác
  • Giải độc cơ thể bằng cách loại bỏ cách tăng cường trao đổi chất
  • Vượt qua cảm giác nặng nề trong cơ thể
  • Khắc phụ khó chịu do ăn quá nhiều
  • Giảm đau đầu hoặc viêm xoang, tai nhiễm trùng, tức ngực do hen suyễn
  • Kiểm soát huyết áp cao, nhịp tim không đều

Thời lượng

30 đến 45 phút mỗi ngày, mỗi lần tập 10-15 phút.

Thời gian lý tưởng

Kết quả tốt nhất khi tập từ 6h sáng, 14-18h

3. Thủ ấn Aakash mudra

Cách bấm ngón

Gập ngón tay giữa, dùng ngón trỏ đè lên, các ngón còn lại duỗi thẳng. Động tác này giúp giảm bớt nỗi sợ hãi, buồn phiền, tức giận, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Thủ ấn chữa bệnh Aakash mudra

Cách thủ ấn này cũng giúp kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể.

4. Thủ ấn Shudya mudra

Cách bấm ngón

Ngón cái nhấn đốt thứ 2 của ngón giữa. Động tác này giúp giảm đau rất hiệu quả. Động tác này giúp thư giãn toàn bộ cơ thể và rất hữu ích vi những trường hợp bị chóng mặt.Thủ ấn chữa bệnh Shudya mudra

Lợi ích

  • Làm giảm đau tai
  • Hữu ích cho người bị điếc, bị căng thẳng thần kinh
  • Thư giãn cơ thể
  • Giảm các triệu chứng khó chịu do vấn đề về tai, hoặc đau một bộ phận cơ thể.

Thời lượng

40-60 phút ngày khi ngồi thiền

5. Thủ ấn Prithvi mudra

Cách bấm ngón

Ngón tay cái chạm vào ngón tay áp út, duỗi thẳng các ngón tay còn lại. Động tác giúp giảm tình trạng viêm cơ bắp và trì trệ trong quá trình trao đổi chất. Thủ ấn chữa bệnh Prithvi mudra

Thực hành thường xuyên giúp lưu thông máu, tăng cường khả năng kiên nhẫn.

Ngoài ra, động tác Prithvi Mudra còn giúp tăng tính kiên nhẫn, sức chịu đựng, tập trung, giảm thiểu tình trạng kiệt sức, trì trệ tinh thần, làn da đẹp mịn màng, tươi trẻ.

Lợi ích

  • Giảm mệt mỏi mãn tính, suy nhược chung, hồi phục
  • Giảm khó chịu do nôn mửa
  • Hạn chế loãng xương, còi xương, thoái hóa sụn khớp
  • Giảm khô da, da lão hóa nhanh, nổi mề đay
  • Giảm rụng tóc, móng tay dễ gãy
  • Gia tăng hiệu quả điều trị vết loét trong miệng, loét dạ dày, ruột
  • Có tác dụng phòng ngừa vàng da, sốt, tăng tuyến giáp

Thời lượng

30 đến 45 phút mỗi ngày, Mỗi lần từ 10-15ph

Thời gian lý tưởng

Bất kỳ lúc nào trong ngày

6. Thủ ấn Surya mudra

Cách bấm ngón

Đặt ngón tay đeo nhẫn áp sát lòng bàn tay, đè ngón cái lên, các ngón còn lại duỗi thẳng.

Thủ ấn chữa bệnh

Động tác thủ ấn này giúp giảm cân, đồng thời giảm cholesterol, tăng khả năng tiêu hóa và giảm tình trạng căng thẳng, lo lắng.

Lợi ích

  • Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể thấp bất thường
  • Tác dụng khi da, cơ thể, chân tay, bàn tay, chân bị lạnh
  • Chậm chuyển hóa do tuyến giáp hoạt động yếu
  • Béo phì, tăng cân khó kiểm soát
  • Khó tiêu, táo bón

Thời lượng

30 đến 45 phút mỗi ngày, mỗi lần từ 10 đến 15 phút.

7. Thủ ấn Varud mudra

Chạm đầu ngón cái vào ngón út, các ngón khác giữ thẳng.

Thủ ấn chữa bệnh Varun mudra

Lợi ích

Thực hành tư thế này khi bạn bị viêm khớp, mất nước hoặc rối loạn hooc-mon.

Động tác này giúp cân bằng nước trong cơ thể, vì thế có thể cải thiện các vấn đề về da rất tốt. Nó cũng giúp cân bằng lượng nước trong cơ thể bằng cách kích hoạt sự lưu thông của chất lỏng qua cơ thể, giữ độ ẩm.

Jal shaamak mudra

Cách bấm ngón

Đặt ngón út áp sát lòng bàn tay, đè ngón cái lên trên, các ngón khác duỗi thẳng.

Thủ ấn chữa bệnh Jal shaamak mudra

Lợi ích

Ngược với thủ ấn Varud mudra, bấm ngón Jal shaamak mudra giúp hạn chế tích nước trong cơ thể. Thực hành thường xuyên rất hữu ích cho người có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, hoặc hay chảy nước mắt, nước mũi.

Động tác này không đòi hỏi kỹ thuật cũng như sự khéo léo, chỉ cần bạn kiên trì thì dù ở nhà, nơi làm việc hay bất cứ đâu cũng có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe.

Hy vọng 8 động tác thủ ấn chữa bệnh giới thiệu bên trên, kết hợp với các bài tập thiền trong Yoga sẽ mang lại cho bạn sức khỏe, giữ được vẻ tươi trẻ.