1. Dấu hiệu thai 5 tuần phát triển bình thường
Nếu thai được 5 tuần tức là mẹ đang ở tháng thứ 2 của thai kỳ, thai khoảng 21-28 ngày tuổi. Lý do là bác sĩ luôn tính tuổi thai từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng, nên có thế tuần 1 và 2 thai chưa vào tử cung.
Khi thai được 5 tuần tuổi, thai nhi chỉ có kích thước khoảng 2mm, bằng hạt mè. Lúc này, bé đã hình thành mũi, miệng và tai. Một cái đầu quá khổ và những đốm sẫm màu nơi mắt và lỗ mũi của bé bắt đầu hình thành. Tai của bé được đánh dấu bằng chỗ lõm nhỏ ở hai bên đầu và tay chân bé như những chồi non đang nhú ra.
Hệ thần kinh bé bắt đầu hình thành, là nền tảng cho não bộ, tủy sống và các dây thần kinh. Để ngăn ngừa các dị tật như tật nứt đốt sống và não úng thủy do dị tật ống thần kinh, phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ axit folic.
Ngoài ra, các cơ quan chính như tim, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp cũng dần được hình thành. Tim của thai nhi tuy chỉ bằng hạt đậu, đã có thể đập và bơm máu đi nuôi cơ thể với nhịp tim tương đương với nhịp tim của mẹ (80-85 nhịp/phút). Hệ tuần hoàn cũng đang được hoàn thiện với sự hình thành tim, mạch máu và dây rốn – đường cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho bé.
Nhìn chung, tuần thứ 5 là giai đoạn phát triển nền tảng quan trọng cho thai nhi, đặt nền móng cho sự hình thành và hoàn thiện các cơ quan, hệ thống trong cơ thể bé.
2. Thai 5 tuần có tim thai chưa?
Khi thai nhi 5 tuần tuổi, tim của bé được tạo thành từ hai kênh nhỏ gọi là ống tim và chúng đã bắt đầu hoạt động chăm chỉ. Khi các ống này hợp nhất với nhau, bé yêu sẽ có một trái tim hoạt động hoàn chỉnh.
Nhịp tim bình thường của thai nhi nằm ở khoảng 80 – 85 nhịp/phút (bpm) và máu bắt đầu lưu thông khắp cơ thể. Dựa vào nhịp tim của bé, bác sĩ có thể xác định chính xác tuổi thai của con qua siêu âm.
[key-takeaways title=””]
Nhịp tim thai nhi 5 tuần tuổi đập chậm hơn mức trên có thể đe dọa sảy thai. Tuy nhiên, nếu bác sĩ nhận thấy nhịp tim của thai nhi đã ngừng đập từ một tuần trở lên thì cho thấy nhiều khả năng mẹ bầu đã bị sảy thai.
[/key-takeaways]
Tuy nhiên, mẹ cũng không nên căng thẳng nếu bác sĩ siêu âm chưa thể đo được tim thai. Nhịp tim của bé thường sẽ rõ hơn sau 6 tuần hoặc thậm chí muộn hơn.
>> Bạn có thể xem thêm: Cách nghe tim thai không cần siêu âm mẹ đã biết chưa?
3. Thai 5 tuần tuổi đã có phôi thai chưa?
5 tuần chưa có phôi thai có sao không là thắc mắc của rất nhiều mẹ. Mẹ đừng lo lắng nếu khi siêu âm mà chưa thấy bé yêu. Vì phôi thai lúc này chỉ có kích thước rất nhỏ khoảng 2mm. Vì thế, mẹ thường chỉ nhìn thấy được túi noãn hoàng và túi thai khi siêu âm.
Thai 5 tuần siêu âm có thấy không? Nếu sức khỏe mẹ bầu tốt và bé yêu phát triển nhanh, khi siêu âm bác sĩ có thể thấy được phôi thai là một vật thể cuộn tròn nhỏ màu trắng. Bao quanh phôi là túi noãn hoàng giúp dưỡng nuôi phôi thai và sản xuất các tế bào máu trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Túi thai bao quanh túi noãn hoàng chứa nước ối và bao quanh phôi thai. Mẹ có thể nhìn thấy túi thai khi siêu âm sớm nhất là từ 4 tuần rưỡi đến 5 tuần. Túi thai 5 tuần có kích thước bao nhiêu? Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia (the National Center for Biotechnology Information), đường kính túi thai tăng 1,13 mm mỗi ngày và có đường kính ban đầu từ 2 đến 3 mm.
>> Bạn có thể xem thêm: Thai 5 tuần có yolksac chưa có phôi có nguy hiểm không?
4. Thai 5 tuần đã vào tử cung chưa?
Thông thường, khi thai nhi được 5 tuần tuổi thì phôi thai đã vào lòng tử cung rồi. Bởi vì, quá trình thai làm tổ trong tử cung được diễn ra trong khoảng từ 6 đến 12 ngày sau khi thụ thai thành công (trứng gặp tinh trùng), tức là khi thai được khoảng 4 – 5 tuần.
Tuy nhiên, có những thai phụ dù đã bước vào tuần thứ 5 của thai kỳ nhưng vẫn chưa thấy phôi thai di chuyển vào tử cung thì cũng đừng lo lắng quá nhé. Bạn hãy chờ đợi thêm 1 tuần nữa hoặc xin thêm sự tư vấn từ bác sĩ. Vì thai 5 tuần chưa vào tử cung còn phụ thuộc nhiều yếu tố.
5. Nguyên nhân thai 5 tuần chưa vào tử cung
Như vậy, khi thai 5 tuần thì đã bắt đầu làm tổ trong lòng tử cung. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu vẫn chưa thấy phôi thai vào tử cung thì có thể do các nguyên nhân sau:
- Rối loạn hệ thống miễn dịch: Tình trạng này cũng có thể gây ảnh hưởng đến việc phôi thai làm tổ trong tử thất bại. Chẳng hạn như, hội chứng kháng phospholipid có thể gây ra cục máu đông làm cản trở khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi đang phát triển của nhau thai dẫn đến trứng được thụ tinh khó làm tổ và phát triển.
- Cơ quan sinh sản của mẹ có vấn đề: Các vấn đề về cơ quan sinh sản của người mẹ cũng có thể ngăn cản việc thai làm tổ thành công. Các tình trạng bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản có thể ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung và khiến trứng được thụ tinh khó bám vào để phát triển hơn như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung và dính đều.
- Mang thai ngoài tử cung: Mẹ bầu thử que thử hiện lên 2 vạch nhưng siêu âm lại không thấy phôi thai trong lòng tử cung có thể là do đang mang thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng được thụ tinh làm tổ và phát triển bên ngoài tử cung. Trường hợp này, phôi thai có thể làm tổ ở ống dẫn trứng, buồng trứng, khoang bụng hoặc cổ tử cung.
- Người mẹ bị rối loạn nội tiết tố: Tình trạng này có thể phá vỡ sự cân bằng của các hormone cần thiết cho việc thụ thai và làm tổ thành công. Bên cạnh đó, các bệnh lý về phụ khoa cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone và làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt khiến trứng được thụ tinh khó làm tổ hơn như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), rối loạn tuyến giáp và tăng prolactin máu.
5. Dấu hiệu thai đã vào tử cung mẹ có thể nhận biết
Để biết thai 5 tuần đã vào tử cung chưa, mẹ bầu hãy nhận biết qua các dấu hiệu dưới đây:
- Xuất hiện máu báo thai: Mẹ bầu có thể nhận thấy trên quần lót xuất hiện lốm đốm vài giọt máu màu hồng nhạt hoặc nâu sẫm trong vài giờ hoặc vài ngày.
- Đau bụng nhẹ: Khi mẹ thấy máu báo thai xuất hiện kèm với triệu chứng đau bụng nhẹ, thường không đau dữ dội như đau bụng kinh chính là khi phôi thai đã làm tổ trong tử cung.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể nhận thấy thêm các dấu hiệu sau:
- Sưng đau ngực.
- Buồn nôn.
- Nhức đầu.
- Đau lưng dưới.
- Tâm trạng lâng lâng.
>> Bạn có thể xem thêm: Beta HCG bao nhiêu thì có tim thai? Câu trả lời cho các mẹ thắc mắc
6. Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 5 tuần tuổi
Mẹ có thể nhận thấy tính cách mình thay đổi thất thường khi thai 5 tuần. Điều này là bình thường và không đáng lo bởi những cảm xúc bộc phát một phần do sự thay đổi nội tiết tố. Ngoài ra, đây cũng là sự thay đổi lớn trong cuộc sống hàng ngày nên khiến mẹ dễ xúc động và áp lực.
Những vết máu báo thai thường xảy ra vào giai đoạn đầu, phổ biến ở khoảng 1/4 số phụ nữ mang thai. Triệu chứng này là bình thường nhưng đôi lúc là dấu hiệu sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Hãy đến bác sĩ ngay nếu mẹ thấy những dấu hiệu bất thường kèm theo như đau bụng dữ dội và chảy máu nhiều, màu sắc bất thường,… Máu báo thai có màu hồng nhạt, ra lốm đốm và chỉ kéo dài 1-2 ngày.
Các dấu hiệu khi mang thai 5 tuần gồm:
- Sưng đau ngực: Đây là một triệu chứng phổ biến nhất khi mang thai 5 tuần.
- Đi tiểu thường xuyên: Mẹ sẽ đi tiểu thường xuyên hơn khi thai 5 tuần tuổi.
- Mệt mỏi: Mẹ luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi và buồn ngủ. Đây là điều bình thường. Mẹ sẽ hết trong vài tuần nữa.
- Đau bụng: Như MarryBaby đã chia sẻ ở trên, đau bụng là dấu hiệu cho thấy phôi thai đã cấy ghép tốt vào niêm mạc tử cung. Ngoài ra, đó cũng là dấu hiệu tử cung đang mở rộng và kéo căng dây chằng. Song nếu mẹ cảm thấy đau bụng khi mang thai 5 tuần ngày càng nghiêm trọng hơn thì cần đi khám ngay.
- Ốm nghén: Cảm giác ốm nghén buồn nôn trong thời kỳ đầu mang thai có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày chứ không riêng gì buổi sáng. Đồng thời, một số mẹ bầu cảm thấy buồn nôn khá nhiều trong cả ngày. Nếu mang thai đôi được 5 tuần, mẹ có thể bị ốm nghén nặng hơn. Mặc khác, nếu mẹ bầu ốm nghén quá nhiều, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc đang ốm nghén mà tự nhiên hết thì nên đến gặp bác sĩ để thăm khám.
- Nếu không ốm nghén: Nếu mẹ có thai 5 tuần mà không nghén thì có sao không? Dù biết ốm nghén là triệu chứng xuất hiện do sự làm tổ của phôi thai tại tử cung dẫn đến làm thay đổi nội tiết tố nhưng mẹ không ốm nghén không có nghĩa là xấu. Đây có thể là biểu hiện cho thấy cơ thể mẹ thích nghi tốt với sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
7. Lời khuyên của bác sĩ khi thai 5 tuần tuổi
Vào tuần thứ 5, để giúp mẹ khoẻ hơn hãy áp dụng những lời khuyên dưới đây của bác sĩ nhé:
- Cách giảm ốm nghén: Để giảm tình trạng khó chịu do ốm nghén, mẹ hãy ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mẹ cũng có thể thử dùng vitamin B6, viên nang gừng, viên ngậm hoặc kẹo ngậm giảm buồn nôn. Song cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ nhé.
- Hạn chế quan hệ tình dục: Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể của mẹ bầu có thể mệt mỏi nên cần hạn chế “chuyện chăn gối”. Ngoài ra, nếu mẹ có các dấu hiệu bất thường hoặc bị doạ sảy thai thì phải tuyệt đối không được quan hệ vợ chồng nhé.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Vận động sẽ giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe vì thời gian tới thai sẽ to và nặng nề hơn khiến mẹ sẽ mệt mỏi hơn. Do đó, mẹ nên tham gia các khóa tập yoga để hít thở đúng cách, tăng cường sự dẻo dai nhằm sinh đẻ dễ dàng và thuận lợi hơn.
- Bổ sung vitamin bằng nhiều cách: Nếu các viên uống vitamin bổ sung trong thai kỳ làm mẹ phát ngán thì nên lựa chọn các hình thức bổ sung khác như ăn các loại trái cây, salad, rau củ… Những món ăn này có thể giúp mẹ cung cấp đủ vitamin mà không cảm thấy ngán ngẩm khi ăn uống.
8. Bí quyết cho mẹ bầu khi thai nhi 5 tuần tuổi
1. Thực phẩm không tốt cho thai nhi 5 tuần tuổi
Trong giai đoạn này, mẹ bầu cần thận trọng trong ăn uống. Tránh để cơ thể bị ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn hay ký sinh trùng. Việc nhiễm khuẩn listeria và toxoplasmosis có thể gây ra tình trạng dị tật bẩm sinh hay có thể gây sảy thai. Các thực phẩm mẹ bầu cần tránh bao gồm:
- Không ăn thịt, cá và các hải sản sống.
- Không ăn các loại phô mai tươi, xúc xích chưa được làm chín, tiệt trùng.
- Không ăn các loại cá biển như cá thu, cá ngừ hay cá kiếm do chứa hàm lượng thủy ngân cao.
- Không ăn các loại thịt chế biến sẵn, thịt đóng hộp, pate do chứa nhiều muối, không tốt cho mẹ bầu và bé.
- Không ăn rau sống, uống nước dừa, ăn khổ qua (mướp đắng), rau răm… vì không đảm bảo an toàn cho thai nhi.
- Không ăn trứng sống, trứng ốp la chưa chín kỹ, trứng bách thảo chưa chín kỹ hoặc các loại thức uống có pha trứng sống.
>> Xem thêm: Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?
2. Không uống cà phê
Mặc dù, tác hại của việc mẹ bầu dùng quá nhiều caffeine đối với thai nhi chưa được chính minh rõ ràng. Tuy nhiên, bạn cũng nên chủ động cắt giảm thói quen uống cà phê của mình để bảo vệ sức khoẻ của thai nhi. Nếu muốn uống, bạn chỉ nên dùng dưới 200 miligam caffeine mỗi ngày hoặc ít hơn và cũng nên áp dụng tương tự khi uống trà.
>> Bạn có thể xem thêm: Có thai 5 tuần uống thuốc kháng sinh sẽ để lại hậu quả gì?
3. Tránh khói thuốc lá
Khói thuốc lá có hại cho thai nhi, vì thế bạn không nên ngồi hay ở gần những người hút thuốc để không hít phải khói thuốc.
4. Cẩn thận khi vệ sinh phân chó mèo
Lý do là phân của chúng có khả năng lây nhiễm một bệnh nhiễm trùng gọi là toxoplasma, có thể gây hại cho thai nhi.
5. Thai giáo cho thai nhi tháng thứ 2
Thai giáo cho thai nhi rất quan trọng vì giúp bé yêu phát triển toàn diện về trí não ngay từ trong bụng mẹ. Vì thế mẹ đừng bỏ bài viết: “Tuyển tập” các phương pháp thai giáo 3 tháng đầu thai kỳ.
[inline_article id=288714]
Thai 5 tuần có khỏe thì mẹ mới vui. Đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm. Mẹ hãy ăn uống và nghỉ ngơi cũng như sinh hoạt đúng cách để chăm sóc con tốt nhất nhé.