Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Bị huyết áp thấp nên ăn gì tốt cho trẻ? Đừng để hối hận vì không cập nhật ngay!

Bị huyết áp thấp nên ăn gì và không nên ăn gì để tốt cho sức khỏe của trẻ? Mời bạn cập nhật ngay để lên thực đơn hàng ngày cho bé yêu nhé!

Bị huyết áp thấp nên ăn gì là điều quan trọng đối với sức khỏe của con. Song khi nào thì con bị huyết áp thấp?

Huyết áp thấp hoặc hạ huyết áp xảy ra khi huyết áp xuống dưới mức bình thường. Huyết áp được biểu đạt bằng hai chỉ số. Chỉ số thứ nhất thường cao hơn, còn gọi là huyết áp tâm thu, hoặc áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và chứa đầy máu. Chỉ số thứ hai là huyết áp tâm trương, còn gọi là áp suất trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần co bóp.

bị huyết áp thấp nên ăn gì

Ở người bình thường, chỉ số giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là 120/80 mmHg.

Người có huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp đột ngột giảm xuống dưới mức 90/60 mmHg. Huyết áp thấp làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch.

Các loại huyết áp thấp (hạ huyết áp) ở trẻ em

Ngưỡng huyết áp ở người lớn thường ở mức tĩnh. Tuy nhiên, tỷ lệ này khác nhau ở trẻ dựa trên tuổi, chiều cao và giới tính. Hạ huyết áp có thể được phân thành ba loại:

  • Hạ huyết áp tư thế đứng (hạ huyết áp tư thế): Tình trạng huyết áp giảm khi trẻ đứng trong một thời gian dài. Con có các triệu chứng như đau đầu, suy nhược và khó nhìn.
  • Hạ huyết áp qua trung gian thần kinh: Còn gọi là ngất, tình trạng này xảy ra khi não và tim có phản xạ bất thường do trục trặc trong hệ thống thần kinh tự chủ. Trẻ ở nơi nóng, đứng lâu, sau khi tập thể dục hoặc sau khi ăn có thể gặp tình trạng này.
  • Hạ huyết áp nghiêm trọng: Là tình trạng huyết áp giảm đáng kể do nhiễm trùng nặng, mất nhiều máu, dị ứng nghiêm trọng hoặc chấn thương.

Nguyên nhân gây huyết áp thấp ở trẻ em

  • Mất nước: Huyết áp thấp có thể là một trong những triệu chứng của tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng ở trẻ.
  • Dị ứng: Dị ứng xảy ra lúc hệ thống miễn dịch bị chất gây dị ứng tấn công. Khi dị ứng nghiêm trọng xảy ra thì cơ thể sẽ phản ứng mạnh hay còn gọi là sốc phản vệ. Tình trạng này có thể dẫn đến huyết áp thấp.
  • Nhiễm trùng: Tụt huyết áp có thể xảy ra trong trường hợp nhiễm trùng nặng.
  • Thiếu máu do thiếu sắt: Huyết áp thấp có thể là một trong một số triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em.

trẻ em đang chơi đá bóng

  • Vấn đề về tim: Giảm huyết áp có thể là một triệu chứng của suy tim hoặc các vấn đề liên quan đến tim khác ở trẻ em. Triệu chứng có thể bao gồm khó thở, đổ mồ hôi nhiều và kém phát triển.
  • Chấn thương: Có thể dẫn đến mất máu bên ngoài hoặc bên trong, tình trạng này dễ gây tụt huyết áp. Huyết áp thấp thường là một trong nhiều triệu chứng của chấn thương bụng nghiêm trọng, gây chảy máu trong.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng và các vấn đề về trao đổi chất: Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng như axit folic và vitamin B12 có thể gây ra hạ huyết áp.
  • Căng thẳng về thể chất: Tình trạng đứng hoặc ngồi quá lâu hoặc tắm nắng cho bé dưới nhiệt độ cao, tập thể dục cường độ cao và cảm xúc căng thẳng cũng có thể gây ra tình trạng huyết áp thấp ở trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ bị huyết áp thấp nên ăn gì?

Thói quen ăn uống tại nhà giúp kiểm soát huyết áp thấp và thậm chí có thể giúp khôi phục huyết áp bình thường. Trẻ nhỏ bị huyết áp thấp nên ăn gì? Hãy ăn thực phẩm có chứa natri. Đồ ăn nhẹ có vị mặn, thịt đông lạnh, phô mai, thịt gà, súp và bánh mì có chứa natri, từ đó giúp duy trì huyết áp. Bạn có thể nói chuyện với bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa để biết về lượng natri cần thiết ở độ tuổi của con.

Một chế độ ăn uống cân bằng có rau, trái cây và các loại hạt trong chế độ ăn uống hàng ngày cũng rất có ích để duy trì huyết áp. Thực phẩm giàu axit folic và vitamin B12 nên có mặt trong các bữa ăn thường ngày. Đây cũng là một giải đáp cho câu hỏi trẻ nhỏ bị huyết áp thấp nên ăn gì.

Uống nước đầy đủ cũng là một cách có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, một trong những nguyên nhân gây ra huyết áp thấp ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, cha mẹ nên theo dõi, yêu cầu trẻ giảm tốc độ của các hoạt động thể chất nặng, gây mất nhiều mồ hôi. Trẻ phải tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, đặc biệt là ở ngoài trời khi nhiệt độ cao.

Ngoài ra, trẻ nhỏ bị huyết áp thấp nên ăn:

  • Nho khô: Được coi như một phương thuốc tự nhiên để điều trị huyết áp thấp, nho khô giúp duy trì huyết áp mức độ bình thường bằng cách hỗ trợ các chức năng của tuyến thượng thận. Tốt nhất, bạn nên cho trẻ ăn nho khô vào buổi sáng khi đói. Thực phẩm này giúp bạn trả lời hiệu quả câu hỏi trẻ nhỏ bị huyết áp thấp nên ăn gì.
  • Rễ cam thảo: Giúp bình thường hóa chỉ số huyết áp thấp gây ra bởi hàm lượng cortisol trong máu thấp.
  • Muối chứa sodium: Có tác dụng tăng huyết áp. Vì vậy, cha mẹ có thể thêm một ít muối vào một ly nước và cho trẻ uống. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng liệu pháp này quá nhiều.
  • Nước chanh: Nếu trẻ nhỏ bị huyết áp thấp do mất nước, việc uống cốc nước chanh có thể giúp cải thiện huyết áp. Chất chống oxy hóa có trong chanh giúp điều tiết lưu thông máu và duy trì huyết áp ở mức độ ổn định.
  • Góp mặt trả lời cho câu hỏi trẻ nhỏ bị huyết áp thấp nên ăn gì còn có hạnh nhân. Bạn ngâm từ 4 đến 5 quả hạnh nhân trong nước và để qua đêm. Sau đó, bạn bóc lớp vỏ bên ngoài rồi xay nhuyễn và trộn vào một cốc sữa nóng, uống vào buổi sáng cũng giúp cải thiện huyết áp thấp.
  • Thực phẩm chứa caffeine: Caffeine được tìm thấy trong những đồ uống như cà phê, cocacola, chocolate nóng, chè đặc. Chất caffeine trong các loại thực phẩm này có tác dụng làm tăng huyết áp.
  • Trẻ nhỏ bị huyết áp thấp do thiếu máu nên ăn gan lợn, sữa, tôm cá, trứng gà, thịt nạc, các loại đậu, khoai lang, rau dền, rau đay, quả lựu…

[inline_article id=80962]

Trẻ nhỏ bị huyết áp thấp không nên ăn gì?

Táo mèo, hạt dẻ nướng, sữa ong chúa, cà rốt, cà chua, mướp đắng và các thực phẩm có tính lạnh như rau bó xôi, cần tây, dưa, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh, hạt hướng dương, tảo bẹ, hành tây đều có tính chất làm hạ huyết áp.

Uyên Hồ