Bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi là chuyện thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá chủ quan và xem nhẹ. Cùng Marrybaby tìm hiểu thêm để mẹ biết cách chăm sóc và điều trị cho con phù hợp.
1. Nguyên nhân khiến bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi
Trẻ sơ sinh bị ho và sổ mũi có thể là do những nguyên nhân dưới đây:
1.1 Bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi do tác động của môi trường
Môi trường ẩm thấp, bịt kín, thiếu ánh sáng mặt trời làm cho không gian sống của bé không được đảm bảo. Các dụng cụ, đồ dùng cá nhân của trẻ không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn nấm mốc; và bệnh tật phát triển tấn công đến hệ hô hấp. Đây là nguyên nhân đầu tiên khiến bé 4 tháng bị ho sổ mũi.
[inline_article id=267699]
1.2 Nguyên nhân do lây bệnh từ người lớn xung quanh trẻ
Hệ miễn dịch của trẻ 4 tháng tuổi còn yếu nên con sẽ dễ bị nhiễm bệnh từ người lớn xung quanh. Một số bệnh của mọi người xung quanh kéo theo khiến bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi bao gồm:
- Cảm lạnh: Trẻ bị cảm lạnh sẽ dễ ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, có thể bị sốt nhẹ hoặc không.
- Cảm cúm: Hệ miễn dịch và các cơ quan chưa hoàn thiện; đồng thời, trẻ vẫn chưa chích ngừa đầy đủ (bé phải từ 6 tháng trở lên mới được chích); do đó, trẻ 4 tháng tuổi dễ bị lây cúm từ thành viên trong gia đình đã mắc bệnh. Triệu chứng cảm cúm có thể khiến trẻ bị khó thở, mệt mỏi, rét run, bỏ bú, hay quấy khóc và dễ nôn trớ khi ăn.
Bên cạnh đó, khói thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ho và sổ mũi kéo dài. Không những thế, khói thuốc lá còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của con, gây viêm phế quản; hoặc thậm chí là viêm phổi, khiến trẻ ho có đờm.
1.3 Do ảnh hưởng từ các bệnh khác
Ngoài cảm lạnh và cảm cúm, một số bệnh dưới đây co thể khiến bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi:
- Viêm mũi họng cấp: Nguyên nhân hay gặp là do phế cầu, liên cầu, virus…
- Hen suyễn: Trẻ bị hen suyễn khiến dịch từ mũi chảy ngược vào cổ họng sinh ra hiện tượng ho kéo dài ở trẻ.
- Viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi: Trẻ ho, sổ mũi kèm theo các biểu hiện sốt cao, thở nhanh, tím tái, rối loạn nhịp thở, li bì, bỏ bú…
- Dị tật bẩm sinh: Hẹp lỗ mũi, phì đại lưỡi bẩm sinh, thiểu sản xương hàm dưới, mềm sụn thanh quản… dễ làm đường thở tăng tiết, ùn đọng nhiều dịch. Từ đó, trẻ dễ bị nghẹt mũi, sổ mũi, thậm chí suy hô hấp ngay từ thời kì sơ sinh.
>> Mẹ xem thêm Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có bình thường không?
2. Cách điều trị bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi
Mẹ có thể thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây để biết cách điều trị và chăm sóc bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi:
2.1 Vệ sinh mũi họng sạch sẽ
Khi trẻ bị ho, sổ mũi, mẹ hãy nhỏ mũi thường xuyên cho con bằng nước muối sinh lý. Để làm loãng dịch nhầy và làm đường thở của con được thông thoáng trở lại.
2.2 Tắm nước gừng
Gừng có tính ấm nên có thể giúp làm ấm cơ thể của con từ bên ngoài. Mẹ tuyệt đối không nên cho bé 4 tháng uống nước gừng; mà chỉ có thể pha nước tắm cho con thôi nhé.
Cách pha nước gừng để tắm cho bé:
- Mẹ cắt gừng thành những lát mỏng rồi cho vào nồi nấu đến khi sôi.
- Mẹ nên chọn những nơi kín gió, tránh cửa sổ, cửa ra vào khi tắm cho con.
- Khi bé tắm xong thì cần nhanh chóng lau khô và mặc quần áo để trẻ tránh bị nhiễm lạnh.
>> Mẹ xem thêm Trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì? Các loại lá an toàn
2.3 Tăng cường cho bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi bú mẹ
Sữa mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng như một nguồn sống đối với con, mà sữa còn làm dịu họng khi con bị ho. Vì thế mẹ nên tăng cường cho con bú mẹ nhiều hơn những ngày thường khi con đang bị hoa nhé.
>> Mẹ xem thêm: Những thực phẩm mẹ nên ăn để gọi sữa về tự nhiên
[inline_article id=189657]
2.4 Mẹ uống nước đường phèn để tăng chất lượng sữa
Vì trẻ còn bé nên không thể uống trực tiếp đường phèn. Với những phương pháp tự nhiên này, mẹ hãy uống rồi cho con bú. Vì sữa mẹ sẽ được tổng hợp từ những dưỡng chất mẹ tiêu thụ hàng ngày.
Công thức chữa ho cho trẻ từ đường phèn thường được các mẹ tin dùng là đường phèn chưng bông đu đủ đực, hoa hồng trắng, quất xanh, lá hẹ, lá húng chanh…
Mẹ có thể nấu nước đường phèn kết hợp với các loại thảo mộc kể trên rồi đem uống 1 thìa nhỏ cà phê chia thành 2 lần sáng và chiều, rồi cho bé bú. Sau 2 ngày mẹ sẽ thấy sự tiến triển rõ rệt.
>> Mẹ xem thêm Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ không? Mẹ nên lưu ý điều gì?
2.5 Cách trị bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi bằng quả tắc (quất)
Tương tự như trên, mẹ hãy uống thêm nước tắc hấp cách thủy rồi cho bé bú.
- Bước 1: Chuẩn bị 2-3 quả tắc đem rửa sạch, cắt đôi ngang quả (đừng bóp nước), để nguyên hạt.
- Bước 2: Bỏ vào chén trộn chung với mật ong hoặc đường phèn, đem đi hấp cách thủy khoảng 30 phút.
- Bước 3: Chắt lấy nước rồi uống 3-4 lần trong ngày.
- Bước 4: Thực hiện liên tục trong 2 ngày thì triệu chứng ho và sổ mũi của bé sẽ thuyên giảm.
Mẹ không nên dùng nhiều tắc nếu bé bú mẹ bị tiêu chảy, nôn ói bởi sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày của bé.
2.6 Cách trị trẻ ho có đờm sổ mũi bằng húng chanh
Tương tự, mẹ cũng có thể uống nước húng chanh và sau đó cho con bú sữa mẹ.
- Bước 1: Mẹ chuẩn bị 15 lá húng chanh, đem rửa sạch rồi bỏ vào cối giã nát.
- Bước 2: Đem trộn với khoảng 10ml nước sôi.
- Bước 3: Ngâm cho đến khi nguội thì lọc lấy nước, chia làm 2 lần rồi uống hết trong ngày.
Mẹ thực hiện khoảng 2 ngày thì tình trạng ho và đờm của con sẽ thuyên giảm.
[inline_article id=268381]
3. Những điều mẹ cần lưu ý khi bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi
[key-takeaways title=”Điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc bé 4 tháng bị ho và sổ mũi:”]
- Cho con ăn uống và nghỉ ngơi nhiều hơn để con nhanh chóng khỏi bệnh.
- Mẹ tăng cường bổ sung Vitamin A, C và chất xơ để con lấy lại sức đề kháng.
- Mẹ không nên tự ý cho con uống thuốc tây trước khi được sự cho phép của bác sĩ.
- Vệ sinh các vật dụng đồ chơi, nơi con ngủ; và giữ cho trong nhà được sạch sẽ thoáng mát.
- Mẹ theo dõi những dấu hiệu bất thường kèm theo khi bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi. Nếu có, mẹ hãy đưa con đi khám ngay.
[/key-takeaways]
Trên đây là tất cả những gì cha mẹ cần biết về nguyên nhân, cách chăm sóc cho bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi. Cuối cùng, cha mẹ hãy tiếp tục theo dõi và chăm sóc con, để con nhanh chóng khỏi bệnh nhé.