Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Trẻ tiêm phòng bị sốt bao lâu? Làm sao để trẻ tiêm phòng không bị sốt?

Trẻ tiêm phòng bị sốt bao lâu? Có cách nào giúp trẻ mau hạ sốt sau tiêm phòng để con đỡ mệt mỏi, ít quấy khóc và tránh bỏ ăn?

Trẻ tiêm phòng bị sốt bao lâu?
Trẻ tiêm phòng bị sốt bao lâu? Cách nhanh hạ sốt cho con

Sau tiêm chủng, cơ thể của trẻ có thể xuất hiện một số phản ứng thể hiện sự đáp ứng với vắc-xin, trong đó có trẻ bị sốt sau tiêm chủng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sốt là bình thường và sẽ tự hết mà không cần điều trị và không để lại biến chứng.

Nếu muốn biết trẻ tiêm phòng bị sốt bao lâu và làm sao để xử trí khi trẻ bị sốt, mời mẹ cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé.

Tại sao trẻ sốt sau tiêm chủng?

Những loại vắc xin được sản xuất bằng cách sử dụng các bộ phận của bệnh (được gọi là kháng nguyên) để làm giảm hoặc làm mất khả năng tự gây ra bệnh của chúng. Khi bé tiêm chủng để phòng bệnh, vắc-xin sẽ tác động hệ miễn dịch của cơ thể trẻ, tạo ra các protein trong máu được gọi là kháng thể để chống lại các bệnh đó.

Vì là một loại chất lạ, nên khi vắc-xin được đưa vào cơ thể trẻ sẽ kích thích hệ miễn dịch nhận dạng và thực hiện các đáp ứng miễn dịch cần thiết. Từ đó khiến cho cơ thể bé sinh ra các phản ứng khác nhau sau khi tiêm, trong đó thường gặp nhất là trẻ bị sốt sau tiêm phòng.

Trẻ tiêm phòng bị sốt bao lâu? Không lâu, nhưng mẹ khoan tìm hiểu cụ thể trước khi đọc tiếp đoạn này nhé. Có nhiều thông tin quan trọng cho mẹ đấy.

Tùy theo loại vắc-xin được sản xuất, kháng thể sau mũi đầu tiên có thể tạo ra đủ hay không đủ mức kháng thể để chống lại bệnh. Do đó, trẻ sẽ được tiêm những mũi tiếp theo để đảm bảo cơ thể trẻ có thể tạo ra lượng kháng thể ở mức đủ để chống lại bệnh. Do đó, khi trẻ được tiêm phòng, phụ huynh cần lưu ý khi nào trẻ cần tiêm mũi tiếp theo của cùng loại vắc-xin đó.

Sau mỗi lần tiêm, mẹ phải chấp nhận sự thật đau lòng là con yêu có thể bị sốt. Vậy trẻ tiêm phòng bị sốt bao lâu?

Trẻ tiêm phòng bị sốt bao lâu?

Trẻ tiêm phòng bị sốt bao lâu?

Trẻ bị sốt sau tiêm phòng là một phản ứng bình thường thể hiện trẻ có sự đáp ứng miễn dịch với vắc-xin. Tình trạng trẻ bị sốt sau tiêm phòng trong hầu hết các trường hợp là một tình trạng không nghiêm trọng, thường chỉ là sốt nhẹ dưới 38,5ºC kèm quấy khóc (đôi khi có thể sốt cao nhưng hiếm gặp hơn).

Trẻ tiêm phòng bị sốt bao lâu? Tình trạng sốt bắt đầu sau khi tiêm 1 đến vài giờ và sốt sẽ tự hết dần sau từ 1-2 ngày. Vì thế mẹ đừng quá lo lắng nhé. 

Cách chăm sóc cho bé sau khi tiêm phòng

Một số mẹ thường thắc mắc làm sao để trẻ tiêm phòng không bị sốt bởi sợ con mệt mỏi, bỏ ăn, quấy khóc và sụt cân.

Tuy nhiên, phần lớn trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng đều gặp phải tình trạng sốt. Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể khi tiếp nhận vắc-xin. Chính vì vậy, không có cách nào để trẻ không bị sốt. Tin vui cho mẹ là bạn hoàn toàn có thể giúp con hạ sốt nhanh sau khi đã biết trẻ tiêm phòng bị sốt bao lâu. 

Nếu trẻ sốt nhẹ dưới 38,5ºC và hạ sốt sau 1 đến 2 ngày thì không có gì đáng lo ngại. Điều mẹ cần biết là lưu ý một số cách chăm sóc cho trẻ sau khi tiêm phòng dưới đây. 

1. Trẻ sốt sau tiêm vắc-xin

hạ sốt cho bé sau tiêm phòng

Sốt là phản ứng thường gặp ở cơ thể trẻ sau khi tiêm chủng. Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của trẻ 2-3 giờ/lần. Nếu thấy trẻ sốt trên 38,5ºC, mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt, còn ở dưới mức này mẹ chỉ cần theo dõi và chườm ấm cho trẻ.

Lưu ý:

Trẻ tiêm phòng bị sốt bao lâu? Khoảng 1-2 ngày, song mẹ hoàn toàn có thể giúp con hạ sốt sớm hơn khi nắm các lưu ý dưới đây:

– Khi trẻ bị sốt, nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dễ thoát nhiệt.

– Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn hoặc uống nhiều nước.

– Cho bé ăn đồ ăn lỏng hơn thường ngày và dễ tiêu.

– Chườm ấm để hạ sốt cho trẻ.

– Không dùng nước lạnh, tắm nước đá hay lau mát cho trẻ bằng rượu…

– Uống thuốc hạ sốt với liều lượng là 10mg đến tối đa là 15mg/kg cho mỗi lần uống. Sau 30 phút dùng thuốc thì mẹ kiểm tra lại nhiệt độ của trẻ. Nếu trẻ còn sốt thì cho uống thuốc hạ sốt sau 4-6 giờ và không quá 60mg/kg/24 giờ. Ví dụ như bé 10kg liều dùng từ 100-150mg.

[inline_article id=253247]

2. Xử trí khi bé bị sưng đỏ sau tiêm phòng vắc xin

Bên cạnh lưu ý trẻ tiêm phòng bị sốt bao lâu, mẹ cần xem chỗ vết tiêm của con có bị sưng đỏ không.

Một số trẻ em do cơ địa quá nhạy cảm nên vùng da tiêm phòng sẽ bị sưng đỏ và nổi cục cứng. Tình trạng này ở trẻ có thể kéo dài từ 6-8 tiếng. Mẹ có thể lấy một miếng gạc lạnh để chườm mát cho trẻ để con thấy dễ chịu. Mẹ chỉ nên chườm trong khoảng 15 – 20 phút. Sau 24 giờ tiếp theo, có thể chườm nóng để vết sưng tấy mau biến mất, tạo điều kiện cho da trao đổi với môi trường bên ngoài để nhanh chóng phục hồi.

Một số người đưa ra mẹo xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm để giảm sưng tấy cho trẻ. Tuy nhiên, các mẹ cần thận trọng vì làn da của trẻ rất nhạy cảm, làm như vậy có thể gây tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm. Với trường hợp vết tiêm bị sưng to, xuất hiện hạch kéo dài nhiều tuần thì nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám.

3. Cách xử trí khi trẻ quấy khóc liên tục sau khi tiêm phòng

Cách xử trí khi trẻ quấy khóc liên tục sau khi tiêm phòng

Sau khi tiêm phòng, các mẹ nên ở lại cơ sở y tế từ 15-30 phút theo dõi xem trẻ có gặp phản ứng sau tiêm không. Mẹ có thể hỏi thăm bác sĩ trẻ tiêm phòng bị sốt bao lâu cho yên tâm hoặc hỏi thêm những cách chăm sóc bé khác. 

Khi đưa trẻ về nhà, mẹ cần theo dõi bé trong vòng 12 giờ sau tiêm, nếu trẻ chỉ có biểu hiện quấy khóc thì đây là dấu hiệu bình thường.

Còn nếu trẻ vẫn khóc liên tục hơn 3 tiếng đồng hồ, trong vòng 2 ngày sau khi tiêm chủng kèm theo bỏ bú, biếng ăn, mệt mỏi, không ngủ, da khô thì nên đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

Phản ứng phát ban, nổi mề đay có thể xảy ra sau khi trẻ được tiêm mũi sởi, quai bị hay thủy đậu. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên lo lắng vì chúng sẽ biến mất sau 1 – 2 ngày.

4. Khi nào nên đưa bé đến bệnh viện?

– Mẹ đã biết trẻ tiêm phòng bị sốt bao lâu. Tuy nhiên, trẻ sốt cao trên 38,5ºC và không có dấu hiệu thuyên giảm sau 1-2 ngày thì cần đưa con đến bệnh viện.  

– Sốt kèm co giật.

– Trẻ biếng ăn, bỏ bú, nôn tất cả mọi thứ kể cả nước.

– Người tím tái, mất ý thức, li bì.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt – Mẹ phải làm sao?

Giờ thì mẹ đã yên tâm khi biết trẻ tiêm phòng bị sốt bao lâu rồi phải không. Cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng tốt sẽ giúp con hạn chế tình trạng quấy khóc, bỏ ăn khiến bé sụt cân đấy mẹ.

Lục Hoàng Linh

By Vũ Thị Tuyết Hoa

Vũ Thị Tuyết Hoa học ngành ngôn ngữ Anh và tốt nghiệp tại trường Đại học Ngân hàng, song cô lại thấy mình có nhiều niềm vui khi dấn thân với nghề viết lách. Đó chính là lý do vì sao cô chọn làm việc ở Hellobacsi hơn 2 năm với vai trò là content writer và editor cho website HelloBacsi cũng như MarryBaby. Cô dần hoàn thiện bản thân mình hơn từng ngày qua việc sáng tạo cũng như chỉnh sửa nội dung cho trang web.

+ Từ tháng 10/2019 – tháng 11/2020: Phụ trách viết nội dung cho website HelloBacsi

+ Từ tháng 11/2020 – tháng 09/2021: Phụ trách biên tập các bài cộng tác viên và writer viết cho website MarryBaby

+ Từ tháng 09/2021 – HIện tại: Phụ trách tối ưu bài viết cho website MarryBaby