Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Nguyên nhân bé ăn cháo hay bị nôn và cách xử lý

Bé ăn cháo hay bị nôn không phải là tình trạng hiếm gặp. Hiểu nguyên nhân vì sao bé hay bị nôn, từ đó giúp mẹ có cách xử trí phù hợp, kịp thời.

bé ăn cháo hay bị nôn
Bé ăn cháo hay bị nôn có thể là biểu hiện của chứng chán ăn nhưng cũng có khi là dấu hiệu của bệnh lý.

Nôn trớ là một trong những vấn đề rất thường gặp ở các bé. Tuy nhiên bé thường xuyên bị nôn sau ăn cháo có phải là dấu hiệu đáng lo ngại hay không? Nếu chưa trang bị đầy đủ kiến thức, mẹ có thể lúng túng không biết xử trí thế nào. Bài viết này sẽ giúp mẹ hiểu rõ việc bé ăn cháo hay bị nôn có nguy hiểm hay không và cách xử trí an toàn, đúng cách. 

Nôn ở trẻ là gì?

Nôn là một triệu chứng, không phải bệnh. Đây là tình trạng thức ăn trong dạ dày bị trào ngược ra ngoài qua đường miệng dưới sự co bóp của cơ trơn dạ dày ruột và sự co thắt của cơ trơn thành bụng. Tình trạng rất thường gặp trong vài tuần đầu sau khi bé chuyển sang ăn thức ăn đặc.

Nguyên nhân khiến bé ăn cháo hay bị nôn

Mẹ không nên chủ quan khi bé ăn cháo hay bị nôn. Vì đó có thể do một trong những nguyên nhân sau đây, có liên quan đến tình trạng sức khỏe bệnh lý của bé. 

1. Nhiễm trùng dạ dày

Bệnh lý dạ dày là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ hay nôn trớ. Và phổ biến nhất là tình trạng viêm dạ dày ruột do virus. Bệnh gây ra những cơn co thắt nghiêm trọng dẫn đến đau dữ dội trong khoang bụng. Từ đó khiến thức ăn trong dạ dày bị trào ngược và nôn ra ngoài. 

Triệu chứng: Nôn mửa có thể kèm theo tiêu chảy, đau quặn bụng, buồn nôn và sốt.

2. Nhiễm trùng đường ruột

Nôn có thể là triệu chứng cho thấy sự hiện diện của nhiều mầm bệnh như virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột

Triệu chứng: Các dấu hiệu tương tự nhiễm trùng dạ dày. Nếu thấy bé ăn cháo hay bị nôn kèm dấu hiệu tiêu chảy, đau quặn bụng và sốt rất có thể bé đang bị nhiễm trùng đường ruột.

3. Nuốt phải chất độc hại

Trẻ nhỏ có thói quen đưa đồ ăn vào miệng. Trẻ bị nôn có thể do nuốt phải chất độc hại. Các chất này gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến các cơ co lại và tống các chất bên trong ra ngoài. 

Triệu chứng: Trẻ có thể bị nôn kèm buồn nôn, đau bụng nhưng không kèm theo các triệu chứng khác như sốt hay tiêu chảy. 

Nguyên nhân khiến bé ăn cháo hay bị nôn

4. Ăn quá nhiều 

Ăn quá nhiều là một trong những nguyên nhân khiến Bé ăn cháo hay bị nôn. Việc tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến dạ dày nhỏ bé của trẻ bị đầy lên và sau đó thức ăn bị nôn ra ngoài. 

Triệu chứng: Nôn có thể kèm đau bụng, chướng hơi, ợ hơi. 

5. Khó tiêu

Sự tích tụ thức ăn chưa được tiêu hóa trong dạ dày có thể khiến bé bị nôn. Nguyên nhân là do bé ăn cháo quá nhanh, quá nhiều.

Triệu chứng: Nôn mửa có thể đi kèm với cơn đau dạ dày. 

6. Nhiễm trùng tai

Tai giữa hoặc tai trong bị nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus cũng có thể gây ra chứng nôn ở trẻ. 

Triệu chứng: Nôn, buồn nôn nghiêm trọng kèm chóng mặt, mất thăng bằng.

7. Nguyên nhân tâm lý hoặc do ăn uống thiếu khoa học 

Khi chuyển sang chế độ ăn thức ăn đặc như cháo, một số bé có thể chưa quen. Thêm nữa, sự thúc ép của mẹ có thể là nguyên nhân tâm lý gây nên tình trạng bé ăn cháo hay bị nôn. Biểu hiện giúp mẹ nhận biết là trẻ hay né tránh việc ăn cháo, hay bị nhợn ói.

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây nên tình trạng nôn tâm lý ở trẻ:

  • Trẻ chưa quen với thức ăn đặc như cháo.
  • Trẻ quá chán vì phải ăn cháo thường xuyên.
  • Bé bị mẹ ép ăn nhiều.
  • Cho trẻ bú quá no sau ăn.
  • Cho bé nằm ngay sau khi ăn.

[inline_article id=187917]

Cách xử trí khi trẻ bị nôn

Khi trẻ bị nôn, điều đầu tiên là mẹ cần giữ bình tĩnh, không quát mắng tránh làm trẻ sợ hãi. 

– Bước 1: Dùng khăn sạch lau miệng. Có thể choàng thêm một chiếc khăn qua cổ để phòng bé bị nôn tiếp. Lúc này không nên bế xốc trẻ để tránh các chất nôn bị hít vào phổi. 

– Bước 2: Vuốt lưng và ngực trẻ. Mẹ nhẹ nhàng vuốt ngực và lưng trẻ theo chiều từ trên xuống dưới. 

– Bước 3: Trẻ bị nôn ít thì giữ nguyên tư thế nằm yên với phần đầu được kê cao sao cho phần thân trên cao hơn phần thân dưới. Nếu bé bị nôn nhiều cần đặt bé nằm nghiêng sang một bên. Tư thế nằm này tránh tình trạng chất nôn bị hít vào phổi. 

Thông thường, cơ thể sẽ bị mất một lượng nước sau khi nôn. Do đó, mẹ nên bổ sung chất lỏng cho con, tốt nhất là nước lọc. Cho bé uống từng ngụm, từng ngụm nhỏ. 

Nếu trẻ bị nôn liên tục và kèm theo nhiều triệu chứng khác cần nhanh chóng đưa con đến bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp, điều trị kịp thời.

Cách giúp trẻ cải thiện và ngăn tình trạng ăn cháo hay bị nôn

Một số mẹo nhỏ sau có thể cải thiện tình trạng bé ăn cháo hay bị nôn do vấn đề tâm lý hoặc ăn uống sai cách.

1. Không ép bé ăn nhiều

Ép ăn nhiều có thể khiến bé hình thành tâm lý sợ hãi mỗi khi ăn. Hãy tạo cho bé bầu không khí thoải mái, vui vẻ trước mỗi bữa ăn. 

2. Không nên cho bé ăn quá nhanh

Nên để trẻ ăn từng chút một, tránh ăn quá nhanh. Thêm nữa mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ để hạn chế việc dạ dày phải dung nạp quá nhiều thức ăn một lần.

3. Giúp bé ợ hơi

Trong quá trình ăn, bé có thể nuốt hơi vào dạ dày, nguyên nhân khiến bé nôn sau khi ăn. Do đó, sau khi trẻ ăn xong, mẹ nên giúp trẻ ợ hơi bằng cách bế bé đứng lên và vỗ nhẹ vào lưng vài cái. 

4. Không nên cho bé nằm ngay sau khi ăn

Nên để trẻ chơi đùa nhẹ nhàng sau khi ăn thay vì đặt trẻ nằm xuống ngay lập tức có thể khiến bé dễ bị nôn. 

5. Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm

Khi bé chuyển sang chế độ ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng các nguồn thực phẩm nhưng đảm bảo tuân thủ nguyên tắc từ ít đến nhiều và từ lỏng đến đặc. 

6. Dùng thuốc chống nôn

Một số loại thuốc chống nôn có thể giảm đáng kể tình trạng bé ăn cháo hay bị nôn. Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ sử dụng. 

Trẻ ăn cháo hay bị nôn, khi nào nên đưa con đi khám bác sĩ?

Trẻ ăn cháo hay bị nôn, khi nào nên đưa con đi khám bác sĩ?

Bé ăn cháo hay bị nôn có thể là biểu hiện của chứng chán ăn, ngán cháo nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu thấy bé bị nôn kèm những dấu hiệu sau, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đi khám bác sĩ:

  • Có máu trong chất nôn.
  • Nôn mửa kèm theo sốt cao và tiêu chảy cấp.
  • Chất nôn luôn có màu xanh lá cây hoặc màu đen.
  • Bụng sưng to.
  • Trẻ mệt mỏi và mạch đập yếu đi.

Hy vọng bài viết đã giúp mẹ hiểu thêm về triệu chứng bé ăn cháo hay bị nôn và cách xử trí. Đừng quên thường xuyên truy cập MarryBaby để đón đọc những bài viết hữu ích về cách chăm sóc bé, mẹ nhé!

Hương Lê

By Hương Lê

Hương Lê - trước khi là thành viên của gia đình MarryBaby, cô từng làm biên tập viên tại Sunflower Media, Phương Nam Book, Web Trẻ Thơ. Phụ trách viết bài cho hai chuyên mục Sau khi sinh và Sự phát triển của trẻ, cô mong muốn mang đến cho các mẹ những thông tin giá trị, chuẩn xác từ nhiều nguồn đáng tin cậy, được kiểm chứng bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y khoa. Cùng với ban biên tập MarryBaby, cô luôn nỗ lực nhằm góp phần xây dựng một cộng đồng Mẹ và Bé uy tín nhất Việt Nam, vì sức khỏe toàn diện của mẹ và sự phát triển lành mạnh, tối ưu của bé.

Cô chia sẻ: “Với tôi, làm mẹ là một hành trình đáng tự hào nhưng cũng đầy thử thách. Và tôi tự hào lây với những người mẹ khi đồng hành cùng họ trên hành trình sinh nở lẫn nuôi dạy con”.