Tình trạng mắt trẻ bị sưng thường không nguy hiểm nhưng mẹ vẫn cần theo dõi để có cách xử lý phù hợp. Bài viết dưới đây MarryBaby ѕẽ chia ѕẻ kiến thức bổ ích về hiện tượng trẻ bị sưng mắt để mẹ kịp thời chữa trị cho con yêu. Trước tiên, ba mẹ cần quan sát vết sưng của bé để xác định đúng nguyên nhân
Trẻ bị sưng mắt là do đâu?
Thông thường, tình trạng trẻ bị sưng mí mắt có thể tự biến mất, nên mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp ba mẹ cần xử lý kịp thời để giúp mắt bé nhanh hồi phục tránh hậu quả về sau. Vậy các nguyên nhân khiến trẻ sưng mắt là gì, ba mẹ cần làm gì trong việc hỗ trợ con mau lành bệnh?
1. Dị ứng mắt
Trường hợp trẻ bị dị ứng sưng mắt không phải là hiếm gặp. Các tác nhân gây dị ứng thường là bụi bẩn, phấn hoa hoặc lông động ᴠật,… lọt vào trong hốc mắt con gây nên hiện tượng dị ứng. Lúc này, bên cạnh triệu chứng sưng viêm; mắt có thể bị ngứa đỏ đi kèm với chảy nước mắt.
Đâу là phản ứng rất bình thường của hệ miễn dịch trong cơ thể để chống lại những tác động từ môi trường. Đôi khi, trẻ có thể có dấu hiệu ngay lập tức khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng; do đó mẹ nên để ý xem con vừa tiếp xúc với những gì nhé.
2. Mắt trẻ bị sưng do muỗi chích, côn trùng đốt
Muỗi, kiến hay các loại bọ là tác nhân chính gây ra sưng mí mắt trên do côn trùng. Nguyên nhân này thường gặp ở các gia đình sống gần ao hồ, cống rãnh hoặc những nơi bị ô nhiễm.
Khi bị muỗi đốt, mắt bé sẽ bị sưng nhưng không đau mà chỉ ngứa và có thể kéo dài đến 10 ngày ở trẻ sơ sinh. Vết sưng thường có màu hơi hồng hoặc hơi đỏ.
Trường hợp bé bị côn trùng như ong đốt, vết đốt có thể sưng to và gây đau nhức. Lúc này mẹ cần đưa con tới bệnh viện để không nguy hiểm tới tính mạng bé.
>> Mẹ có thể quan tâm: Trẻ nháy mắt liên tục, thái quá là do đâu? Có cần đi khám?
3. Mụn lẹo và chắp khiến mắt trẻ bị sưng mắt
Lẹo mắt: Là vết sưng đỏ, mềm có thể xuất hiện ở gần mép hoặc dưới mí mắt và khiến trẻ bị sưng mí mắt. Theo các nghiên cứu, lẹo mắt là do nang lông mi mắt bị viêm. Tình trạng này có thể gây đau nhưng sẽ tự biến mất sau vài ngày.
Bệnh chắp: Tuy nhìn giống nổi lẹo nhưng bệnh không phải là một dạng nhiễm trùng. Nguyên nhân gây sưng viêm đối với trường hợp này là do tuyến bã nhờn hoạt động quá mức kết hợp với tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc.
Bệnh chắp thường tái đi tái lại nhiều lần và các vết sưng cũng lớn hơn bệnh lẹo. Tuy nhiên, mẹ không cần lo lắng vì bệnh thường không gây hại cho sức khỏe bé. Các dấu hiệu của bệnh chỉ kéo dài trong vài ngày và sẽ tự biến mất trong thời gian sau đó.
4. Sưng mắt do viêm bờ mi
Viêm bờ mi là tình trạng viêm mí mắt đặc biệt ở ngay chân lông mi của trẻ. Viêm bờ mi có thể xảy ra ở phần bờ mi phía ngoài đằng trước của mi mắt (nơi đính lông mi) hoặc mi mắt bên trong (phần niêm mạc ẩm tiếp xúc với mắt).
Khi trẻ bị viêm bờ mi, mí mắt sẽ sưng, đỏ, rát, nổi hạt li ti. Nếu bị nặng, trẻ có thể bị rụng lông mi, mí mắt sưng, nóng rát, ngứa ngáy và chảy nhiều nước mắt.
Viêm bờ mi tuy không ảnh hưởng đến thị lực nhưng gây khó chịu cho bé. Ngoài ra, nếu để lâu, bệnh này có thể dẫn đến các bệnh khác về mắt như lẹo, chắp và viêm kết mạc và rất khó khăn hơn cho việc điều trị.
5. Trẻ bị viêm kết mạc
Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh là bệnh mắt phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh xảy ra có thể do mắt bị nhiễm trùng, kích ứng, hoặc tắc tuyến lệ, bệnh gây cho mắt bị sưng, trẻ dụi mắt do ngứa, rát và hay gặp nhất là dấu hiệu đỏ mắt.
[key-takeaways title=”Mẹ lưu ý”]
Đối với trẻ sơ sinh, do hệ miễn dịch non yếu nên nhiều khi viêm kết mạc không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng, nguy cơ có thể bị viêm giác mạc gây mù. Vì vậy, khi phát hiện mắt trẻ có bất thường, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám ngay lập tức.
[/key-takeaways]
>> Mẹ có thể quan tâm: Trẻ bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý
6. Trẻ bị sưng mắt do va chạm
Một nguyên nhân có thể gây mắt trẻ bị sưng là do chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày của bé. Những chấn thương thường xảy ra khi con biết cầm, nắm đồ vật hoặc trong thời gian con tập đi. Lúc này, trẻ bắt đầu hoạt động nhiều hơn, tuy nhiên trẻ lại chưa ý thức đầy đủ được những việc mình làm, vô tình gây ra nhiều tổn thương tại mắt.
Chấn thương mắt có thể gây sưng, đau, tím, đỏ tại những tổ chức xung quanh mắt. Trong trường hợp con bị nặng khiến chảy máu hoặc rách giác mạc, mẹ hãy đưa con tới bác sĩ để kê đơn thuốc chống viêm tại chỗ và làm giảm cơn đau khi lành mắt.
Trẻ bị sưng mắt – Mẹ làm gì để con không cảm thấy khó chịu?
Hầu như tất cả các bệnh lý liên quan đến mí mắt dù nhẹ hay nặng đều cần được điều trị đúng cách và kịp thời để tránh những biến chứng xấu nhất. Với trường hợp bé bị sưng mí mắt trên và dưới cũng vậy.
- Vệ sinh mắt:
- Khi vệ sinh mắt cho bé, mẹ hãy dùng bông gòn sạch và nước ấm, lau thật nhẹ nhàng theo chiều từ đầu mắt ra đuôi mắt. Ngày vệ sinh mắt cho bé 2 – 3 lần hoặc lau khi thấy mắt bé có ghèn nhiều.
- Có thể massage vùng mắt tiết ghèn là cách giúp mắt bé ngừng rỉ ghèn. Cách làm như sau: Dùng đầu ngón tay út day nhẹ vùng phía dưới đầu mắt bé. Mỗi ngày day khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 1 – 2 phút.
Ngoài ra, để tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh, mẹ nên rửa sạch khăn mặt của bé phơi ngoài trời và không dùng khăn mặt của bé để vệ sinh các vùng cơ thể khác.
- Chườm lạnh: Mẹ có thể chườm lạnh lên mắt trẻ vài phút mỗi lần để giảm sưng và đỏ.
- Giặt mền, gối thường xuyên: Để giảm nguy cơ sưng mắt do dị ứng, mẹ cần giặt khăn trải giường, mền, gối của bé bằng nước nóng hàng tuần. Mẹ lưu ý nên dùng chất tẩy rửa nhẹ và ít gây dị ứng khi giặt nhé.
- Giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng: Việc giữ cho nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng giúp giảm nguy cơ trẻ bị dị ứng do tình trạng không khí trong nhà bị ô nhiễm.
Cách phòng tránh trẻ bị sưng mắt?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, câu nói này luôn đúng ở tất cả các loại bệnh và mọi lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là ở trẻ em. Những điều cần lưu ý dưới đây mà các bậc cha mẹ cần ghi nhớ để phòng tránh tình trạng sưng mí mắt cho trẻ:
- Ở những gia đình sống trong môi trường ẩm thấp, gần sông ngòi, nên giữ cho khoảng không gian xung quanh trẻ được trong lành bằng cách trồng nhiều cây xanh. Ngoài ra, bậc phụ huynh cần phải phun khử trùng thường xuyên xung quanh nhà hay thả màn cẩn thận khi trẻ đi ngủ.
- Cách ly trẻ với những người đang mắc các bệnh truyền nhiễm ở mắt, giặt sạch khăn mặt cho trẻ, thay khăn mặt thường xuyên và không dùng chung đồ cá nhân với các thành viên khác trong gia đình.
- Cha mẹ cần chăm sóc kỹ cho trẻ trong giai đoạn tập đi để tránh những chấn thương không đáng dẫn đến trẻ bị sưng mắt.
- Vào khoảng thời gian giao mùa, nên hạn chế cho trẻ ra ngoài, ra ngoài cần giữ ấm, che kín cổ họng, vùng mắt cho trẻ, tránh sự phát sinh vi khuẩn không đáng có.
- Không nên cho trẻ sử dụng các loại mỹ phẩm từ nhỏ khi không thực sự cần thiết đề phòng những phản ứng xấu cho bé.
>> Mẹ có thể quan tâm: Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, 3 tác hại lớn mẹ cần phải biết
Khi nào mẹ nên cho con đi khám?
Với các trường hợp dù mẹ đã thử hết cách tại nhà mà con vẫn không có dấu hiệu khỏi bệnh hoặc trường hợp bé bị nặng hơn thì mẹ nên cho bé đi khám như sau:
- Mắt trẻ bị sưng nặng: Nếu mắt trẻ bị sưng nặng ở một hoặc cả hai mắt và tình trạng không giảm nhẹ thì bạn cần đưa bé đi khám ngay. Đặc biệt là khi mắt trẻ bị sưng nặng đến nỗi không mở lên được.
- Trẻ bị sưng mắt kèm sốt: Sưng mắt kèm sốt là dấu hiệu của các chứng nhiễm trùng cần được điều trị ngay.
- Không xác định được nguyên nhân: Nếu tình trạng này dài mà không rõ nguyên nhân, bạn cần đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân và chữa trị đúng cách.
- Mắt đỏ quá mức: Nếu tình trạng đỏ và sưng mí mắt ở trẻ không giảm dù bạn đã áp dụng các cách khắc phục, hãy đưa trẻ đi khám.
- Đau và kích ứng: Nếu chỗ sưng gây đau và kích ứng cho con, mẹ hãy đưa con đi khám để được tư vấn cách giảm đau và điều trị thích hợp
[inline_article id=313726]
Đôi mắt được ví như “của số tâm hồn” chính vì thế mà mẹ không nên lơ là một phút giây nào hết. Hy vọng bài viết trên đây như một giải pháp hữu ích giúp mẹ có cái nhìn rõ hơn trong trường hợp trẻ bị sưng mắt mà không biết phải làm sao, từ đó bảo vệ con tránh khỏi mọi tác nhân gây bệnh xung quanh. Chúc mẹ thành công trong việc chăm sóc con từ khi con còn bé xíu nhé.