Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Trì hoãn tiêm chủng cho trẻ có hại như thế nào?

Tiêm chủng giúp ngăn ngừa các loại bệnh truyền nhiễm khác nhau. Trẻ em thường có hệ miễn dịch đang phát triển; việc tiêm vắc-xin là rất quan trọng vì giúp giảm nguy cơ trẻ mắc những bệnh nghiêm trọng và gây suy yếu sức khỏe về lâu dài.

Nhiều cha mẹ trì hoãn tiêm chủng cho trẻ vì đọc thông tin về tác dụng xấu của các mũi tiêm chủng. Tuy nhiên, tiêm chủng có thể giúp ngăn ngừa một loạt các bệnh truyền nhiễm và các bệnh có khả năng gây tử vong.

Cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng theo đúng lịch của Bộ Y tế vì mỗi loại vắc-xin chỉ có thể hoạt động tối ưu khi chúng được tiêm ở một độ tuổi nhất định. Bên cạnh đó, việc trì hoãn tiêm chủng cho trẻ có thể dẫn đến một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.

Những lầm tưởng về vắc-xin khiến cha mẹ trì hoãn tiêm chủng cho trẻ

1. Vắc-xin gây tự kỷ và tổn thương não ở trẻ

Trong những năm gần đây, xuất hiện một số lời đồn rằng vắc-xin có thể gây tự kỷ và các tổn thương não khác cho trẻ. Mặc dù thiếu bằng chứng, những lời đồn này cũng khiến nhiều cha mẹ trì hoãn tiêm chủng cho trẻ.

Do đó, nhiều bố mẹ trở nên bối rối với các thông tin trái chiều có trên Internet và lo lắng về sự an toàn của vắc-xin và lịch tiêm phòng cho trẻ. Một trong những lời đồn đáng chú ý nhất là có quá nhiều lượng vacxin được tiêm cho trẻ nhỏ, có thể gây ra tình trạng quá tải hóa học. Tuy nhiên, một số chuyên gia đã bác bỏ lý thuyết và cam đoan rằng tiêm chủng vẫn là cách tốt nhất hiện nay để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

>> Cha mẹ xem thêm: Có nên mua trọn gói tiêm chủng cho bé từ 0-24 tháng tuổi không?

Vắc-xin gây tự kỷ và tổn thương não ở trẻ

2. Trẻ lớn hơn sẽ khỏe hơn khi chịu tác dụng phụ của mũi tiêm phòng

Đây là một lầm tưởng khiến cha mẹ trì hoãn tiêm chủng cho trẻ; nhưng lại không chính xác.

Tiêm phòng bắt đầu từ khi trẻ được 2 tháng tuổi để bảo vệ trẻ sơ sinh sớm nhất có thể. Vắc-xin giúp chống lại các bệnh có thể khiến trẻ bị ốm nặng (chẳng hạn như ho gà). Trẻ sơ sinh đáp ứng tốt với vắc-xin khi còn rất nhỏ. Các tác dụng phụ do tiêm chủng không phổ biến ở trẻ nhỏ như với trẻ lớn tuổi hơn.

Các lời đồn “chống” sử dụng vacxin thường thiếu bằng chứng khoa học. Điều quan trọng cha mẹ cần lưu ý rằng lịch tiêm chủng được cập nhật hàng năm; không cố định. Do đó, nếu các chuyên gia thực sự phát hiện những rủi ro do tiêm chủng gây ra; họ sẽ đề nghị thay đổi lịch tiêm phòng cho trẻ.

>> Cha mẹ xem thêm: Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không và những lưu ý mẹ cần biết

Tại sao không nên trì hoãn tiêm chủng cho trẻ?

Nếu cha mẹ chọn trì hoãn tiêm chủng cho trẻ; trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Sau đây là những lý do vì sao cha mẹ không nên trì hoãn tiêm chủng cho trẻ.

1. Bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc một loạt bệnh nghiêm trọng

Lý do đầu tiên cha mẹ không nên trì hoãn tiêm chủng cho trẻ đó là vì: hệ miễn dịch của trẻ nói chung và trẻ sơ sinh nói riêng kém phát triển. Ngoài sữa mẹ và chế độ ăn uống cân bằng; trẻ cũng cần được tiêm phòng để tăng trưởng thể chất và tinh thần một cách ổn định.

Mỗi loại vắc-xin sẽ giúp trẻ ngăn ngừa một bệnh cụ thể. Trẻ sẽ cần các mũi tiêm chủng theo khuyến nghị của Bộ Y tế để xây dựng khả năng miễn dịch giúp chống lại vi trùng và bệnh tật.

Việc bỏ lỡ một lần tiêm chủng có thể khiến con có nguy cơ lây nhiễm căn bệnh mà liều vắc-xin sẽ bảo vệ chống lại bệnh tốt nhất. Trì hoãn tiêm chủng cho trẻ khiến các em dễ bị nhiễm trùng trong thời gian dài hơn.

Các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin có khả năng gây ra những tình trạng từ nhẹ đến nặng; thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Để tránh bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe của con; cha mẹ cần phải tuân thủ lịch tiêm chủng.

trì hoãn tiêm chủng cho trẻ

2. Trì hoãn tiêm chủng cho trẻ làm trẻ gặp khó khăn hơn khi chịu tác dụng phụ của vắc-xin

Khi tiêm phòng chậm, trẻ sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh mà trẻ chưa được chủng ngừa. Hơn nữa, theo một nghiên cứu, việc trì hoãn tiêm chủng cho trẻ cũng có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị co giật do sốt (cơn co giật gây ra do sốt) sau khi tiêm vacxin MMR.

Điều này nghĩa là trẻ có nguy cơ cao mắc các tác dụng phụ sau khi chủng ngừa nếu trẻ được tiêm vacxin muộn hơn so với lịch trình đề xuất. Ngoài ra, việc trì hoãn chủng ngừa cũng có thể khiến trẻ dễ mắc bệnh; hay phải đi bệnh viện hoặc phòng khám; điều này có nghĩa trẻ sẽ có nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh tại đây.

>> Cha mẹ xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng: Nên và không nên làm gì?

3. Đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng

Trẻ không được tiêm chủng đúng lịch không chỉ có nguy cơ mắc bệnh mà còn có thể lây bệnh cho những người khác; chẳng hạn như trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để tiêm vắc-xin và tiếp xúc với những người có hệ miễn dịch suy yếu. Khi không trì hoãn tiêm chủng cho trẻ; cha mẹ không chỉ bảo vệ con mình; mà còn giúp bảo vệ bạn bè, gia đình và cộng đồng của mình.

Ngoài ra, khi trẻ bị ốm hoặc tiếp xúc phải bệnh; con có thể cần được cách ly khỏi những người khác, kể cả gia đình. Nếu có dịch bùng phát trong cộng đồng, gia đình sẽ được yêu cầu rời khỏi trường học và các hoạt động có tổ chức khác; khiến con phải nghỉ học và bỏ lỡ các sự kiện đặc biệt. Con bị ốm hoặc mất khả năng tham gia các hoạt động hàng ngày cũng có thể ảnh hưởng đến công việc và thu nhập gia đình.

>> Cha mẹ xem thêm: Tiêm phòng cho trẻ: Những mũi tiêm không thể thiếu!

bảo vệ cộng đồng

4. Ngăn ngừa biến chứng

Việc trì hoãn tiêm chủng cho trẻ có thể khiến con dễ mắc bệnh và bị ảnh hưởng bởi các biến chứng nghiêm trọng.

Hãy coi vắc xin giống như một chiếc mũ bảo hiểm cho con. Giống như thiết bị an toàn bảo vệ cô ấy khỏi bị thương nghiêm trọng; tiêm chủng đúng lịch bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nghiêm trọng tiềm ẩn.

Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc các biến chứng bệnh nghiêm trọng hơn người lớn. Ví dụ, đối với người trưởng thành, ho gà có thể là ho kéo dài trong vài tuần; nhưng nó có thể rất nghiêm trọng – thậm chí gây tử vong – đối với trẻ sơ sinh dưới một tuổi. Nếu cha mẹ trì hoãn việc tiêm chủng; trẻ có thể bị phơi nhiễm với các bệnh như ho gà khi bé có nhiều khả năng bị các biến chứng nghiêm trọng.

[inline_article id=278532]

Vì vậy, bố mẹ nên tuân thủ lịch trình tiêm chủng khuyến nghị. Điều này không chỉ giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh khác nhau; mà còn giảm rủi ro của các tác dụng phụ có thể có liên quan đến tiêm chủng.

By Đỗ Khánh Linh

Chuyên viên Nội dung Đỗ Khánh Linh đã có gần 2 năm kinh nghiệm viết kiến thức sức khỏe thể chất và tinh thần dành cho phụ nữ, bố mẹ và những phương pháp nuôi dạy con hiệu quả.
Hiện tại, chị đang phụ trách viết bài Mẹ & Bé cho trang MarryBaby với mong muốn cung cấp các thông tin khoa học, thiết thực để giúp các bố mẹ, các gia đình chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất.