Các mẹ hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý khi trẻ bị mẫn cảm sữa hiệu quả, an toàn.
Hiểu về mẫn cảm và dị ứng sữa
Khi thấy con có các biểu hiện như nổi mẩn đỏ hay rối loạn tiêu hoá sau uống sữa, hầu hết ba mẹ thường nghĩ con mình bị dị ứng với sữa. Tuy nhiên, trên thực tế, những biểu hiện này chưa hẳn là dị ứng mà có thể chỉ mới ở giai đoạn đầu mẫn cảm với sữa [1], [2].
Để tránh bỏ lỡ những dấu hiệu và có biện pháp xử lý kịp thời, ba mẹ cần phân biệt được đâu là dấu hiệu của dị ứng và và đâu là mẫn cảm. Dị ứng sữa thường là những phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch đối với sữa và các sản phẩm có chứa sữa. Còn mẫn cảm theo Viện Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng Châu Âu là tình trạng xuất hiện các triệu chứng hoặc dấu hiệu lặp lại, bắt đầu bằng việc tiếp xúc với một tác nhân kích thích ở liều lượng mà người bình thường có thể dung nạp được [3].
Trẻ mẫn cảm thường sẽ có các biểu hiện ở da như viêm da cơ địa, chàm… Ngoài ra, trẻ còn có thể có các biểu hiện mẫn cảm về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón… hoặc các biểu hiện về hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng… [3].
Để biết chính xác bé đang gặp vấn đề gì, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và nhận được tư vấn một cách chính xác nhất. Thông thường, trẻ có cơ địa mẫn cảm vẫn có thể dần tập làm quen và giảm thiểu tình trạng khó chịu dựa vào thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý [5].
Cách xử lý khi trẻ mẫn cảm và dị ứng sữa
Dù mẫn cảm không phải là bệnh nhưng nếu không can thiệp, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bé cũng như làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng sau này [4]. Do đó, khi trẻ có các biểu hiện mẫn cảm như nổi mẩn đỏ, da ngứa, bong tróc hoặc các biểu hiện tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón…; tốt nhất mẹ nên tư vấn với bác sĩ để được thăm khám và nhận được lời khuyên về cách chăm sóc và hỗ trợ phòng ngừa mẫn cảm cho bé. Trường hợp bé có các biểu hiện sau thì cần đưa bé thăm khám ngay [5], [6]:
- Sưng họng, khó thở, thở khò khè
- Tiêu chảy kéo dài
- Không tăng cân
- Người xanh xao
- Bất tỉnh
Để phát hiện cơ thể trẻ có dị ứng sữa hay không, các bác sĩ sẽ tiến hành một số các xét nghiệm như [2]:
- Xét nghiệm phân: Các mẫu phân của trẻ sẽ được thu thập và đem đi phân tích để xác định các thành phần và mức độ axit lactic để biết hệ tiêu hoá của trẻ có đang dị ứng hay không.
- Xét đường huyết: Nếu lượng đường không tăng sau khi bú sữa, điều đó cho thấy bé không hấp thụ được đường lactose trong sữa.
Ngoài ra, nếu bé mẫn cảm hoặc dị ứng, mẹ cũng cần thông báo tình trạng của trẻ với những người chăm sóc trực tiếp như ông bà, giáo viên tại nhà trẻ bé đang theo học để phòng tránh được những trường hợp ảnh hưởng đến sức khoẻ như tiêu chảy, táo bón, nổi mẩn ngứa… khi dùng sữa và các chế phẩm từ sữa.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ mẫn cảm hoặc dị ứng sữa
Những năm tháng đầu đời không chỉ là thời điểm vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ mà còn lại “giai đoạn vàng” để hỗ trợ bé mẫn cảm. Do đó, ở giai đoạn này, mẹ sẽ cần chú ý nhiều hơn đến việc chăm sóc bé, đặc biệt là việc chăm sóc dinh dưỡng [7].
Từ sơ sinh đến ít nhất 6 tháng tuổi, bé cần được bú sữa mẹ tự nhiên vì đây chính là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [8]. Ngoài ra, nuôi con bằng sữa mẹ cũng là giải pháp dinh dưỡng giúp hỗ trợ bé có cơ địa mẫn cảm với những lợi ích đã được chứng minh như: [9], [10], [11]
- Giảm tần suất viêm da dị ứng ở trẻ dưới 2 tuổi
- Giảm khởi phát sớm những cơn khò khè ở trẻ dưới 4 tuổi
- Giảm tần suất dị ứng đạm sữa bò trong 2 năm đầu đời (nhưng không giảm dị ứng thức ăn nói chung)
Trường hợp không đủ điều kiện cho bé bú hoặc bé đã qua giai đoạn bú mẹ, mẹ cần lựa các chọn giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp.
Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm, bé cần bổ sung một chế độ ăn uống đa dạng hơn bên cạnh sữa thực đơn chỉ có sữa như trước đây. Nếu bé có cơ địa mẫn cảm, mẹ cần cẩn thận hỏi ý kiến chuyên gia để biết có nên hạn chế cho trẻ ăn các sản phẩm từ sữa như kem bơ, phô mai, sữa chua… hay không vì sữa và các chế phẩm từ sữa cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ [28].
Tình trạng mẫn cảm với sữa không quá nguy hiểm nhưng bố mẹ khó có thể chẩn đoán đúng ngay từ sớm bởi nó có nhiều triệu chứng có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vậy nên bố mẹ cần trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức cách xử lý khi trẻ bị dị ứng sữa để sớm phát hiện và biết cách xử lý nhanh nhất để tránh gây nhiều khó chịu cho bé.