Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại? Làm gì khi con ọc sữa?

Mẹ thấy bé bị ọc sữa vô cùng hoang mang. Một mặt không dám cho con bú tiếp, một mặt sợ con đói.

Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi vì khi nôn ra; cơ thể của bé sẽ không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng do bị đói. Nhưng nếu cho trẻ bú liền thì có ảnh hưởng gì đến hệ tiêu hóa của trẻ hay không? Marry Baby sẽ để ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Thuật ngữ “ọc sữa” hay còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản; điều này xảy ra khi sữa bị trào ngược lên thực quản. Ọc sữa không giống như nôn mửa, trẻ sơ sinh thường không ý thức được khi chúng bị ọc sữa.

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Tình trạng này xảy ra khi bé được cho bú quá nhiều hoặc nuốt phải không khí khi bú sữa. Ọc sữa sẽ xuất hiện ở trẻ sơ sinh cho đến khi có thể ăn được thức ăn đặc (khoảng từ 6 tháng đến 1 tuổi).

Vậy trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại hay không? Tùy thuộc vào tình trạng và lượng sữa bị nôn ra ở mỗi trẻ.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa
Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại hay không? – Cần biết nguyên nhân là gì

2. Trẻ bị ọc sữa có nguy hiểm không?

Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại? Để trả lời cho câu hỏi này thì trước tiên ta cần biết về vấn đề ọc sữa có gây hại cho trẻ hay không. Việc trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều là hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

Miễn là bé có vẻ thoải mái, bú sữa bình thường và tăng cân đều đặn thì không việc gì phải lo lắng. Khi bé đang tăng cân thì chắc chắn rằng bé sẽ không bị tổn hại bởi lượng calo bị mất đi khi ọc ra ngoài. Cùng Marry Baby đi tìm câu trả lời cho vấn đề trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại ở phần tiếp theo nhé!

3. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa có nên cho bú lại không?

Chắc hẳn nhiều mẹ sẽ thắc mắc rằng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị ọc sữa có nên cho bú lại không? Câu trả lời là CÓ nhưng không được cho bé bú liền ngay lúc ọc; phải đợi bé ngưng ọc sữa một thời gian rồi mới cho bú lại. Do lúc mới ọc sữa, hệ tiêu hoá của bé rất yếu, không thể dung nạp được thức ăn. Không những thế, thức ăn còn có thể kích thích trẻ nôn trớ hoặc ọc sữa trở lại. Nguy hiểm hơn là rơi vào đường thở, gây tắc nghẽn hô hấp đe doạ tính mạng của trẻ.

Nếu bé ngày càng sợ bú do nôn quá nhiều. Các mẹ nên làm sạch khoang miệnglau sạch sữa trên mũi trẻ, cho nghỉ ngơi từ 30 phút đến 1 giờ rồi mới cho bú lại.

4. Giải pháp khắc phục khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Giải pháp khắc phục khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại chưa bao giờ là giải pháp hữu hiệu dành cho bé. Điều quan trọng nhất là các mẹ nên tìm cách hạn chế tình trạng bé bị ọc sữa để hệ tiêu hóa của bé được bảo vệ và phát triển khỏe mạnh.

  • Vỗ trẻ sơ sinh ợ hơi sau khi bú: Đặt 1 tay ở phần cổ, 1 tay còn lại ở phần mông và đặt bé lên vai để vỗ ợ. Khi ợ được thì sẽ giảm thiểu tình trạng trẻ bị ọc sữa.
  • Đảm bảo tư thế nằm đúng đắn: Giữ trẻ nằm thẳng sau khi bú ít nhất 30 phút. Hãy bế con thay vì để bé tự ngồi hoặc nằm trên ghế, nếu không đúng tư thế sẽ dễ bị ọc sữa.
  • Không vận động mạnh sau khi bú: Không lắc lư, tung tăng hoặc chủ động chơi đùa với bé sau khi bú. Không cho bé bú quá nhiều dễ dẫn đến hiện tượng ọc sữa. Dù là bé bú bình hay bú sữa mẹ thì câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại vẫn luôn là không nên.
  • Lót thêm khăn dưới đệm: Nâng cao đầu cũi hoặc nôi của bé bằng cách lót thêm khăn ở phía dưới đệm, không lót trực tiếp dưới cổ bé. Khi nâng cao sẽ hạn chế tình trạng ọc sữa tối đa.

5. Mẹo giúp bé giảm ọc sữa, giúp bé dễ bú hơn

Để khắc phục tình trạng bé hay ọc sữa mẹ nên áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Chia nhỏ cữ bú và cho bé bú theo giờ nhất định. Đồng thời, mẹ không nên cho bé bú quá no.
  • Không cho bé nô đùa hay chơi với bé ngay sau khi bé bú xong.
  • Sau khi bú nên vỗ ợ hơi cho bé nhằm đẩy hết khí dư thừa trong bụng ra ngoài. Từ đó làm giảm áp lực dạ dày và hạn chế tình trạng ọc sữa của bé.
  • Để thực hiện vỗ ợ hơi mẹ hãy đặt một chiếc khăn sạch lên vai và bế vác bé lên sao cho đầu bé dựa vào vai mẹ.
  • Sau đó dùng một tay giữ bé, tay kia khum bàn tay và vỗ vào lưng bé theo chiều từ dưới lên trên.
  • Nếu nuôi con bằng sữa công thức thì mẹ nên cho con dùng sữa thủy phân để tiêu hoá dễ dàng hơn.
  • Sử dụng men vi sinh đa chủng giúp bổ sung nhiều chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ tiêu hoá của trẻ.
  • Lợi khuẩn khi vào cơ thể sẽ cạnh tranh môi trường sống và tiết ra enzyme để tiêu diệt hại khuẩn, làm giảm lượng khí dư thừa trong dạ dày do hại khuẩn sinh ra.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại? MarryBaby hi vọng bé có thể sớm khắc phục được tình trạng và phát triển ngày một khỏe mạnh hơn. Và nếu như tình trạng ọc sữa của trẻ diễn ra ngày một nghiêm trọng; mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ chẩn đoán và chữa trị kịp thời. 

By Đỗ Khánh Linh

Chuyên viên Nội dung Đỗ Khánh Linh đã có gần 2 năm kinh nghiệm viết kiến thức sức khỏe thể chất và tinh thần dành cho phụ nữ, bố mẹ và những phương pháp nuôi dạy con hiệu quả.
Hiện tại, chị đang phụ trách viết bài Mẹ & Bé cho trang MarryBaby với mong muốn cung cấp các thông tin khoa học, thiết thực để giúp các bố mẹ, các gia đình chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất.