Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn cho em bé? Mẹ bầu cần phải biết!

Trẻ sinh non sẽ gặp phải những vấn đề rắc rối về sức khỏe. Vì thế các mẹ bầu rất sợ rơi vào trường hợp này. Tuy nhiên, không phải trường hợp sinh non nào cũng nguy hiểm.

Vậy sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn cho bé? Đây là một câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất. Bài viết này của MarryBaby sẽ giúp các mẹ bầu an tâm hơn với những phần giải thích dưới đây. Hãy theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết nhé.

Thai đủ tháng là bao nhiêu tuần?

Trước khi tìm hiểu, sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn; chúng ta cần hiểu rõ thai đủ tháng là bao nhiêu tuần. Theo tổ chức March of Dimes (Quỹ Quốc gia về Bệnh liệt cho Trẻ sơ sinh) tại Mỹ; thời gian mang thai thường kéo dài khoảng 40 tuần (280 ngày). Thời gian này được tính kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng cho đến ngày dự sinh.

Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (còn gọi là ACOG)Hiệp hội Y học Bà mẹ – Thai nhi (còn gọi là SMFM) định nghĩa thai đủ tháng là bao nhiêu tuần như sau: Thai đủ tháng là một thai kỳ kéo dài từ 39 tuần, 0 ngày tới 40 tuần 6 ngày. Vậy mang thai bao nhiêu tuần thì sinh? Điều này có nghĩa là trẻ sinh đủ tuần có thể sinh vào ngày cách 1 tuần trước ngày dự sinh đến 1 tuần sau ngày dự sinh.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần

Sinh non là như thế nào?

Để hiểu sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn, mẹ bầu cần phải hiểu sinh non là như thế nào? Các chuyên gia tại bệnh viện Mayo chia sẻ, trẻ sinh non là trẻ được sinh ra trước 37 tuần thai. Điều này được xác định theo các cấp độ khác nhau như sau:

  • Sinh non muộn: Sinh từ 34 đến 36 tuần của thai kỳ.
  • Sinh non vừa phải: Sinh từ tuần thứ 32 đến 34 của thai kỳ.
  • Sinh rất non tháng: Sinh dưới 32 tuần của thai kỳ.
  • Sinh cực kỳ non tháng: Sinh vào hoặc trước 25 tuần của thai kỳ.
Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn? Sinh non là như thế nào?
Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn? Sinh non là như thế nào? Em bé sinh non nằm trong lồng kính 

Dấu hiệu sinh non?

Theo tổ chức March of Dimes đã cho biết; khi mẹ bầu nhận biết các dấu hiệu sinh non dưới đây thì hãy nhanh chóng đến bệnh viên ngay.

  • Bong nút nhầy, vỡ ối hay ra máu âm đạo
  • Cảm thấy nặng tức trong xương chậu hoặc bụng dưới giống như em bé đang bị tụt xuống.
  • Đau lưng liên tục, âm ỉ.
  • Bụng co cứng kèm theo hoặc không kèm theo tiêu chảy.
  • Những cơn co thắt hoặc bụng căng lên thường xuyên. Các cơn co thắt có thể gây đau hoặc không.
  • Bị vỡ nước ối.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Đau bụng lâm râm sắp sinh, đâu là dấu hiệu em bé muốn chào đời?

Vậy sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn cho em bé? Xin mời các mẹ bầu cùng đọc tiếp phần dưới đây của bài viết nhé.

Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn cho em bé?

Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn là điều rất nhiều mẹ bầu thắc mắc. Theo National Health Service (Dịch vụ Y tế) tại Anh cho biết; trẻ sinh non trước 24 tuần đều không thể sống. Vì phổi và các cơ quan quan trọng khác của trẻ chưa phát triển đủ.

Như vậy sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn cho em bé? Những em bé sinh non từ 24 tuần trở lên sẽ có cơ hội sống sót. Tuy nhiên, trẻ sẽ phải gặp rắc rối nhiều về vấn đề sức khỏe vì chưa phát triển hoàn thiện trong bụng mẹ.

Tổ chức March of Dimes cũng cho biết thêm; hầu hết trẻ sinh non trước 32 tuần và nặng 2,5 kg trở xuống có thể cần trợ thở và được chăm sóc trong phòng chăm sóc tích cực cho trẻ sơ sinh (NICU) cho đến khi phát triển đủ để tự sống. Còn với trẻ sinh non từ 32 đến 37 tuần cần được chăm sóc trong phòng chăm sóc đặc biệt (SCN).

Cách chăm sóc em bé sinh non

Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn? Cách chăm sóc em bé sinh non
Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn và cách chăm sóc em bé

Như vậy bạn đã biết sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn rồi đúng không? Vậy cách chăm sóc em bé sinh non như thế nào? Dưới đây là những chia sẻ của các chuyên gia tại bệnh viện Nhi Đồng 2 – TPHCM:

  • Mẹ thực hiện phương pháp kangaroo cho trẻ tiếp xúc da kề da trên ngực mẹ. Điều này sẽ giúp trẻ hạn chế cơn ngưng thở; tránh lạnh; tăng mối liên hệ mẹ con. Ngoài ra, bố, ông bà hoặc người thân cũng có thể làm phương pháp này thay cho mẹ.
  • Người chăm sóc trẻ sinh non phải rửa tay trước và sau thay tã cho trẻ. Các đồ dùng cho trẻ như bình sữa, ly, muỗng phải vô trùng như luộc nước sôi. Quần áo và đồ dùng khác phải sạch sẽ.
  • Ưu tiên cho trẻ uống sữa mẹ, nếu mẹ không đủ thì uống sữa công thức.
  • Mẹ bổ sung vitamin D, sắt, và các vitamin khác theo chỉ định từ bác sĩ để thông qua sữa mẹ bé cũng nhận những vi chất quan trọng giúp bổ sung chất dinh dưỡng.
  • Cách ly trẻ khỏi những người trong gia đình đang bị bệnh; đặc biệt là bệnh hô hấp. Nếu người chăm sóc trẻ có dấu hiệu cảm ho thì phải đeo khẩu trang.
  • Cho trẻ ở phòng thoáng mát, tránh gió lùa, tránh tiếng ồn, khói thuốc lá và ánh sáng chói. Phải luôn trông chừng trẻ vì trẻ dễ bị tím và ngưng thở, nhất là sau khi bú xong.
  • Tái khám theo hẹn của bác sĩ để đánh giá dinh dưỡng và phát triển của trẻ định kỳ. Nhất là, ba mẹ phải luôn nhớ tầm soát thính lực và khám mắt theo lịch hẹn.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bao nhiêu tuần thì thai máy? Hướng dẫn theo dõi cử động thai cho mẹ bầu

Mẹ bầu nên làm gì để tránh sinh non?

Sau khi đã biết sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn; mẹ bầu cần lưu ý những điều sau để tránh sinh non:

  • Thường xuyên thăm khám bác sĩ trong thời gian mang thai để kiểm tra sức khỏe thai kỳ.
  • Hãy giữ gìn sức khỏe để tránh bị tăng huyết áp; tiểu đường hoặc trầm cảm trong thai kỳ.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia, hoặc sử dụng các chất kích thích trong thai kỳ.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và giàu chất dinh dưỡng trong thai kỳ.
  • Tăng cân một cách hợp lý khi mang thai.
  • Giữ gìn cơ thể tránh các nguy cơ nhiễm trùng như không ăn thịt cá sống; không ăn phô mai chưa tiệt trùng; rửa tay sạch sẽ khi ăn; sử dụng bao cao su khi quan hệ…
  • Hạn chế lo âu và căng thẳng trong thai kỳ.

[inline_article id=196248]

Hy vọng bài viết về sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Chúc các mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh con đủ tháng nhé.

By Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tác giả Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh đã có kinh nghiệm hai năm với vị trí chuyên viên nội dung về sức khỏe. Với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, Quỳnh hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích và thiết thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Hiện Quỳnh đang phụ trách viết bài cho chuyện mục Mang thai của MarryBaby.