Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh: Điều mẹ bầu phải lưu tâm để tránh hậu quả khôn lường

Thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh là điều không ai muốn. Thế nhưng, không phải mẹ nào cũng trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết để ngăn ngừa hoặc điều trị (nếu có) cho thai nhi.

Cùng MarryBaby tìm hiểu những điều mẹ cần lưu tâm về dị tật tim bẩm sinh ở bé để mẹ giảm được phần nào sự bất an nhé!

Thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh là gì?

Bệnh dị tật tim bẩm sinh (còn gọi là CHDs) chỉ các dị tật về tim hình thành khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ, chủ yếu trong tam cá nguyệt thứ nhất và kéo dài đến khi trẻ được sinh ra. Hậu quả của bệnh này sẽ tác động đến hình dạng hoặc cách hoạt động của tim hoặc cả hai.

Khoảng cuối tuần thai 16, tim thai đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và chức năng như một quả tim bình thường. Tim lúc này cũng có những biến chứng như to hoặc nhỏ hơn. Vậy tim thai nhi to hơn bình thường có sao không?

Mẹ lưu ý chỉ số tim ngực sẽ tăng nhẹ theo độ tuổi của thai. Nếu thai nhi bình thường, chỉ số tim ngực sẽ nhỏ hơn 0.5. Do đó, khi thai nhi bị tim to hơn bình thường hay nhỏ hơn bình thường đều cảnh báo sức khỏe tim mạch của thai nhi.

Kích cỡ tim của thai nhi thường sẽ chiếm khoảng ¼ diện tích lồng ngực. Nếu mẹ quan sát ảnh chụng X-quang và thấy tim thai nhi to hơn bình thường, tức, chiếm 1/3 hoặc 1/2 diện tích khoang lồng ngực thì có thể thai nhi đang gặp vấn đề về dị tật tim đấy!

Thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh là gì?
Thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh là gì?

>>Bạn có thể quan tâm: Song thai nhưng 1 thai không có tim thai: Thai còn lại có phát triển bình thường được không?

Siêu âm thấy tim thai dương tính nghĩa là gì?

Ở những tháng đầu thai kỳ, mẹ có thể nhận được kết quả tim thai dương tính (tim thai +) mà chưa rõ nhịp tim khi đi siêu âm. Mẹ không cần quá bất an vì kết quả cho thấy tim thai đã xuất hiện nhưng vì thai nhi còn quá nhỏ nên chưa thể có nhiều thông số trong kết quả siêu âm. Do đó, mẹ nên trở lại siêu âm trong 1 – 2 tuần sau đó để có kết quả cụ thể hơn.

Vậy tim thai em bé bao nhiêu là bình thường?

Từ cuối tuần 16, tim thai nhi có thể đập từ 120-160 lần/phút nhưng nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút nếu em bé “tăng động” hơn.

Nếu nhịp tim bé đập hơn 180 lần/phút thì mẹ nên đến thăm khám bác sĩ vì đây là cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Để trả lời câu hỏi tim thai em bé bao nhiêu là bình thường thì ≤ 180 lần/ phút là bình thường mẹ nhé.

>>Bạn có thể quan tâm: Mang thai mấy tuần có tim thai: Câu trả lời chính xác là đây!

Nguyên nhân dẫn đến thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh 

Hiểu được tình trạng thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh, các trạng thái thai nhi bị tim to và tim thai dương tính rồi. Mẹ hẳn đang thắc mắc nguyên do nào khiến thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh.

Nguyên nhân của CHDs ở hầu hết trẻ sơ sinh vẫn chưa xác định được cụ thể. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra các nguyên nhân có thể gây bệnh như sau:

1. Những thay đổi trong gen hoặc nhiễm sắc thể riêng thai nhi: 

  • Dị tật tim bẩm sinh có thể do đột biến nhiễm sắc thể (NST) số 21, 13 và 18. Trong đó, đột biến số lượng NST số 21 là thường gặp nhất. NST là cấu trúc chứa gen. Gen được truyền từ cha mẹ sang con cái. Một số thay đổi gen (còn gọi là đột biến) có liên quan đến các dị tật ở tim. Ít nhất 15% thai nhi bị dị tật bẩm sinh có liên quan đến các tình trạng di truyền hoặc nhiễm sắc thể.
  • Do đó, nếu tiền sử gia đình có người mang gen bệnh dù không bị tim bẩm sinh nhưng sinh con sẽ có khả năng mắc bệnh cao.

2. Chế độ ăn và thói quen sinh hoạt của mẹ: 

  • Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, não bộ, và đặc biệt là hệ tim mạch của thai nhi.
  • Uống rượu hoặc hút thuốc bất cứ lúc nào trong tháng trước khi mang thai hoặc trong 3 tháng đầu của thai kỳ đều tăng khả năng sinh con mắc bệnh dị tật tim bẩm sinh.

Nguyên nhân dẫn đến thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh là gì?

3. Tình trạng sức khỏe của mẹ:

  • Mẹ mắc bệnh tiểu đường hoặc béo phì từ trước: Điều này có thể liên quan đến khả năng thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh.
  • Mẹ mắc bệnh Rubella (còn gọi là bệnh sởi): Đây là một bệnh nhiễm trùng gây ra các triệu chứng giống cúm nhẹ và phát ban trên da. Bị rubella khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh.
  • Mẹ mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (bệnh Lupus): Đây là một bệnh tự miễn mạn tính. Lupus có thể làm tổn thương khớp, da, thận, tim, phổi và các bộ phận cơ thể khác. Điều này cũng tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh.
  • Phenylketone niệu (PKU) ở mẹ: PKU là tình trạng trong đó cơ thể mẹ không thể phân hủy một axit amin gọi là phenylalanin. Nếu không được điều trị, phenylalanin sẽ tích tụ trong máu và gây ra các vấn đề về sức khỏe, kể cả thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh.

4. Việc sử dụng thuốc của mẹ khi mang thai: Nếu mẹ tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ thì sẽ khiến khả năng thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh cao hơn.  

>>Bạn có thể quan tâm: Thực đơn cho bà bầu thừa cân giúp bảo vệ sức khỏe của con

Dấu hiệu nhận biết thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh là gì?

Sau khi đã biết các tác nhân khiến thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh, mẹ có thể tò mò các dấu hiệu nhận biết thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh. 

Để biết chính xác có phải thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh trong thai kỳ hay không, mẹ cần thực hiện xét nghiệm siêu âm tim thai (siêu âm thai) để kiểm tra tim của bé. Xét nghiệm này sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh trái tim của em bé khi còn trong tử cung (dạ con). Mẹ nên thực hiện xét nghiệm này khi thai được khoảng 18 đến 24 tuần mẹ nhé.

Các dấu hiệu bất thường ở tim thai từ kết quả siêu âm thai có thể nói lên khả năng mắc bệnh dị tật tim bẩm sinh ở thai nhi. Nếu thai nhi có tình trạng di truyền hoặc đột biết nhiễm sắc thể, như hội chứng Down, đây là cảnh báo liên quan đến thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh.

>>Bạn có thể quan tâm: Siêu âm tim thai là gì và tầm quan trọng mẹ bầu cần biết

Cách chẩn đoán thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh 

Cách chẩn đoán thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh 

Bên cạnh siêu âm thai, mẹ cũng có thể tham khảo thực hiện thêm các xét nghiệm sàng lọc quan trọng trong tam cá nguyệt đầu tiên:

Có thể mẹ đang tự hỏi, tại sao 2 xét nghiệm trên đều hướng đến việc phát hiện thai nhi có mắc hội chứng Down. Như đã đề cập, hội chứng này là cảnh báo nguy hiểm liên quan đến việc thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm 2 xét nghiệm:

  • Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG): Xét nghiệm này ghi lại hoạt động điện của tim bằng cách đặt các miếng dán dính có điện cực lên ngực. Điện tâm đồ có thể giúp chẩn đoán nhịp tim không đều (loạn nhịp tim).
  • Chụp MRI: MRI tim có thể giúp chẩn đoán và đánh giá các dị tật tim bẩm sinh ở thanh thiếu niên và người lớn. MRI tim tạo ra hình ảnh 3D của tim, cho phép đo chính xác các buồng tim.

>>Bạn có thể quan tâm: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai

Cách điều trị thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh 

1. Điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Việc điều trị thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh còn phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của nó. Một số em bé bị dị tật tim mức độ nhẹ như thông liên thất phần cơ sẽ tự lành theo thời gian. Nhưng nếu có mức độ dị tật nghiêm trọng hơn thì có thể điều trị theo những cách sau:

  • Dùng thuốc: Để ngăn ngừa cục máu đông hình thành hoặc kiểm soát nhịp tim không đều.
  • Dùng thiết bị cấy ghép tim: Gồm các máy tạo nhịp tim và máy khử rung tim cấy ghép (ICD). Mục đích là hỗ trợ điều chỉnh nhịp tim bất thường.
  • Dùng thủ thuật ống thông tim: Kỹ thuật này cho phép bác sĩ điều trị một số khuyết tật tim bẩm sinh mà không cần phẫu thuật mở ngực và tim.
  • Phẫu thuật mổ mở: Nếu không thể áp dụng thủ thuật ống thông tim thì bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật tim hở để làm khít các lỗ trên tim, chữa van tim hoặc mở rộng các mạch máu.
  • Ghép tim: Nếu ca dị tật quá phức tạp để khắc phục, bác sĩ có thể cần ghép tim cho trẻ từ người hiến tặng.

Cách điều trị thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh như thế nào?

Các hướng điều trị trên chỉ áp dụng kể từ khi đứa bé được sinh ra. Tùy thuộc vào tình trạng của dị tật mà việc chẩn đoán, điều trị có thể bắt đầu sau khi bé mới sinh, hoặc ở tuổi thiếu nhi, hoặc tuổi trưởng thành theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2. Chăm sóc tại nhà

Mẹ bầu có thai nhi bị tim bẩm sinh cần đặc biệt quan tâm những điều sau:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là liều lượng Acid folic. Nghiên cứu cho thấy, nếu mẹ uống 400 microgam Axit folic mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh và các dị tật bẩm sinh khác ở não và tủy sống.
  • Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích nguy hiểm như: thuốc lá, thức uống có cồn… Vì những chất này có tác động cực kỳ tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi.
  • Thực hiện khám thai định kỳ để nắm được những thay đổi dù là nhỏ nhất của thai nhi.
  • Thực hiện tiêm phòng đầy đủ: Mẹ bầu nên tiêm phòng vắc xin được yêu cầu theo chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe thai nhi.

Hơn hết, mẹ nên tham vấn bác sĩ để xin lời khuyên về ăn uống, sinh hoạt, thuốc nên sử dụng trong suốt thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh mẹ nhé.

[video-embeb title=’5 hành động của mẹ bầu vô tình gây hại cho thai nhi’ description=” url=’https://youtube.com/embed/oyFtjnSfNEg”>’ ][/video-embeb]

Marrybaby hy vọng những thông tin bổ ích trên đã chia sẻ phần nào nỗi lo thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh của mẹ. Hơn hết, bài viết cũng đề xuất các hướng điều trị và chăm sóc để giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.