Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Cách đối phó với bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nhưng đặc biệt trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc bệnh. Mẹ hãy giúp bé nhận diện và phòng tránh bệnh đau mắt đỏ nhé.

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ, hay viêm màng kết, là tình trạng mắt bị viêm do virus, vi khuẩn hoặc chất dị ứng gây ra. Lớp màng bọc tròng trắng và bên trong mi mắt của bé (gọi là kết mạc) bị kích ứng, kết quả là mắt bé chảy nước, đỏ, hoặc có vảy kết do mắt bị khô (có thể màu trắng, vàng hoặc xanh lá). Những vảy kết này có thể khiến hai mí mắt dính chặt nhau vào buổi sáng. Bé có thể bị đau mắt đỏ ở cả hai bên hoặc chỉ một bên mắt.

Nên làm gì nếu nghĩ rằng con bạn bị đau mắt đỏ?

Hãy đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng mắt của bé và đưa ra cách điều trị tùy từng trường hợp cụ thể. Mẹ cũng cần rửa tay thường xuyên, nhất là trước và sau khi mẹ kiểm tra mắt của bé để tránh viêm nhiễm lan truyền.

Đau mắt đỏ là bệnh khá dễ lây nên bạn cần cẩn thận để những thành viên khác trong nhà không bị lây bệnh của bé. Khi bé bị đau mắt đỏ, bạn nên cho bé ở nhà, không đến nhà trẻ hoặc những nơi công cộng. Mẹ cũng cần thường xuyên giặt trải giường, khăn tắm và khăn lau mặt.

Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ

Nếu nguyên nhân gây đau mắt đỏ là do vi khuẩn (viêm kết mạc do vi khuẩn), bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, thường là dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ. Nếu là do virus (thường trong trường hợp bé cũng có triệu chứng cảm lạnh), bác sĩ có thể đề nghị mẹ lau rửa thường xuyên nhưng nhẹ nhàng vùng viêm của bé với khăn tắm ấm và chờ bệnh tự khỏi trong khoảng một tuần.

Nếu nguyên nhân là do chất dị ứng, bác sĩ sẽ cùng với bạn tìm nguồn gốc gây bệnh và sau đó bạn cần loại bỏ chúng khỏi môi trường quanh bé càng sớm càng tốt. Thuốc nhỏ mắt đặc trị cũng có thể được dùng trong trường hợp này.

Đôi khi tuyến lệ bị tắc gây ra khô giác mạc và khiên bé dễ bị nhiễm trùng. Tùy theo tình trạng cụ thể của bé, bác sĩ có thể đề nghị massage mắt hoặc sử dụng gạc ấm giúp thông thoáng ống dẫn nước mắt. Nếu cách này không có tác dụng, bạn có thể đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa mắt thay cho bác sĩ nhi khoa. Trong một số trường hợp hiếm, bé có thể cần phải phẫu thuật điều trị ngoại trú để làm thông ống dẫn nước mắt.

Đau mắt đỏ khi mang thai có đáng lo?

bà bầu bị đau mắt đỏ
Hạn chế dùng máy tính quá lâu, áp dụng quy tắc 20-6-20 để tránh bị đau mắt đỏ

Trong thai kỳ, sự thay đổi của hormone nội tiết tố sẽ ảnh hưởng đến thị giác của bà bầu. Tuy nhiên, đó chỉ là tình trạng tạm thời và được cải thiện nhanh chóng sau sinh. Từ chứng khô mắt, thị lực suy giảm đến đau mắt đỏ, bạn không nên quá lo lắng khi đối diện với các tác dụng phụ trong thai kỳ này.

[inline_article id = 63814]

1. Nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đau mắt đỏ

– Viêm kết mạc: Xảy ra khi kết mạc bị nhiễm trùng, làm mắt bắt đầu chuyển sang màu đỏ hồng.

– Tình trạng khô mắt kéo dài.

– Dị ứng.

– Đeo kính áp tròng hoặc giãn tròng.

– Nhìn màn hình máy tính, điện thoại quá lâu.

– Bị tổn thương vùng mắt.

– Loét giác mạc.

– Nhiễm virus herpes simplex 1.

– Tăng nhãn áp.

– Dùng thuốc nhỏ mắt chứa vasoconstrictors.

– Ốm và cảm lạnh.

– Tác dụng phụ của thai kỳ.

– Hút thuốc.

– Thiếu ngủ.

– Bơi lội.

– Môi trường làm việc ô nhiễm.

2. Ngăn ngừa hiện tượng đau mắt đỏ

  • Không dụi hoặc chà mắt, vi khuẩn trên tay và ngón tay có thể gây kích ứng cho mắt và làm mắt bị mẩn đỏ. Hơn nữa, bạn có thể làm xước giác mạc qua cách này.
  • Với bà bầu bị cận và phải đeo kính áp tròng, nên giữ vệ sinh sạch sẽ.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Nước muối sinh lý natri clorid hoàn toàn vô hại.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế làm việc với máy tính quá lâu. Thực hiện quy tắc 20-6-20: Mỗi 20 phút dùng máy tính, nhìn vào vật thể cách xa 6m khoảng 20 giây.

3. Tình trạng khô mắt ở bà bầu

Thay đổi nội tiết tố làm cơ thể ít sản xuất nước mắt hơn, vì vậy bà bầu thường xuyên cảm thấy mắt khô, khó chịu và dường như có sạn. Hậu quả là bầ bầu bị đỏ mắt và trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Thuốc nhỏ mắt có thể giúp cải thiện tình hình đau mắt đỏ do nguyên nhân này gây ra. Tuy nhiên, nếu nhỏ hơn 4 lần/ngày mà vẫn không thấy đỡ, bạn nên liên hệ với bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn và thăm khám.

Cố gắng hạn chế dùng máy tính hoặc đọc sách, làm việc dưới ánh đèn huỳnh quang quá lâu. Tốt nhất cứ 30-60 phút nghỉ 5 phút để thư giãn cho đôi mắt.

4. Bà bầu bị suy giảm thị lực

Sự lưu thông quá nhiều của lưu lượng máu có thể làm sưng giác mạc và làm giảm tầm nhìn của bà bầu. Trừ khi bạn thấy khó chịu hoặc đau ở mắt, mọi chuyện có thể nhanh chóng trở lại bình thường sau sinh.

MarryBaby