Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Vi khuẩn Salmonella gây bệnh gì? Biểu hiện khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn

Vi khuẩn Salmonella là một loại vi trùng có thể gây chứng bệnh ở đường tiêu hóa của người và động vật gọi là bệnh nhiễm Salmonella. 

Vậy khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella sẽ gây bệnh gì? Và cụ thể vi khuẩn Salmonella là vi khuẩn gì và thường xuất hiện ở đâu? Cùng tìm hiểu ngay!

1. Vi khuẩn Salmonella là gì?

Nhiễm vi khuẩn Salmonella là tình trạng cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella – một vi khuẩn gây ảnh hưởng đến đường ruột. Salmonella còn được gọi là vi khuẩn thương hàn và sẽ gây bệnh ngộ độc thực phẩm (Food poisoning).

Vi khuẩn Salmonella thường sống trong ruột của động vật và con người và thải ra ngoài qua phân. Con đường bị nhiễm bệnh thường xuyên nhất là thông qua nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm.

Thông thường, khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella trong trường hợp nhẹ, có thể tự khỏi sau 4 đến 7 ngày mà không cần điều trị. Trong trường hợp nặng hơn, người bệnh cần phải được chăm sóc y tế kịp thời.

2. Biểu hiện khi cơ thể nhiễm vi khuẩn Salmonella

Biểu hiện khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella
Vi khuẩn Salmonella gây bệnh gì?

Người bị nhiễm khuẩn Salmonella có những triệu chứng gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, các triệu chứng có thể tiến triển từ 12 – 72 giờ sau khi nhiễm khuẩn; và sẽ kéo dài trong vòng từ 4 – 7 ngày, các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt.
  • Đau đầu.
  • Tiêu chảy.
  • Buồn nôn / mắc ói.
  • Nhiễm khuẩn huyết.
  • Đi tiêu phân có lẫn máu.
  • Viêm đường ruột, viêm dạ dày.
  • Mất nước, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và người già.

[key-takeaways title=”Nhiễm vi khuẩn Salmonella nặng khi nào?”]

Tình trạng nhiễm khuẩn Salmonella có thể trở nặng ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. Một vài chủng loại của vi khuẩn Salmonella có thể gây bệnh sốt thương hàn. Và một số khác có thể gây chết người (trường hợp hiếm gặp). Tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ khi cơ thể liên tục có nhiều biểu hiện.

[/key-takeaways]

3. Nguyên nhân khiến cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella

Nguyên nhân bị nhiễm vi khuẩn Salmonella là gì?
Nguyên nhân bị nhiễm vi khuẩn Salmonella là gì?

Vi khuẩn Salmonella thường sống trong ruột của con người; các loài động vật; và chim. Phần lớn mọi người bị nhiễm vi khuẩn Salmonella do tiêu thụ thực phẩm; hoặc nước có chứa vi khuẩn. 

Bên cạnh đó, người bị nhiễm vi khuẩn Salmonella có thể lây sang người khác nếu họ KHÔNG rửa tay sau khi đi vệ sinh; và chạm vào các bề mặt chung của mọi người. Tựu chung, những nguyên nhân khiến cơ thể bị nhiễm Salmonella bao gồm:

  • Thức ăn và nước uống bị nhiễm bệnh: Thịt, gia cầm, trứng và hải sản sống, sữa chưa tiệt trùng, rau củ trái cây sống, thực phẩm được bảo quản và xử lý không đúng cách…
  • Các bề mặt bị nhiễm trùng: Nguy cơ nhiễm trùng cũng có thể xảy ra nếu bạn chạm vào bề mặt bị nhiễm khuẩn và sau đó đưa tay vào miệng, cầm hay chế biến thức ăn…
  • Vật nuôi bị nhiễm bệnh và các động vật khác: Các loài động vật, vật nuôi trong nhà (chim và bò sát) là những đối tượng có thể mang vi khuẩn Salmonella. Một số ý kiến cho rằng đôi khi một vài loại thức ăn cho vật nuôi có thể nhiễm khuẩn Salmonella và là nguồn lây nhiễm cho động vật.

>> [Hướng dẫn] Vệ sinh vùng kín nam đúng cách và sạch sẽ

4. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella?

Theo các chuyên gia, bên cạnh những nguyên nhân kể trên; những yếu tố làm tăng nguy cơ và khiến bạn dễ bị nhiễm khuẩn Salmonella bao gồm:

  • Tiếp xúc gần: Tiếp xúc với người bị nhiễm khuẩn, vật nuôi; hoặc khu vực có nhiều người bệnh,..
  • Các vấn đề về sức khỏe: Bạn có mắc một số bệnh nền như bệnh gan, viêm ruột, nhiễm HIV / AIDS; bệnh hồng cầu lưỡi liềm, sốt rét, ung thư; rối loạn dạ dày, hoặc bạn là người có cấy ghép nội tạng,..

>> Xem thêm: Whitmore là bệnh gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

5. Chẩn đoán và điều trị khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella

Những thông tin sau đây được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Do đó, bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ khi thấy cơ thể có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nhé.

5.1 Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng, hỏi về các triệu chứng mà bạn gặp phải. Bạn có thể cần phải xét nghiệm máu; hoặc phân để tìm vi khuẩn Salmonella.

5.2 Điều trị

Như đã đề cập, khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella thường kéo dài từ 4 – 7 ngày; cũng như có thể sẽ tự khỏi nếu ở trường hợp bệnh nhẹ, không gây ảnh hưởng sức khỏe.

Tiếp theo, cách làm giảm các triệu chứng, hoặc hỗ trợ điều trị tình trạng cơ thể bị nhiễm Salmonella bao gồm:

  • Uống đủ nước (chất lỏng): Mục tiêu của điều trị nhiễm khuẩn salmonella là ngăn ngừa nguy cơ mất nước. Bạn hãy tham khảo bác sĩ rằng bạn nên sử dụng chất lỏng nào và với hàm lượng bao nhiêu mỗi ngày là tốt nhất cho cơ thể. Bạn cũng có thể cần uống một dung dịch bù nước như ORS. Vì ORS giúp cân bằng nước, muối và đường để thay thế dịch cơ thể.
  • Dịch truyền tĩnh mạch: Trường hợp mất nước nghiêm trọng, các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân truyền dịch tĩnh mạch (IV).
  • Thuốc kháng sinh: Đôi khi, các bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh cho những người bị bệnh nặng. Kháng sinh cũng có thể hữu ích đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người bị một số bệnh mạn tính nhất định.

>> Xem ngay: Cách sơ cứu cho người bị ngộ thực phẩm do nhiễm vi khuẩn Salmonella

6. Cách phòng ngừa bị nhiễm vi khuẩn Salmonella

Cách phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Salmonella

Để ngăn chặn và phòng ngừa vi khuẩn salmonella gây bệnh, bạn nên tuân thủ những điều sau:

6.1 Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Ăn chín, uống sôi: Trước khi ăn, bạn cần nấu chín đồ ăn (nhất là các loại thịt, đặc biệt là thịt gia cầm), hãy đảm bảo rằng bạn đã đun nóng đến nhiệt độ đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn. Tuyệt đối không ăn thịt gia cầm, hải sản hoặc các loại thịt, trứng chưa nấu chín. Và chỉ uống sữa tiệt trùng.

Chế biến thực phẩm đúng cách: Rã đông thịt và gia cầm trong tủ lạnh thay vì ở nhiệt độ phòng.Thức ăn còn dư cần bảo quản trong tủ lạnh đúng cách, tách riêng thực phẩm sống và chín nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây lan chéo.

>> Xem ngay: Ăn uống Healthy là gì? Nguyên tắc và 14 thực đơn cho người mới bắt đầu

6.2 Giữ vệ sinh tay – chân – miệng

Rửa tay thật kỹ, đúng cách và đúng thời điểm: Bạn hãy rửa tay thật sạch trong nước ấm, xà phòng trong 20 giây trước và sau khi xử lý thực phẩm. 

Bên cạnh đó, bạn nên rửa trái cây, rau dưới vòi nước chảy. Vệ sinh các dụng cụ chế biến thức ăn cũng như nhà bếp sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn này.

6.3 Chăm sóc và quản lý vật nuôi (nếu có)

Bạn cần ngăn chặn vật nuôi sinh hoạt ở những khu vực bạn cho trẻ ăn hoặc tắm.

Nếu gia đình bạn có con nhỏ dưới 5 tuổi; hoặc người lớn tuổi; hoặc người có hệ miễn dịch kém. Tốt nhất,  bạn nhất quyết không nên nuôi các bất kỳ loài bò sát; hoặc lưỡng cư nào trong nhà.

>> Bạn có thể đọc thêm: Tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không?

[key-takeaways title=”LƯU Ý CHUNG”]

Bạn tuyệt đối không được đi bơi khi bạn đang bị tiêu chảy. Trẻ đang bị tiêu chảy cũng không nên cho con đến trường học cùng các bạn.

[/key-takeaways]

Tóm lại, vi khuẩn salmonella gây bệnh gì, thì là gây bệnh tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm nói chung. Và bệnh này có nguy hiểm không, thì không có câu trả lời chính xác, nếu chưa biết tình trạng. Cách tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan.

By Huỳnh Phong

Senior Writer at HelloBacsi & MarryBaby

Expertise in healthcare, parenting and psychological content development, keyword research, and content planning to drive organic traffic and enhance online visibility.