Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh không khóc ngay sau khi sinh có sao không?

Tiếng khóc chào đời của trẻ vừa mới sinh là một dấu hiệu vui mừng và tràn đầy cảm xúc dành cho cha mẹ, cũng như đội ngũ bác sĩ hộ sinh.

Vậy trường hợp trẻ sơ sinh không khóc, đặc khi ngay sau khi sinh thì có sao không? Mặc dù không phổ biến, nhưng cha mẹ rất nên biết về hiện tượng này.

1. Vì sao trẻ sơ sinh thường hay khóc sau khi sinh?

Trên thực tế, khi trẻ còn trong bụng mẹ và trong giai đoạn từ 20 – 28 tuần thai, trẻ đã có thể thở qua dây rốn; và khóc khi nhận được những kích thích và rung động từ bên ngoài bụng mẹ.  

Tuy nhiên, tiếng khóc quan trọng hơn chính là tiếng khóc ngay khi bé chào đời. Khi con chào đời và đột ngột vào môi trường mới, trẻ sẽ cất tiếng khóc đầu tiên. Việc trẻ cất tiếng khóc giúp đẩy các chất lỏng ra khỏi phổi để trẻ có thể hít thở bình thường.

Bên cạnh đó, trong quá trình sinh nở, đặc biệt là khi mẹ chọn sinh thường. Có thể mẹ sẽ nín thở một lúc để dùng sức đẩy con ra khỏi bụng; và việc này sẽ làm tăng lượng CO2 trong máu của con. Và khi ra khỏi bụng mẹ, trẻ buộc phải khóc để tống lượng CO2 còn sót lại.

Đó chính là những lý do mà trẻ cần phải cất tiếng khóc đầu tiên sau khi vừa mới sinh.

[key-takeaways title=”Có phải tất cả trẻ đều khóc ngay sau sinh?”]

Câu trả lời là KHÔNG. Mặc dù, tiếng khóc khi chào đời là dấu hiệu để nhận biết là con của cha mẹ khỏe mạnh. Tuy nhiên, trẻ sau khi sinh có thể khóc, hoặc không khóc, hoặc cất tiếng khóc chậm hơn sơ với những đứa trẻ khác.

[/key-takeaways]

>> Cha mẹ nên xem thêm: Colic – Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh

2. Trẻ sơ sinh không khóc khi vừa mới sinh có sao không?

Trẻ sơ sinh không khóc có sao không?
Trẻ sơ sinh không khóc ngay sau khi sinh có sao không?

Năm 2020, một khảo sát trên 19.997 ca sinh từ 4 bệnh viện lớn ở Nepal, được tổng hợp từ Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ NCBI. Các bác sĩ đã chia ra 2 nhóm đối tượng cụ thể là, trẻ sơ sinh không khóc; và trẻ sơ sinh không khóc và cũng không thở sau khi sinh.

Kết quả cho thấy:

  • Trẻ không khóc nhưng có thể thở là 11,1%.
  • Trẻ không khóc và không thở là 5,2%.

[key-takeaways title=”Vậy trẻ sơ sinh không khóc sau khi sinh có sao không?”]

Câu trả lời là có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị tử vong, đặc biệt là những trẻ không khóc và không thở từ 1 – 5 phút sau khi sinh. Và đối với những trẻ không khóc nhưng thở được phải cần được bác sĩ chăm sóc đặc biệt. 

[/key-takeaways]

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách bế trẻ sơ sinh “chuẩn” theo từng giai đoạn tuổi

3. Nguyên nhân khiến trẻ không khóc sau khi sinh

nguyên nhân bé không khóc
Nguyên nhân trẻ sơ sinh không khóc sau sinh là gì?

Có thể không chính xác, nhưng có thể khoanh vùng một số nguyên nhân khiến trẻ không khóc sau khi sinh, là, sinh mổ; do sinh non trước 37 tuần; hoặc do mẹ sử dụng thuốc giảm đau trước khi sinh.

Theo đó, nếu trẻ không khóc, hoặc khóc yếu ớt sau khi sinh, cha mẹ cần lập tức nhờ đến sự can thiệp của đội ngũ bác sĩ, và y tá hộ sinh. Thông thường, bác sĩ sẽ vỗ lưng, chà xát lưng và bóp tay chân cho bé để trẻ bật khóc.

Về mặt y khoa, cũng như theo thông tin của Bộ Y Tế, khi gặp hiện tượng trẻ sơ sinh không khóc lúc vừa mới sinh, ngoài những hành động như vỗ lưng, bóp tây chân, các bác sĩ có thể thực hiện đánh giá chỉ số Apgar. Một chỉ số để đánh giá khả năng sống sót của trẻ vừa mới sinh.

Các phần của điểm số Apgar là:

  • A – Ngoại hình (màu da).
  • P – Pulse (nhịp tim).
  • G – Nhăn mặt (phản xạ khó chịu/phản ứng).
  • A – Hoạt động (cơ bắp săn chắc).
  • R – Hô hấp (khả năng thở).

>> Cha mẹ nên xem thêm: Chỉ số Apgar là gì? Hiểu cách bác sĩ đánh giá chỉ số Apgar

Tóm lại, hiện tượng trẻ sơ sinh không khóc, đặc biệt là trẻ không khóc khi vừa mới sinh là một vấn đề quan trọng và cần có sự can thiệp ngay của đội ngũ bác sĩ hộ sinh trong ca mổ. Vì đây là một dấu hiệu cho thấy trẻ cần được thực hiện hồi sức cấp cứu ngay.

By Huỳnh Phong

Senior Writer at HelloBacsi & MarryBaby

Expertise in healthcare, parenting and psychological content development, keyword research, and content planning to drive organic traffic and enhance online visibility.