Trong bài viết này, Marrybaby sẽ chỉ ra các dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh để cha mẹ kịp thời can thiệp và điều trị.
1. Tại sao trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa?
Viêm tai giữa (otitis media – OM) là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng gây ra các triệu chứng sưng, đau, sốt, chảy dịch.
Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, và phổ biến là trẻ sơ sinh và trẻ từ 2 -3 tuổi. Trẻ bị viêm tai giữa thường bắt nguồn từ 3 nguyên nhân sau:
1.1 Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu
Không riêng hệ miễn dịch ở tai, mà là toàn bộ cơ thể của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Lúc này, do hệ miễn dịch còn yếu nên không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Dễ nhất là vi khuẩn tấn công từ vùng hầu họng lên tai, thông qua ống Eustachian.
1.2 Cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chỉnh
Viêm tai giữa thường xảy ra là do cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn thiện. Cụ thể là ống thính giác (Eustachian tube).
Ống thính giác có chức năng cân bằng áp suất giữa tai ngoài và tai giữa, cũng như nhờ lớp nhung mao sẽ đẩy ráy tai ra ngoài. Nhưng do tình trạng ống thính giác của trẻ chưa hoàn chỉnh, nên ống có thể bị đóng lại. Kéo theo tình trạng chất thải bị tồn đọng; tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
1.3 Tai mũi họng thường kéo theo bệnh viêm tai giữa
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể xảy ra do biến chứng từ các bệnh lý về Tai – Mũi – Họng. Trong đó có thể kể đến như viêm VA, viêm amidan, viêm họng, viêm xoang,..
>> Cùng chủ đề: Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé? Hiểu về chứng lác mắt ở trẻ
2. Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?
Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
2.1 Sốt lên tới 39 độ C
Hơn 50% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị viêm tai giữa; hoặc nhiễm trùng tai đều có biểu hiện đầu tiên là trẻ bị sốt cao lên tới 39 độ C.
2.2 Trẻ dùng tay dụi hoặc kéo vành tai
Theo phản ứng thông thường khi trẻ bị đau và khó chịu ở tai, con sẽ có biểu hiện dùng tay chạm và kéo vành tai liên tục.
2.3 Trằn trọc, khó ngủ và hay quấy khóc
Cảm giác đau đớn khi bị viêm tai giữa sẽ khiến trẻ cáu kỉnh và quấy khóc bất thường. Mẹ có thể nhận thấy em bé khóc nhiều hơn khi đặt con nằm xuống. Chính vì cảm giác đau này sẽ kéo theo tình trạng con bị trằn trọc, khó ngủ; hoặc mất ngủ cả ngày lẫn đêm.
>> Mẹ nên đọc thêm: Trẻ sơ sinh nằm sấp có nên hay không?
2.4 Chán ăn và bú kém
Trẻ gặp vấn đề về ăn uống và tiêu hóa cũng là dấu hiệu có liên quan khi trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa. Đặc biệt là khi con bú sữa mẹ.
Việc bú sữa, và nuốt thường tạo ra sự thay đổi về áp suất bên trong tai. Chính vì thế, khi mẹ cho con bú và nhận thấy con khóc, khó chịu; hoặc không thèm bú thì rất có thể là trẻ đang gặp khó chịu ở tai – mũi – họng.
2.5 Không hoặc ít phản ứng khi có âm thanh, tiếng động
Các dây thần kinh chịu trách nhiệm gửi tín hiệu âm thanh đến não phần lớn nằm ở vùng tai giữa. Chính vì thế, khi tai giữa của trẻ bị viêm và tích tụ mủ, tình trạng này sẽ cản trở quá trình truyền tín hiệu âm thanh từ tai đến não.
>> Mẹ nên đọc thêm: Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è? Cha mẹ nên biết
2.6 Tai của trẻ bị chảy mủ màu trắng đục, vàng nâu
Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là tai của trẻ bị chảy mủ ra từ bên trong. Và dịch chảy ra từ tai sẽ khác với ráy tai thông thường.
Khi trẻ bị viêm tai giữa, dịch mủ tiết ra có thể có màu trắng, vàng, xanh lá cây; thậm chí là có cả máu và đi kèm với mùi hôi. Khi dịch thoát ra ngoài, áp lực trong tai, và cơn đau có thể lắng xuống. Tuy nhiên cha mẹ vẫn nên cẩn thận khi chăm sóc trẻ để tránh nhiễm trùng tái phát.
2.7 Thấy sự cáu kỉnh, khó chịu ở trẻ sơ sinh – dấu hiệu viêm tai giữa
Do viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh khiến bé đau đớn, khó chịu, nên bé sẽ có dấu hiệu cáu kỉnh. Đây cũng có thể là cách để trẻ sơ sinh giao tiếp với mẹ rằng bé đang có vấn đề với cơ thể của mình.
>> Mẹ có thể muốn biết: Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng có sao không?
3. Điều trị viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Thông thường, các dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh sẽ thường mất và tự khỏi sau 2-3 ngày. Nhưng trong trường hợp nặng hơn, cha mẹ sẽ cần đưa con đi khám với bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng; hoặc bác sĩ chuyên khoa Nhi.
Cha mẹ cần lưu ý thêm một số điều sau:
- NÊN hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
- KHÔNG NÊN làm sạch tai của con bằng bông gòn, hay các bông tâm.
- KHÔNG NÊN tự ý dùng các loại nhỏ giọt trị bệnh viêm tai để nhỏ vào tai của con.
- KHÔNG NÊN tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau mà không có chỉ định của bác sĩ.
>> Mẹ nên đọc thêm: Trẻ bị ngã từ trên giường xuống đất, điều cha mẹ nên làm ngay
4. Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể được phòng tránh bằng những cách sau:
- NÊN giữ ấm cho con, đặc biệt là vùng đầu và tai.
- NÊN kiểm tra và chích ngừa phế cầu khuẩn cho con.
- NÊN cho con bú sữa mẹ thay vì chỉ uống sữa công thức.
- HẠN CHẾ để con tiếp xúc với khói thuốc lá, đặc biệt các ông bố.
>> Xem thêm: Phòng tránh dấu hiệu viêm tai giữa và mùi hôi ở tai của trẻ sơ sinh
Tóm lại, dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh mà Marrybaby đã nêu ở trên, gần như là các trường hợp có thể xảy ra. Tuy nhiên không hẳn là tất cả. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về bệnh lý của con, cha mẹ nên ưu tiên cho con đi khám với bác sĩ.